K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2018

Bài làm

Tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta là như thế đó, nhưng chính con người chúng ta lại hủy hoại môi trường của chúng ta, hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Thật đáng trách những ai thiếu ý thực bảo vệ môi trường.

Từ xưa đến nay, cuộc sống hàng ngày của con người chúng ta luôn gắn bó và chịu tác động rất lớn của môi trường sống chung quanh. Vì vậy mà chúng ta phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường sống. Quan tâm đến việc bảo vệ môi trường là quan tâm đến chính cuộc sống của mỗi con người chúng ta và cho cả xã hội.

Trước tiên, ta phải hiểu cho thật đúng, cho thật toàn diện về hai từ: “môi trường". Môi trường được chia ra làm hai loại là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên đó là không khí hàng ngày chúng ta hít thở, là nguồn nước, là lương thực, thực phẩm mà chúng ta dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta hàng ngày. Sống trong một không gian khoáng đãng, không khí trong lành; được uống những dòng nước sạch không bị ô nhiễm, ăn những thức ăn tự nhiên, không bị nhiễm hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hàn the,… thì sức khỏe của chúng ta sẽ rất tốt, ít đau ốm, ít mắc phải những bệnh nan y và đặc biệt là tuổi thọ của chúng ta sẽ được kéo dài. Và ngược lại, sống trong một môi trường quá ô nhiễm, ăn uống những lương thực, thực phẩm bị nhiễm chất độc thì sức khỏe của chúng ta sẽ không tốt, chúng ta sẽ mắc nhiều bệnh tật, nhất là những bệnh nan y như ung thư, chúng ta không thể sống lâu được.

Tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống của chúng ta là như thế đó, nhưng chính con người chúng ta lại hủy hoại môi trường của chúng ta, hủy hoại cuộc sống của chúng ta. Thật đáng trách những ai thiếu ý thực bảo vệ môi trường. Nạn chặt phá rừng bừa bãi đã dẫn đến lũ lụt ngày càng kinh hoàng, núi lở, đất chuồi, cướp đi biết bao sinh mạng của con người. Nạn các nhà máy thải nước thải chưa qua xử lí trực tiếp xuống những dòng sông, những kênh hồ đã làm nên những dòng sông chết, những kênh rạch chết. Còn đâu dòng nước trong xanh, từng đàn cá lội như ngày xưa nữa, đất đai ven những con sông nay không còn trồng trọt được. Chúng ta cần lên án, cần đòi hỏi luật pháp trừng trị thích đáng những kẻ chỉ vì cái lợi nhỏ cho cá nhân, gia đình mà đang tâm dùng những hóa chất độc hại cho vào thức ăn, gieo rắc bệnh tật và chết chóc cho hao nhiêu người khác.

Bên cạnh môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng tác động không nhỏ lên đời sống con người. Nếu sống trong môi trường xã hội lành mạnh, công nằng, trong sáng thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Và ngược lại nếu sống trong một môi trường xấu xa, đầy rẫy những cái ác, cái xấu thì cuộc sống của chúng ta, nhất là tuổi trẻ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, dễ bị sa ngã, đánh mất cuộc đời mình.

Tóm lại, môi trường hiện nay là một vấn đề lớn, được cả thế giới quan tâm. Mỗi con người chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường, luôn giữ cho môi trường tự nhiên và môi trường xã hội luôn được trong sạch, vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta vậy.

#

TK#

Hiện nay, ô nhiễm môi trường đã và đang là vấn đề nhức nhối trong toàn xã hội. Ô nhiễm môi trường được hiểu là tình trạng môi trường sống, hệ sinh thái của Trái đất xuất hiện những chất độc hại, chất bẩn gây tác động xấu đến sự phát triển của tự nhiên và con người. Đi cùng với những tiến bộ trong khoa học công nghệ, ô nhiễm môi trường nổi lên như một hệ quả xấu mà nguyên nhân chính đến từ ý thức của chính con người trong xã hội. Cụ thể, qua các phương tiện thông tin đại chúng, ta có thể thấy tràn ngập các con số thống kê, hình ảnh chân thực về hiện trạng ô nhiễm ở cả môi trường đất, nước và không khí. Hầu hết rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, hóa chất đều không được xử lí triệt để mà thải thẳng ra sông, hồ, biển hoặc chôn xuống lòng đất; khói thải trực tiếp vào không khí. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là hiệu ứng nhà kính và băng tan, đe dọa đến sự sống của không chỉ con người mà còn của toàn bộ giới tự nhiên. Có thể khẳng định, nguyên nhân chính của tình trạng này là do ý thức bảo vệ môi trường của con người quá kém. Vì vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần có các biện pháp mạnh để cải thiện ý thức người dân, cải tạo lại tự nhiên và giảm thiểu đến mức tối đa lượng rác thải, khí thải bởi bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Hiện nay ở địa phương em dù luôn nêu cao tinh thần bảo vệ môi trường luôn xanh sạch đẹp, thường xuyên phát động các phong trào thu gom giấy rác, nhựa thải bảo vệ môi trường thế nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn còn tiếp diễnrác thải sinh hoạt người dân vẫn còn tràn lan ở các cống, rãnh, mặt đường,... Người dân vẫn còn lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm nguồn đất và nước khi vứt vỏ thuốc sâu tại ao,ruộng. Mọi người thường xuyên đốt rác không đúng quy trình, đốt than... gây ô nhiễm không khí.
4 tháng 5 2022

