giúp mình làm bài kể về mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu em đã giúp bố mẹ làm việc gì, hoàn cảnh nào, thời gian nào: ngày chủ nhật, ...
2. Thân bài:
Đúng 6 giừ sáng, em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. 7 giờ, em phải đi giặt quần áoSau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Khi ngủ dậy em lấy chổi, quét nhà.Xong đâu đấy em xuống nhà ăn cơm.
3. Kết bài: Suy nghĩ của em sau buổi giúp đỡ gia đình.
Bài văn
Ngày chủ nhật vừa qua, thấy bố mẹ em bận nhiều việc nên em không sang nhà bạn chơi như các hôm khác mà ở lại phụ giúp gia đình.
Theo thói quen, cứ đúng 6 giừ sáng khi chú gà trống choai gân cái cổ gáy những hồi "te, te" ngắn ngủn là em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. Em làm vệ sinh cá nhân xong rồi bước ra sân. Chà!chà! Cái hương vị ngày tết lại uyển chuyển báo trước bằng những loài hoa đã tưng bừng nở khắp vườn rồi đây!. Sau khi tập thể dục và vào nhà ăn sáng thì đồng hồ đã dừng chân tại 7 giờ. Bây giờ em phải đi giặt quần áo mới được. Cái thau quần áo to thật, em cảm tưởng nó còn to hơn cả người em nữa, nhưng không sao, em vẫn có thể giặt ngon lành. Thế là công việc được bắt đầu. Vò xong nước thứ nhất, em hoà tan xà phòng vào và lấy cái bàn giặt ra nhàu từng cái quần, cái áo. Bong bóng xà phòng cứ phập phồng như thở trong chậu. Màu trắng xoá và hình dạng xôm xốp, nhè nhẹ trông như đám mây. Chỉ một loáng thôi mà quần áo đã sạch rồi, chẳng còn một vết bẩn nào nữa. Ôi! Bây giờ đôi tay của em đã mỏi nhừ và em sẽ phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ thôi. Mẹ đang nấu ăn trong phòng bếp nghe tiếng gọi liền đon đả chạy ra xoa đầu và khen "con mẹ giỏi quá!". Sau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Những con chim hoạ mi cũng hót véo von như thể ca ngợi em.
khi ngủ dậy em lấy chổi, quét nhà. Chị chổi xinh đẹp nhiều màu sắc đi đến đâu thì bọn bụi bẩn chạy bán sống, bán chết tới đó. Một lát sau em thấy nhà mình sáng sủa hẳn lên. Chết thật đã 3 giờ chiều rồi, em phải học ngay mới được. Xong đâu đấy em xuống nhà ăn cơm.
Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau nói chuyện. Mười giờ đêm em mới đi ngủ. Nằm trên giường, em nở nụ cười mãn nguyện vì hôm nay thật là tuyệt vời.
tham khảo
Dàn ý:
1. Mở bài: Giới thiệu em đã giúp bố mẹ làm việc gì, hoàn cảnh nào, thời gian nào: ngày chủ nhật, ...
2. Thân bài:
Đúng 6 giừ sáng, em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. 7 giờ, em phải đi giặt quần áoSau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Khi ngủ dậy em lấy chổi, quét nhà.Xong đâu đấy em xuống nhà ăn cơm.