Em cảm thấy môi trường hiện nay đã bị con người làm bẩn đi rất nhiều. Như việc các nhà máy xi măng , nhà máy xăng dầu làm việc tạo ra khí thải . Chính việc nhỏ nhất như vứt rác đúng nơi quy định cũng là một điều khó lắm hay sao ? Mà mọi người ko ai chịu vứt rác đúng chỗ vậy . Bởi vì ai cũng nghĩ vứt một vài mẩu rác như vậy thì sẽ có những bác lao công dọn , nhưng ko mỗi người đều có suy nghĩ như vậy thì mỗi người vứt 1 ít thì sẽ thành nhiều , cũng ko ai đi theo dọn rác cho chúng ta phía sau . Vì vẫy chúng ta nên giữ gìn và bảo vệ môi trường . ( có thể bớt lại một số câu nhé , vì mình viết thật lòng nên là hơi dài )

4 tháng 5 2022

Em cảm thấy môi trường hiện nay đã bị con người làm bẩn đi rất nhiều. Như việc các nhà máy xi măng , nhà máy xăng dầu làm việc tạo ra khí thải . Chính việc nhỏ nhất như vứt rác đúng nơi quy định cũng là một điều khó lắm hay sao ? Mà mọi người ko ai chịu vứt rác đúng chỗ vậy . Bởi vì ai cũng nghĩ vứt một vài mẩu rác như vậy thì sẽ có những bác lao công dọn , nhưng ko mỗi người đều có suy nghĩ như vậy thì mỗi người vứt 1 ít thì sẽ thành nhiều , cũng ko ai đi theo dọn rác cho chúng ta phía sau . Vì vẫy chúng ta nên giữ gìn và bảo vệ môi trường . ( có thể bớt lại một số câu nhé , vì mình viết thật lòng nên là hơi dài 

29 tháng 4 2021

-Môi trường hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề khiến cho các loài sinh vật sống bị ảnh hưởng (chất thải từ nhà máy đổ xuống làm chết cá,.)

-Biện pháp:

+)Trồng nhiều cây xanh.

+)Không xả rác bừa bãi .

+)Tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường.

+)Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

30 tháng 4 2021

bn không chép mạng đó chớ ?

21 tháng 12 2016

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu . Ở các quốc gia tiên tiến , vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường rất được chú trọng nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. Đáng buồn thay, ở nước ta, hiện tượng vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng , không giữ gìn vệ sinh đường phố rất phổ biến. Việc làm này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng này.

Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng . Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo , người ta vứt que, vứt giấy xuống đất . Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối , vứt lon , vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Công viên, nơi được xem là có bầu không khí trong lành, sạch đẹp, giúp con người thư giản, hay chùa chiền, vốn là nơi tôn nghiêm cũng không tránh khỏi hiện tượng này. Bến tàu, nhà ga, kênh rạch đâu đâu cũng có rác. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ ,ao, sông rạch và ra đường. Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng ,cống bị tắt nghẽn. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. Biểu hiện cụ thể ở một số sinh viên làm gia sư. Họ thường đứng ở các ngã ba, ngã tư đường để phát tờ rơi quảng cáo nhóm gia sư của mình một cách bừa bãi khiến khắp đường phố rải rác đầy những tờ rơi. Trong lớp học, sân học, học sinh cũng ngang nhiên xả rác ở hộc bàn, góc lớp, hành lang,… Nguy hiểm hơn cả là tình trạng bệnh viện chôn rác xuồng lòng đất ngay bên cạnh khu dân cư, hay mới đây là vụ nhà máy bột ngọt Vedan đã thải nước xuống dòng sông Thị ***** mấy chục năm biến dòng sông thành dòng sông chết.

Vậy do đâu mà hiện tượng xả rác bừa bãi lại tràn làn như vậy? nguyên nhân Đầu tiên là do những thói quen xấu lười biếng và lối sống lạc hậu ích kỷ chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số người . Họ sống theo kiểu
“Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn ”
Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc ai . Những nơi công cộng không phải là của mình , vậy thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong, đã có đội vệ sinh lo dọn dẹp. Cách nghĩ như thế thật là thiểu cận và nguy hại làm sao. Nguyên nhân tiếp theo là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì người ta mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự lớp phải thường xuyên nhắc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Nhưng xã hội là một phạm vị rộng lớn hơn lớp học rất nhiều. Mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ thời gian để đi nhắc nhở từng người một . Không được nhắc nhở , con người ta lại quay về với thói quen trước kia . Việc giáo dục ý thức giữ gìn , bảo vệ môi trường sống chưa được quan tâm đúng mức , chưa được tổ chức thường xuyên . Mặc dù trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những chương trình kêu gọi ý thức bảo vệ môi trường của con người nhưng chúng quá ít ỏi , không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu và học hòi của người dân . Do đó mà trình độ hiểu biết của người dân còn thấp dẫn đến thái độ tuân thủ nội quy nơi công cộng chưa đi vào nề nếp. Một phần là do sự quản lý, kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, kém hiệu quả, …chưa có hình thức xử lý nghiêm khắc những cá nhân, đơn vị, công ty vi phạm, hay nói cách khác là biết mà làm ngơ. Cứ thử phạt thật nặng một người nào đó xả rác ra đường phố làm gương, thì còn ai dám xả rác nữa.

Với tình hình vứt rác bừa bãi hiện nay, thì những hậu quả kéo theo nó cũng không phải nhỏ. Trước tiên là gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Rác bị xả bừa bãi liên tục, ngày càng nhiều nếu không được thu dọn sẽ bốc mùi, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm nặng do dân cư ven các con sông thải chất thải sinh hoạt xuống sông, tệ hại hơn, họ còn ném xác gia cầm bị H5N1 xuống sông. Người dân chẳng may sử dụng phải nguồn nước nay, hay sống gần những bải rác sẽ dễ mắc các bệnh về đường ruột, bệnh ngoài da, ệnh đau mắt hột…Đặc biệt gần đây ở nước ta có nhiều người tử vong vì bị tiêu chảy cấp do nhiễm khuẩn tả từ nước bị ô nhiễm. Về vấn đề kinh tế mà nói, ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất là ngành nuôi trồng thủy sản. Do môi trường sinh thái bị ô nhiễm, cá tôm chết nhiều hoặc bị bệnh tác hại nghiêm trọng đến sản lượng, kinh tế người dân và tốn kém nhiều tiền bạc trong việc cải tạo môi trường. Rác trong lớp học, sân trường, nếu không thu dọn kịp thời sẽ bốc mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiếp thu bài của học sinh, sự truyền đạt kiến thức của giáo viên và còn làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngôi trường. Và độc hại hơn cả, là rác thải y tế với những mầm bệnh ung thư, nước nhiễm chì, nhiễm bẩn. Rác tồn đọng, ứ lại trên các kênh rạch, cống rãnh gây nên ngập lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng đến đời ống của người dân, nhà nước, địa phương phải tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để thuê nhân công thu dọn, nạo vét, khai thông cống rãnh, ao hồ, kênh rạch. Và một thiệt thòi đối với nước ta nếu hiện tượng xả rác còn tràn lan là sẽ để lại ấn tượng không tốt đẹp cho khách du lịch. Thử hỏi còn ai dám đến tham quan một đất nước đầy rác ngoài phố, mùi hôi khó chịu, mất vệ sinh!!? Lúc ấy, chúng ta sẽ mất một nguồn lợi khá lớn về du lịch.

Vậy làm thế nào để giảm thiểu được hiện tượng xả rác này. Nhà trường phối hợp với các ban ngành thướng xuyên nhắc nhở, tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mọi người về việc giữ gìn vệ sinh. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những học sinh có thói quen vứt rác bừa bãi. Đối với người dân vi phạm thì họp tổ dân phố kiểm điểm. Còn công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt . Tốt nhất là các cơ quan nhà nước cần đưa ra những bộ luật thật cụ thể về vấn đề xâm hại môi trường.

Hành vi xả rác nơi công cộng đang là vấn đề đau đầu của các cơ quan chức . Bảo vệ môi trường là bảo vệ năng bởi mức thiệt hại cảu nó đối với XH, sự sống của mọi người, vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh-sạch-đẹp

21 tháng 12 2016

Trước nay, mục tiêu chủ yếu của nước ta vẫn là tăng trưởng kinh tế để nhanh chóng đưa đất nước ra khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng một khi đã thoát nghèo, thậm chí một bộ phận xã hội lại rất giàu, thì cần phải nghiêm túc bảo vệ môi trường chứ không chỉ nói suông. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển con người và sinh vật. Các nhà khoa học từ lâu đã cảnh báo Việt Nam đang phải đương đầu với các vấn đề về môi tniờng như nạn phá rừng, khai thác quá mức tài nguyên sinh học, tài nguyên đất xuống cấp, thiếu nguồn nước ngọt trong khi ô nhiễm ngày càng tăng, dân số tăng nhanh dẫn đến đói nghèo. Cảnh báo trên, ít nhiều được một số người có trách nhiệm quan tâm nhưng do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, các chủ trương chính sách và các biện pháp đưa ra không đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống làm cho chất lượng sống của người dân thực sự đã vào mức báo động đỏ. Đã đến lúc Việt Nam nên đặt lại mục tiêu phát triển cho đúng đắn hơn.