3. Kết bài: Suy nghĩ của em sau buổi giúp đỡ gia đình.
Theo thói quen, cứ đúng 6 giừ sáng khi chú gà trống choai gân cái cổ gáy những hồi "te, te" ngắn ngủn là em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. Em làm vệ sinh cá nhân xong rồi bước ra sân. Chà!chà! Cái hương vị ngày tết lại uyển chuyển báo trước bằng những loài hoa đã tưng bừng nở khắp vườn rồi đây!. Sau khi tập thể dục và vào nhà ăn sáng thì đồng hồ đã dừng chân tại 7 giờ. Bây giờ em phải đi giặt quần áo mới được. Cái thau quần áo to thật, em cảm tưởng nó còn to hơn cả người em nữa, nhưng không sao, em vẫn có thể giặt ngon lành. Thế là công việc được bắt đầu. Vò xong nước thứ nhất, em hoà tan xà phòng vào và lấy cái bàn giặt ra nhàu từng cái quần, cái áo. Bong bóng xà phòng cứ phập phồng như thở trong chậu. Màu trắng xoá và hình dạng xôm xốp, nhè nhẹ trông như đám mây. Chỉ một loáng thôi mà quần áo đã sạch rồi, chẳng còn một vết bẩn nào nữa. Ôi! Bây giờ đôi tay của em đã mỏi nhừ và em sẽ phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ thôi. Mẹ đang nấu ăn trong phòng bếp nghe tiếng gọi liền đon đả chạy ra xoa đầu và khen "con mẹ giỏi quá!". Sau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Những con chim hoạ mi cũng hót véo von như thể ca ngợi em.
bn có thể lập dàn ý và dựa theo đó làm
VD: - Em còn nhớ em đi chơi với mẹ ..............................?????
- Mẹ em tên là gì?
- Mẹ là người thế nào?
- Kỉ niệm in sâu nhất ở đâu?
- Mẹ và em vui buồn như thế nào ở đó?
- Lúc đó em thấy thế nào?
- Bày tỏ cảm xúc với mẹ????
Trong gia đình, ai cũng yêu thương, chăm sóc cho em rất chu đáo. Tuy vậy, người em yêu quý, kính trọng nhất đó là mẹ của em.
Mẹ em năm nay đã gần bốn mươi tuổi. Dáng người mẹ cân đối. Mái tóc màu đen dài ngang lưng, mẹ thường búi tóc lên khi làm việc, trông lúc đó mẹ thật trẻ trung, đi cùng với mái tóc là khuôn mặt dịu hiền nhưng nghiêm khắc của mẹ. Đôi mắt mẹ đen thăm thẳm như có thể nhìn thấu mọi thứ. Làn da rám nằng càng khiến cho nụ cười mẹ thêm tỏa sáng. Mỗi lần thấy mẹ cười, lòng em lại thấy rộn ràng.
OK nha
Không sinh ra trong một gia đình giàu có, thiếu thốn đi tình thương của người cha nhưng tôi chưa bao giờ bất mãn, than phiền về cuộc sống của mình. Bởi tôi có một người mẹ hiền từ, dù khó khăn vất vả nhưng mẹ vẫn luôn dành cho tôi những tình cảm yêu thương, săn sóc quan tâm nhất. Không chỉ chú trọng vào việc nuôi dưỡng mà mà tôi còn đề cao việc giáo dục, dạy bảo tôi từ nhỏ, vì mẹ luôn muốn tôi lớn lên là một người có tình thương, có đạo đức, là một người có ích cho xã hội. Chính bởi những lẽ đó mà ngoài yêu thương, tôi còn dành cho người mẹ hiền từ của mình một sự kính trọng, tôn thờ sâu sắc nhất của một người con.
Tôi tên là Mạnh Tử, ngay cái tên cũng đã thể hiện được tình cảm yêu thương, trìu mến của mẹ dành cho tôi, mẹ tôi mong muốn tôi lớn lên là một con người mạnh mẽ, hiếu nghĩa, thấu hiểu đạo lí ở đời. Cuộc sống của tôi có thể thiếu thốn về vật chất, nhưng về tình thương, về những điều hay lẽ phải mẹ dạy dỗ tôi thì chưa bao giờ là thiếu. Mẹ tôi là một người phụ nữ vĩ đại, một thân một mình lao động kiếm sống để mưu sinh cho cả gia đình, ngày ngày mẹ lo việc nhà, việc cửa, ruộng vườn, dệt vải… vô cùng cơ cực, nhưng không vì vậy à mẹ lơ là trong việc dạy dỗ tôi. Mà ngược lại, cuộc sống càng xô bồ, càng vất vả thì mẹ lại càng mong tôi trưởng thành, thành một con người có ích.