Một vài ví dụ để minh chứng: Lúc trước, ta tạm chấp nhận hi sinh một con sông để một nhà máy xả nước thải chưa qua xử lí đổ ra sông này, để giúp địa phương thu thêm thuế, GDP được tăng lên. Bây giờ thì phải biết quý trọng nguồn nước. Khá nhiều sông rạch ở ngoại thành TPHCM không còn thủy sản, dân không dám dùng nước dù là để tắm rửa, thậm chí tàu nước ngoài (Nhật Bản, Singapore) tẩy chay không vào sông Thị Vải vì sợ ô nhiễm làm hư hại vỏ tàu. Rõ ràng các trường hợp này là lợi hoàn toàn bất cập hại, dù các nhà máy có tăng nguồn ngân sách cho ta bao nhiêu chăng nữa. Lúc trước, ta tạm chấp nhận hi sinh một khoảnh môi trường, một cộng đồng nghèo khó để một công ti đặt nhà máy phá dỡ tàu biển với cùng mục đích giúp chính quyền có thêm thuế, GDP được tăng lên. Bây giờ phải nhất quyết chống lại ô nhiễm chất thải độc hại vốn rất tốn kém để xử lí, mà không xử li thì hậu quả có thể kéo dài trong nhiều thế hệ con người. Cái giá cho tương lai như vậy là quá đắt.

Khi xưa, ta tạm cho nhập khẩu thiết bị second-hand để sử dụng trong khi còn nghèo khó. Kết quả là một số lớn máy vi tính cũ, tuy rẻ nhưng thật ra dùng chẳng được bao lâu, lại thải ra nhiều chất độc hại khi thanh lí. Tác động như trên cho thấy tiết kiệm không bao nhiêu và chỉ giúp một thành phần nhỏ trong xã hội mà tác hại thì lan rộng. Cái giá cho tương lai như vậy là quá đắt.

Thế nào là chất thải độc hại? cần hiểu rằng trong các chất thải, thì chất thải độc hại là đáng sợ nhất, tác động về lâu dài và tương tác lẫn nhau. Đặc tính “lâu dài” thì ai cũng hiểu nhưng khó lường trước cho xác thực, làm sao biết xỉ từ việc phá dỡ tàu biển bao năm nữa sẽ gây tác hại, và tác hại bao lâu? 20 năm hay 50 năm? Đặc tính “tương tác” thì chúng ta càng mù mờ hơn nữa.

Nếu lấy một mẫu nước thử nghiệm, ta thấy mỗi chất độc hại đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép thì đừng vội mừng. Có dăm bảy chất độc hại đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép thì còn tạm chấp nhận được. Có đến vài chục chất độc hại, mỗi chất tuy nằm dưới tiêu chuẩn cho phép nhưng lại tương tác với nhau gây hiệu ứng độc hại như thế nào thì ta không thế lường được.

Ví dụ về sự tương tác, theo tiêu chuẩn thì chất A chỉ gây hại từ mức 1 mg/1 trở lên, và chất B cũng thế. Như vậy, nếu một mẫu nước chứa 0,5 mg/1 chất A và 0,5 mg/1 chất B thì là vô hại chăng? Chưa chắc! Tiêu chuẩn trên chỉ xét từng trường hợp đơn lẻ của chất A và chất B chứ không tính đên sự hiện diện của cả hai chất. Khi hiện diện cùng nhau thì mức gây hại cùa một chất đặc thù có thể bắt đầu sớm hơn dù ở hàm lượng nhỏ hơn. Thật ra, vấn đề này không có gì mới. Từ ngày xưa đến giờ, trong ngành dược đều nói đến việc cấm kỵ dùng một loại thuốc X cùng với một loại thuộc Y nào đó, nhưng dùng hai loại thuốc riêng rẽ, vào những lúc khác nhau thì lại tốt cho còn bệnh.

Trong thập niên 1980, người ta tìm ra hàng trăm chất độc hại trong con sông này, mỗi chất đều nằm dưới tiêu chuẩn cho phép của nước uống, nhiều chất có hàm lượng rất nhỏ (nhỏ hơn microgram, tức phần triệu của gram) mà nhờ phương tiện phân tích cải tiến hiện đại nhất mới phát hiện được. Trước đó, danh sách các chất phát hiện được còn ngắn nên người ta an tâm. Bây giờ, vấn đề đặt ra cho các nhà khoa học là với hàng trăm chất độc hại cùng hiện diện tuy rằng ở hàm lượng rất nhỏ như thế thì tầm mức độc hại tương tác là như thế nào? Ngay một nước tiên tiến như Canada còn chưa dám trả lời! Riêng các nhà khoa học Canada cũng bày tỏ e ngại khi họ phải uống nước từ nguồn sông Ottawa! Từ đó đến nay, các nghiên cứu thêm vẫn chưa đưa ra lời giải đáp cụ thể vì phải xem xét hàng nghìn mối tương tác khác nhau!

Nghiên cứu như thế là quá tốn kém, thậm chí vượt quá nguồn lực một nước giàu có như Canada! Thế là người ta thở than giá biết thế thì đã ngàn chặn ô nhiễm ngay từ đầu, chứ bây giờ nghiên cứu tầm mức độc hại do ô nhiễm thì là “nhiệm vụ bất khả thi!" Tiếc thay lịch sử lại không có 2 từ “giá như”

Lời thở than còn nghiêm trọng hơn với trường hợp Ngũ Đại hồ (Great Lakes) nằm giữa Canada và Mỹ, là nguồn nước uống cho 2/3 dân số Canada và hàng triệu người Mỹ. Điều không may là năm hồ vĩ đại này cũng tiếp nhận chất thải độc hại thải ra từ vô số các nhà máy nằm dọc ven bờ năm hồ này. Người ta đã phân tích được hơn 800 chất độc hại trong nước của năm hồ, nhiều chất trong số này được biết đã gây ung thư cho loài vật thí nghiệm.

Vấn nạn vẫn thế, chưa có chất nào vượt tiêu chuẩn nước uống cho phép, nhiều chất có hàm lượng rất nhỏ, nhưng mối tương tác của hơn 800 chất độc hại này cộng lại với nhau đến đâu thì ngay cả các nhà khoa học chuyên ngành cũng chưa đánh giá hết được. Huống chi ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp, nguồn nước, lớp đất ở nhiều nơi đang chứa chất độc hại vượt mức cho phép nhiều lần, hỏi rằng tác hại sẽ đến bao nhiêu đối với con người!

Bảo vệ tài nguyên nước: Một số nơi hiện nay, nước tuy bị ô nhiễm nhưng vẫn tưới được cho cây trồng vì chỉ bị ô nhiễm hữu cơ. về lâu về dài, Việt Nam sẽ đối mặt với vấn nạn trầm trọng là tài nguyên nước bị ô nhiễm, con người không sử dụng được, thậm chí tưới cho cây trồng cũng không được vì bị nhiễm hóa chất độc.

Bảo vệ tài nguyên đất: Với những lí do tương tự như trên nhưng lại bức xúc hơn nữa, vì xử lí đất ô nhiễm vừa khó khăn, vừa tốn kém hơn lại dính dáng đến nước ngầm. Lấy ví dụ cụ thể vào giữa thập niên 1980, một chiếc xe tải chở thiết bị diện chứa hợp chất PCB (polychlorobiphenyls, có thể gây ung thư), vì bất cẩn làm rò rỉ PCB trên khoảng chục ki lô mét đường quốc lộ xuyên Canada. Chính quyền phải phong tỏa đoạn quốc lộ này, di tản dân địa phương, ra thông báo các chủ nhân có xe ô tô đã đi qua đoạn đường đó phải có biện pháp tẩy rửa xe và garage, xử lí đoạn đường bị nhiễm… Chi phí xử lí và khắc phục tổng cộng tốn hàng triệu đô la Mỹ mà vẫn chưa an tâm về tác động xấu đến môi trường.

Quản lí chất thải độc hại: Chỉ tính riêng TPHCM hiện nay có khoảng 30.000 xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều hóa chất, hợp chất có đặc tính nguy hiểm như phóng xạ, dễ cháy nổ, ăn mòn kim loại… Mỗi ngày các xí nghiệp này thải ra khoảng 217 tấn chất thải nguy hại dạng rắn và lỏng gây ô nhiễm môi trường, trong khi đó chỉ có 600/30.000 đơn vị (chiếm có 2%) đãng kí chủ nguồn chất thải nguy hại. Cần phải có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp có trách nhiệm trong việc xử lí chất thải nguy hại do mình gây ra và đầu tư tăng cường các công ti có chức năng xử lí chất thải nguy hại.