Sự yêu thương sâu sắc, sự giáo dục nghiêm khắc của mẹ thể hiện ngay trong cách mẹ chọn môi trường sống cho tôi. Mẹ tôi thấu hiểu được ở độ tuổi của tôi luôn diễn ra những thay đổi về tâm lí, tính cách, dễ bị chi phối, tác động bởi môi trường xung quanh nhất. Nếu sống trong môi trường tốt tôi sẽ tiến bộ theo, và ngược lại, khi sống trong môi trường xấu xa, tiêu cực, tính cách của tôi ít nhiều cũng bị thay đổi, đúng như câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì dạng”. Vì vậy, mà ngay từ rất nhỏ, mẹ tôi đã rất nhiều lần chuyển nhà, thay đổi môi trường sống với hi vọng tôi sẽ tốt hơn.
Đầu tiên, ngôi nhà nhỏ của tôi và mẹ ở gần một nghĩa địa, ngày ngày đều có những người chết được mang chôn, cùng với đó là những tiếng hò khóc đầy thảm thương của người thân. Tôi thường xuyên chơi ở khu vực gần đó, ban đầu tôi tò mò đi xem, sau đó thấy hay hay rồi dần rà bắt chước họ khóc, họ thổi kèn đưa ma, tôi coi đó là một việc làm thú vị. Tôi rủ thêm những người bạn hàng xóm cùng nhau chơi trò đưa ma, đứa khóc, đứa hò đầy hốn loạn, mẹ tôi nhìn thấy vậy rất phiền lòng, lại thêm những lời phàn nàn của hàng xóm xung quanh về việc tôi làm hư những đứa con ngoan của họ.
Vì vậy, ngoài việc giải thích cho tôi về những hành động chưa đúng ấy thì mẹ tôi đã chuyển nhà, bởi mẹ tôi lo sợ rằng dù có được dạy bảo, dù có nhận thức đúng đắn hơn nhưng đây tuyệt không phải một môi trường tốt để cho tôi sinh sống. Tôi và mẹ cùng chuyển đến một căn nhà gần chợ, cuộc sống ở đây có phần thú vị hơn rất nhiều so với nơi ở cũ của tôi. Xung quanh nơi ở của tôi lúc nào cũng huyên náo, nhộn nhịp người mua kẻ bán, tôi là một đứa trẻ dễ thích nghi nhưng cũng rất dễ bị tác động, chỉ vài ngày tiếp xúc với nhịp sống xô bồ nơi chợ, tôi dần bắt chước cách người ta buôn bán, học những lời nói tục tằn, nô nghịch, buôn bán điên đảo.
Mẹ tôi thấy vậy lại cho rằng đây là một môi trường không tốt, sự xô bồ của cuộc sống buôn bán sẽ làm cho tâm hồn của tôi trở nên chai sạn, sống vô tình, ích kỉ, vụ lợi. Mẹ tôi tất nhiên không muốn tôi trở thành một người như vậy nên dù khó khăn về kinh tế thì mẹ tôi vẫn cố gắng gom góp để chuyển nhà, mong sao tôi có môi trường sống tốt nhất. Và lần này, nơi mà tôi chuyển đến sinh sống chính là ngôi nhà gần trường học. Ở đây hoàn toàn khác biệt với không gian ở gần bãi tha ma hay khu chợ ồn ào, huyên náo. Bởi nơi đây là không gian của trường học, ngày ngày các bạn học sinh đến đây để nghe thầy đồ dạy học đầy hào hứng.
Vì tính cách tò mò của mình tôi đã lén đứng xem trộm lớp học của thầy, những bài ca dao, những chữ viết ngay ngắn được thầy đồ hướng dẫn các bạn đã thu hút tôi. Về nhà tôi xin mẹ những mảnh giấy trắng, dùng bút và bắt chước vẽ những nét bút đầu tiên, tuy non nớt, chưa có nghĩa nhưng đã khiến mẹ tôi rất vui. Và đây là lần chuyển nhà cuối cùng của mẹ con tôi, vì đây thực sự là một môi trường tốt để tôi phát triển. Sự vĩ đại của mẹ tôi còn thể hiện ra ở cách ứng xử, giáo dục tôi qua những tình huống cụ thể của cuộc sống.