Nhất quyết không cho nhập phế thải, hàng hóa second-hand: Việt Nam chuẩn bị tiến lên khỏi nhóm các nước nghèọ, tức là đã “khấm khá”, thì hà cớ gì phải tiêu dùng phế liệu? Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thầy không dùng hàng second-hand dù có rẻ hoặc cho không, biếu không nếu loại hàng này chứa chất nguy hại, cực kì nguy hiểm trong tương lai lâu dài hay không chứa chất nguy hại nhưng khi thanh lí vẫn phải cần đất làm bài rác! Kiên quyết ngăn chặn hóa chất giả: cũng đồng nghĩa ngăn chặn phân bón giả, thuốc bảo vệ thực vật giả, thuốc kích thích thực vật giả, vì cuối cùng các chất giả này cũng sẽ đi vào môi trường. Ngoài ra, còn có tác động tệ hại hơn là các chất này cũng xâm nhập vào cơ thể con người!

Gắn kết quyền lợi địa phương với quyền lợi đất nước. Nhà nước phải cầm chịch để ngăn chặn địa phương vì quyền lợi cục bộ mà hi sinh quyền lợỉ của quốc gia và không loại trừ vì quyền lợi cá nhân mà hi sinh quyền lợi tập thể. Điển hình là việc kí quyết định ồ ạt cho phép mở sân gôn, xây nhà máy không có công nghệ xử lí ô nhiễm ngay trên cả đất lúa tốt “bờ xôi, ruộng mật”, ngân sách địa phương có lợi (không loại trừ túi tiền cá nhân cũng có lợi!) nhưng tác hại nhiều đến an sinh xã hội, an ninh lương thực, chứ khộng chỉ đơn thuần là ô nhiễm môi trường. Bởi vậy, cần thêm mục tiêu kế tiếp sau.

Gắn kết với quyền lợi người dân Việt Nam. Nhiều luận cứ đưa ra về việc phát triển kinh tế – xã hội bỏ quên một điểm cốt lõi: dự án phát triển có thể mang lại tác hại cho một bộ phận xã hội, một cộng đồng mà họ hoàn toàn không hưởng lợi gì từ dự án, lại hoàn toàn không được đền bù. Nông dân mất đất có tiền đền bù đã đành, nhưng tiền đền bù này có giúp họ mua được ở nơi khác, mảnh đất với diện tích và độ màu mỡ tương đương hay không? Đa phần là không. Còn đạt là còn cách kiếm sống tuy nhọc nhằn, tuy không sang giàu, nhưng chấp nhận được. Không còn đất, họ không thể chuyển nghề có hiệu quả, rồi dần dà tiền đền bù tiêu xài hết, họ và đám con cháu sẽ sống bằng cách nào? Rồi những sông rạch bị ô nhiễm đến nỗi không ai dám dùng nước, ruộng rẫy bị ô nhiễm, năng suất tụt giảm, thì chưa hề có tiền lệ để đền bù cho người dân Việt Nam. Thực thi pháp luật. Pháp luật ta tuy chưa hoàn chỉnh nhưng nếu thực thi chặt chẽ thì cũng có tác dụng chứ không phải là vô hiệu như vài luận cứ chống chế. Biện pháp phạt tiền đã có, nhưng đâu có hạn định mỗi năm tối đa phạt bao nhiêu! Thế thì nếu gây ô nhiêm mà tái phạm đi tái phạm lại thì cứ phạt đi, phạt lại thử xem! Xin đừng ra án phạt một vài chục triệu đồng cho hành động vi phạm trên diện rộng, có tầm mức nguy hại cao mà lại tái phạm nhiều lần (Phạt như thế e rằng làm trò cười cho quốc tế trong thời đại hội nhập này). Đi kiểm tra đánh giá mức độ ô nhiễm mà lại báo trước dễ tạo điều kiện cho đối tượng tìm cách đối phó. Ngay cả án tù vì tội gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ta cũng đã có, nhưng lại loay hoay về việc tuyên án ai.

Ở Thụy Điển, có lần tòa án tuyên án tù cho người quản lí đã ra lệnh công nhân dưới quyền đem chôn bất hợp pháp chất thải nguy hại. Tòa án dựa trên lí lẽ rằng công nhân chỉ thừa lệnh thì không bị tù, tổng giám đốc không ra lệnh thì cũng không bị tù, nhưng người quản lí rõ ràng là đã ra lệnh ây nên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong một số vụ việc, chính quyền còn điều đình với công ti vi phạm phải trả tiền bồi thường cao hơn mức tiền phạt mà luật cho phép. Tương tự như vậy, ta có thể tính ra thiệt hại cho nuôi trồng thủy sản, sản lượng hoa màu giảm sút… trình tòa án giải quyết chứ không nhất thiết bị hạn chế bởi tiền phạt của vi phạm bảo vệ môi trường.

Cần rà soát lại, để phát hiện những kẽ hở thì nên gấp rút hoàn chỉnh để pháp luật có hiệu lực mạnh hơn. Ví dụ như chỉ cần thải chất gây ô nhiễm môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường là bị xử lí hình sự. Tiền phạt với tội phạm môi trường cũng phải thích đáng đủ sức răn đe. Tóm lại, bài học lớn nhất cho những người có trách nhiệm về quy hoạch phát triển quốc gia là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trựờng. Trong giai đoạn phát triển, ta nên rà soát lại mà điều chỉnh các mục tiêu phát triển, đó là vì tương lai, vì đất nước nói chung, và vì chất lượng cuộc sống.