Hôm ấy, thấy người ta mổ lợn đầy náo nức, tôi đã chạy về nhà hỏi mẹ “Mẹ ơi, người ta mổ lợn làm gì?” Mẹ tôi đã đùa rằng “Người ta mổ lợn để cho con ăn đấy”, vì biết lời nói dối của mình sẽ ảnh hưởng đến nhận thức và niềm tin của tôi nên mẹ đã đi mua thịt lợn về cho tôi ăn. Và một lần khác, khi tôi trốn học về nhà, thấy tôi mà thoảng bất ngờ nhưng không trách mắng gì, mà chỉ lặng lẽ cầm kéo cắt đứt tấm vải đang dệt. Tôi đã bất ngờ lắm, tôi hỏi mẹ sao lại làm vậy thì mẹ đáp việc tôi đang học mà bỏ thì cũng như việc mẹ đang dệt tấm vải mà cắt đứt vậy. Sự việc lần này khiến tôi vô cùng hối hận và nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của việc học, từ đó về sau tôi không bao giờ làm điều gì khiến mẹ phải phiền lòng nữa.
Có thể nói trong mắt mọi người, tôi chỉ là một con bé chỉ biết ăn không ngồi rồi. Ngoài việc học và chơi tôi chẳng còn biết làm gì khác. Điều mà tôi khiến cha mẹ vui lòng cũng chỉ là mấy tờ giấy khen và những điểm số mà thôi. Nhưng có một lần tôi đã làm được một việc tốt mà cha mẹ tôi đã rất tự hào về tôi. Đến bây giờ, câu chuyện ấy tôi vẫn còn nhớ mãi.
Hôm ấy là một ngày đẹp trời, bầu trời trong xanh, gió mát, tôi đang tung tăng trên con đường về nhà để khoe điểm mười với cha mẹ. Nhưng đi được một đoạn, bỗng tôi thấy một bà cụ đang đứng trên vỉa hè. Trông bà cụ tầm bảy mươi tuổi, đầu tóc bạc phơ, lưng bà đã còng. Trông bà thật gầy gò và yếu ớt làm sao. Chân bà cứ bước xuống đường rồi lại rút lên. Chắc bà đang muốn qua đường nhưng lại sợ sệt trước cảnh xe cộ tấp nập dưới lòng đường. Thật tội nghiệp cho bà quá! Bỗng một ý nghĩ vụt lên trong đầu tôi: “Sao mình không giúp bà cụ qua đường nhỉ?” Tôi định chạy đến giúp bà nhưng trong lòng lại băn khoăn một điều không biết nên giúp không. Tôi lại qua đường không được giỏi lỡ xảy ra chuyện gì thì tính sao. Với lại tôi đang muốn chạy lẹ về nhà để khoe điểm với cha mẹ. Nhưng thấy bà cụ như vậy lòng tôi lại dấy lên một nỗi thương tâm. Tôi quyết định chạy đến giúp bà. Bây giờ tôi mới thấy được vẻ mặt hiền hậu của bà trông rất giống nội tôi. Tôi liền hỏi bà: "Bà ơi, bà muốn qua đường phải không? Để con giúp bà nhé!”, vẻ mặt bà đang lúng túng nhưng khi nghe tôi nói xong, bà cụ trông rất vui vẻ và trả lời: "Ồ, nếu vậy thỉ tốt quá, bà cảm ơn cháu nhé!”.Tôi liền dắt tay bà cụ bước xuống đường. Thấy cảnh xe cộ đông đúc như vậy, tôi cũng cảm thấy ngập ngừng, e sợ. Nhưng tôi lấy hết can đảm, đưa một tay lên xin qua đường, tôi chú ý nhìn qua nhìn lại rồi dắt bà bước đi. Bà cụ chắc còn sợ lắm nên nắm chặt lấy tay tôi. Qua được bên kia đường, bà cụ thở phào một cách nhẹ nhõm và nói: “Bà cảm ơn con rất nhiều”. Tới đây, tôi mới thấy đựơc bà đang xách một túi gì trông có vẻ rất nặng. Tôi liền xách dùm bà về nhà trong khi bà cụ không muốn làm phiền tôi nữa. Vừa đi, tôi vừa trò chuyện cùng bà. Thì ra bà sống một mình trong nhà còn con cháu bà ở xa và bận bịu công việc nên không thể thường tới thăm và chăm sóc bà. Nghe thế, tôi thấy ái ngại và tội nghiệp cho bà quá! Về tới nhà, bà vui vẻ cảm ơn tôi rất nhiều và bà còn cho tiền tôi mua quà vặt nhưng tôi đã từ chối không nhận. Bởi vì đối với tôi giúp được bà mới là điều quan trọng. Tôi tạm biệt bà và chạy một mạch về nhà. Ôi! Thế là tôi về trễ cả tiếng rồi. Về đến nhà, tôi thấy cha mẹ đang đi đi lại lại với vẻ mặt lo lắng. Tôi bước vào nhà, thế là cha mẹ tôi liền hớt hải chạy ra hỏi: “Sao con đi học về trễ thế?". Tôi liền xin lỗi và kể hết đầu đuôi câu chuyện cho cha mẹ nghe. Nghe xong cha tôi liền bảo: “Con làm thế là phải lắm, cha mẹ rất tự hào về con”.
Tôi cũng thấy rất vui vì đã làm được việc tốt và khiến cha mẹ vui lòng. Tôi cũng thấy rất hãnh diện về mình. Tuy là câu chuyện đã xảy ra khá lâu nhưng nó mãi in sâu vào tâm trí tôi.
Tham khảo
......,ngày......tháng.....năm......
Hồng thân mến!
Thật là vui khi sáng nay, mình nhận được thư của Hồng. Qua lời bạn kể, biết mọi người đều mạnh khỏe là mình mừng lắm. Còn Hồng muốn mình kể chuyện hả? Biết kể gì đây ngoài việc học tập của mình. À, hay là mình sẽ nói về những ước mơ của mình nhé!
Hồng ơi! Sau những năm tháng học tập và được tham quan đây đó, cuối cùng mình cũng có được một ước mơ thật đẹp và hi vọng mình sẽ thực hiện được.
Số là hè vừa rồi, mình được gia đình cho đi du lịch theo cơ quan của mẹ. Vừa vên vị trên xe, mình đã làm quen với người hướng dẫn viên du lịch, đó là cô gái trẻ trông thật xinh xắn với chiếc áo dài màu mận chín. Xe bắt đầu chuyển bánh, đưa mọi người hướng về thành phố sương mù đầy mộng mơ. Tuy chỉ vài ngày ngắn ngủi ở Đà Lạt nhưng mình lại biết rất rõ về thành phố này. Vì sao, bạn có biết không? Đó là nhờ cô hướng dẫn viên du lịch. Cứ đến mỗi thắng cảnh đẹp như: đồi Cù, hồ Xuân Hương, hồ Tuyền Lâm hoặc thác Cam Li, thác Đa-tăng-la... rồi hồ Than Thở hay Thung Lũng Tình Yêu, mọi thắng cảnh, cô kể rất rành mạch và cuốn hút về lịch sử hoặc sự tích của chúng cho cả đoàn nghe. Nhìn cô say sưa kể, lúc đó, tự dưng trong lòng mình nảy ra niềm mơ ước thật hay là được trở thành một hướng dẫn viên du lịch như cô ấy, được đi khắp nơi, được biết thật nhiều về quê hương, đất nước.