Xin lưu ý là chất lượng cuộc sống không phải chỉ được đo bằng GDP, bằng sản lượng điện tiêu thụ, sản lượng của công nghiệp ngành nhựa, cần tham khảo cách phân loại chất lượng sống của UNDP để suy ngẫm thêm chất lượng cuộc sống mà ta cần hướng đến. Cha mẹ người Việt có truyền thống hi sinh cho con cái. Bảo vệ môi trường đòi hỏi từ lãnh đạo đến người dân cùng nhau chung sức xây dựng đường hướng phát triển cho đúng cách, có chiều sâu, nghĩa là bảo vệ cuộc sống không phải chỉ cho chính thế hệ hôm nay mà còn cho cả mai sau.

10 tháng 1 2022

Em tham khảo:

        Ô nhiễm môi trường đang là một trong những vấn đề nhức nhối của nước ta hiện nay. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Trước hết, đó là do những hành động sai trái của chính bản thân con người. Mọi người thoải mái vứt rác bừa bãi xuống sông, xuống lòng đường. Hơn thế nữa, chúng ta còn ngang nhiên khai thác bừa bãi, khai thác một cách quá mức. Chưa dừng lại ở đó, khi đánh bắt cá, nhiều ngư dân còn sử dụng các chất nổ hoặc quăng nhiều rác xuống lòng biển. Nguyên nhân còn là do người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm của hiện tượng ô nhiễm môi trường. Và để giảm thiểu tình trạng này, mỗi người dân hãy nâng cao ý thức của mình về môi trường mà ta đang sống. Bên cạnh đó, hãy không ngừng tuyên truyền và làm nhiều hành động thiết thực để giảm thiểu ô nhiễm như trồng cây gây rừng, xử phạt nghiêm minh hành vi phá hoại môi trường. Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ mái nhà chung.

Từ trái nghĩa: phá hoại >< bảo vệ

13 tháng 9 2016

Ngày nay, trên thế giới, môi trường là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Ở các quốc gia tiên tiến, vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường được quan tâm thường xuyên nên việc xả rác và nước thải bừa bãi hầu như không còn nữa. Người dân được giáo dục rất kỹ về ý thức bảo vệ môi trường sống xanh – sạch – đẹp. 

Đáng buồn thay nước ta có một hiện tượng phổ biến là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng, không giữ gìn vệ sinh đường phố. Việc làm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà cụ thể ở đây là gây ô nhiễm môi trường Hiện tượng không giữ gìn vệ sinh đường phố có rất nhiều biểu hiện nhưng phổ biến nhất là vứt rác ra đường hoặc nơi công cộng. Ăn xong một que lem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Thậm chí khi ăn xong một tép kẹo cao su, họ cũng không mang đến thùng rác mà vo tròn rồi trét lên ghế đá và cứ thế bỏ đi chỗ khác. Không chỉ với những nơi công cộng, ở một số khu phố, con đường có đặt bảng khu phố văn hóa nhưng cỏ mọc um tùm tràn lan, rác rưởi ngập đầy khắp lối đi, mùi hôi khó chịu bốc lên suốt ngày. Một biểu hiện phổ biến khác là một số tài xế chở gạch,đá phế thải ở các công trinh xây dựng đem đổ khắp nơi và cả trên dưới phố. 

Con người ta còn vô ý thức đến mức mang xác súc vật chết như chó, mèo, chuột, gia cầm như gà, vịt ném xuống hồ,ao, sông rạch và ra đường.Ở một số hàng, quán bán trên vỉa hè người ta đổ tất cả đồ ăn dư thừa, nước rửa chén, bát xuống cống khiến cho nước thải bị ứ đọng,cống bị tắt nghẽn.Đáng sợ hơn, ở một số dòng sông những người sống trong những con đò đậu ngay trên sông có những việc làm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Họ vô tư xả rác trên đò xuống sông, đi tiêu đi tiểu xuống sông rồi ngay lập tức lại lấy nước dưới sông lên tắm gội, giặc giũ thậm chí là nấu nướng. Thế nhưng hiện tượng xả rác đó còn lan sâu vào một tầng lớp trí thức trẻ ngày nay. 

Những việc làm trên tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn.Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt?Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại. Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh,giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác xuống sông nhưng họ có nghĩ rằng bao nhiêu người sử dụng nguồn nước này để ăn uống, tắm giặt?Nước không sạch,con người sử dụng, ăn uống, sức khỏe sẽ ra sao? Không có sức khỏe tốt thì lực lượng con người sẽ cống hiến như thế nào cho đất nước khi bước vào thiên niên kỉ mới với nền kinh tế công nghiệp, hiện đại. Không ở đâu xa, ngay trong thành phố của chúng ta – nơi con sông Đồng Nai chảy qua phải chịu bao rác rưởi dơ bẩn. 