Hồng này, sau chuyến du lịch đó, mình đã tìm đọc những quyển sách nói về lịch sử, địa lí nước ta. Bạn biết không, những gì đã học chẳng thấm vào đâu với những gì mắt thấy tai nghe. Càng đọc, mình càng hãnh diện về đất nước, về dân tộc, về những thắng cảnh, về con người Việt Nam ta... Mình hứa sẽ cố gắng, không bao giờ lùi bước trước khó khăn.
Thôi thư cũng khá dài, ước mơ của mình đã kể cho bạn nghe. Hi vọng, bạn cũng có những ước mơ đẹp và hãy viết thư cho mình nghe với nha. Một lần nữa. Chúc gia đình bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc. Riêng Hồng hãy học thật giỏi đế cùng mình chắp cánh cho những ước mơ bay xa và bay cao hơn.
Mong chờ thư bạn
Bạn của Hồng
Trong gia đình, vì em là con út nên ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gủi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.
Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.
Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!
k mk nhé
"Trước mắt tôi, vẫn là Nguyễn Ngọc Ký của... đôi chân. Ông đang hí hoáy gõ... bàn phím. Đó là một bài thơ về cha ông viết cách đây đã lâu, giờ nhớ cha, gõ lại trong khóe mắt rơm rớm:
Một đời mơ ước vay lo
Vẫn dành cơm tám mangcho láng giềng
Một đời áo nhuộm bùn đen
Cho con áo trắng lớn lên làm người
Ông nhớ hồi nhỏ, cha từng ôm ông mà khóc: “Nếu cha mẹ chết, ai sẽ lo cho con đây?”. “Con có đi học được không cha? Con có viết được không cha? Con có làm thầy được không”. Người cha gạt nước mắt quay đi, cười động viên con: “Có”.
Thế là Ký tập viết, để lớn lên được... làm thầy giáo. Thấy con vui thì cha mẹ cũng chiều, tạo điều kiện cho Ký. Từng ngày một, cậu bé nhỏ thó, gầy gò vẫn kiên trì miệt mài tập luyện, buộc đôi chân phải làm theo những gì mình muốn. Hàng trăm lần, những ngón chân bị tê dại, co quắp, đau buốt óc.
Viết được, Ký đi học. Khi các bạn trong lớp cầm bút trên tay viết chữ thật dễ dàng thì Ký vẫn hý hoáy với cây bút chì kẹp nơi mười đầu ngón chân ở cuối lớp. Cuối cùng, cậu đã thành công. Những nét chữ nghệch ngoạc cứ thẳng dần, tròn dần. Ký đã viết được chữ. Và viết rất đẹp.
Thầy Trần Ngọc Châu dạy bộ môn toán, là chủ nhiệm lớp 7B của Ký, thường kể cho cả lớp nghe những câu chuyện về các nhà toán học thiên tài thế giới.
Người thì bị khiếm thị nhưng vẫn là nhà toán học lỗi lạc, người thì mải mê giải toán đến nỗi quên cả cái chết đang đến từng giây... Từ các câu chuyện kể đó đã làm sáng lên niềm yêu thích môn tóan của Nguyễn Ngọc Ký.
Ký thường xuyên đi bộ xuống nhà thầy để nhờ thầy giảng bài, hướng dẫn cho cách làm từng bài toán khó. Có lần gặp phải đề toán quá nan giải, đi đâu cậu cũng nghĩ, hàng tuần vẫn không ra cách giải được. Đột nhiên khi đang trên đường về, nghĩ ra, Ký ngồi ngay xuống vệ cỏ bên đường, lôi sách bút, compa ra vẽ vẽ viết viết.
Lại có khi đang ngồi ăn cơm với bố mẹ, nghĩ ra cách giải, quên cả ăn, cậu mở vội sách vở ra. Cha cậu bảo: “Mày như cái thằng điên ấy con ạ, ngày học, đêm học, đừng ăn nữa, học cho no đi”. Và nhờ sự nỗ lực đó, năm 1963, khi đang học lớp 7 Nguyễn Ngọc Ký đã nhận giải học sinh giỏi toán toàn miền Bắc.