Cứ sau giờ chơi là mỗi lớp học lại đầy những vỏ kẹo, vỏ bánh. Điều đó làm phiền lòng rất nhiều thầy cô. Làm sao các thầy, các cô có thể toàn tâm dạy học trong một phòng học toàn rác bẩn như vậy. Và thế là việc học tạm gián đoạn để thu gom rác, dọn vệ sinh lớp. Nếu việc này vẫn xảy ra thường xuyên thì cả lớp sẽ mất bao nhiêu thời gian học tập và thậm chí có thể bị trừ điểm thi đua của lớp. Thật tai hại làm sao ! Ngày hôm nay, vị trí nước ta đã khác đi rất nhiều. 

Vì vậy mỗi người dân chúng ta và toàn xã hội cần phải nhanh chóng khắc phục hiện tượng đó. Riêng với chúng em – những học sinh – người chủ tương lai của đất nước thì giờ đây cần phải xem lại bản thân mình, điều chỉnh những hành vi của mình thật đúng đắn. Đứng trước hiện tượng vứt rác bừa bãi trên, chúng em sẽ tích cực nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền cho bạn bè cùng làm theo. Hi vọng rằng với việc làm nhỏ đó chúng em đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh trở nên xanh – sạch – đẹp và trái đất sẽ luôn là ngôi nhà chung đáng yêu của tất cả nhân loại

14 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, bản chất của ô nhiễm môi trường là gì? Đó là sự thay đổi tính chất của môi trường, khiến một hoặc nhiều chỉ số vật lí, hóa học vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do các hoạt động thiếu ý thức của con người: không xử lí rác thải đúng cách, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật hay đơn giản hơn là vứt rác bừa bãi… Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn toàn cầu, để lại những hậu quả khôn lường cả trước mắt và lâu dài. Sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên đã hủy hoại cân bằng sinh thái, cướp đi môi trường sống và đẩy nhiều loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, hiệu ứng nhà kính đang xảy ra với cường độ ngày càng mạnh, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức kỉ lục, kéo theo một loạt hệ lụy: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai bị nhấn chìm… Nhưng có lẽ, đối tượng chịu tác động lớn nhất từ hiện tượng này chính là sức khỏe con người với sự gia tăng chóng mặt của các căn bệnh liên quan trực tiếp tới yếu tố môi trường: ung thư, lao phổi, và dị tật ở trẻ sơ sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần chung tay chống lại ô nhiễm môi trường bằng các hành động cụ thể: sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, lên án gay gắt những hành vi hủy hoại môi trường… Bảo vệ môi trường không chỉ là công việc của chính phủ hay các nhà khoa học. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của tất cả chúng ta

14 tháng 12 2020

Tham khảo nhé !

Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Vậy, bản chất của ô nhiễm môi trường là gì? Đó là sự thay đổi tính chất của môi trường, khiến một hoặc nhiều chỉ số vật lí, hóa học vượt ngưỡng cho phép. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do các hoạt động thiếu ý thức của con người: không xử lí rác thải đúng cách, sử dụng quá nhiều hóa chất bảo vệ thực vật hay đơn giản hơn là vứt rác bừa bãi… Ô nhiễm môi trường đã trở thành một vấn nạn toàn cầu, để lại những hậu quả khôn lường cả trước mắt và lâu dài. Sự can thiệp thô bạo của con người vào tự nhiên đã hủy hoại cân bằng sinh thái, cướp đi môi trường sống và đẩy nhiều loài động, thực vật tới nguy cơ tuyệt chủng. Đồng thời, hiệu ứng nhà kính đang xảy ra với cường độ ngày càng mạnh, khiến nhiệt độ Trái Đất tăng ở mức kỉ lục, kéo theo một loạt hệ lụy: biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đất đai bị nhấn chìm… Nhưng có lẽ, đối tượng chịu tác động lớn nhất từ hiện tượng này chính là sức khỏe con người với sự gia tăng chóng mặt của các căn bệnh liên quan trực tiếp tới yếu tố môi trường: ung thư, lao phổi, và dị tật ở trẻ sơ sinh. Đã đến lúc, chúng ta cần chung tay chống lại ô nhiễm môi trường bằng các hành động cụ thể: sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường, tích cực tham gia vào hoạt động của các tổ chức quốc tế, lên án gay gắt những hành vi hủy hoại môi trường… Bảo vệ môi trường không chỉ là công việc của chính phủ hay các nhà khoa học. Đó là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của tất cả chúng ta