Những buổi tới nhà thầy học toán, khi về trời mưa, gió lạnh, đường trơn, thầy lại cầm đèn pin dẫn lối trò về, còn khoác chiếc áo bông đang mặc cho cậu học trò yếu ớt, xanh xao... Ngày Ký chuẩn bị lấy vợ, chính thầy đã đề nghị Ký nên nhờ người bạn học lấy chiếc xe đạp – tài sản quý giá nhất của thầy mà đi lo công việc. "
hok tốt !
PV xin trích lại bài văn tả bố của học sinh lớp 7:
"Bố là tất cả! Bố ơi Bố ơi! Câu hát hồn nhiên, đáng yêu này có thể lay động trái tim của bất cứ một ai được bố che chở, chăm bẵm từ nhỏ. Em cũng không phải là ngoại lệ, đối với em bố như là một thế giới thu nhỏ, thế giới ngập tràn tình yêu thương, một thế giới màu hồng ấm áp.
Bố em là người đàn ông 40 tuổi với chiều cao khiêm tốn một mét sáu mươi lăm, tuy chỉ cao có vậy nhưng bóng lưng bố đối với em lại cao lớn và vững chãi đến mức có thể che chắn cho em bất cứ khó khăn nào trong cuộc sống. Gương mặt bố em hiện rõ các nếp nhăn ở đuôi mắt và các vết nám trên mặt vì bố hay phải đi ngoài đường bụi bặm nhiều nhưng bố luôn đưa áo chống nắng và khẩu trang cho em dùng với lí do là “Bố đàn ông cần gì quan tâm nhiều mấy cái đấy, mày con gái giữ da cho đẹp mai sau còn đi lấy chồng”.
Tuy mặt nhiều nếp nhăn nhưng gương mặt bố vẫn toát ra một thần thái nào đó khiến người đối diện rất có thiện cảm. Em thừa hưởng đôi chân và bàn tay to của bố, tuy mẹ em hay đùa rằng “nét xấu của bố con hưởng hết rồi” nhưng không hiểu vì sao em lại thương đôi tay đôi chân chai sạn của bố vô cùng, đôi bàn tay dìu dắt và đôi bàn chân bước đi cùng em qua những dấu mốc, những gian nan của cuộc đời, làm sao em không thương được cơ chứ!
Ngày trước có lần bà nội kể với em rằng, đêm trước ngày em đẻ bố mẹ đã bắt taxi đến bệnh viện nhưng đến giữa đường thì xe bị thủng lốp thế là bố sốt sắng bắt xe ôm đưa mẹ em đến bệnh viện còn bố thì đi mua hoa chờ ngoài cổng viện.
Mẹ em đẻ khó đi từ 2h sáng mà 12h trưa mới đẻ xong, khi bố được gặp em và mẹ, mọi cảm xúc của bố như vỡ òa, bố thút thít như đứa trẻ nhỏ khi được bế em trên tay.
Em từ nhỏ đã nhẹ cân và hay ốm đau, bố không ngại đưa hai mẹ con vào viện lúc đêm khuya khi em khó thở, sốt cao, bố không ngại chạy ra hàng thuốc cách nhà một quãng xa để mua thuốc cho em, bố không ngại đội mũ quàng chăn để dỗ em ăn mỗi khi em quấy khóc. Khi em bắt đầu đi học, tuy nhà cách trường khá xa nhưng bố không ngại nắng mưa sáng đưa chiều đón em từ trường về nhà, hỏi thăm em và mua cho em những cây xúc xích nóng hổi như một phần thưởng vì đã chăm chỉ học tập!
Nhớ hồi lớp bốn có một lần em đi chơi với bạn mà quên nói với ông bà, thế là mọi người tìm em khắp khu phố, bố em đã phóng xe từ công ty về nhà khi biết tin. Khi em về bố và mọi người đã mắng em rất lâu nhưng em biết rằng mọi người làm vậy chỉ vì sợ em bị bắt cóc thôi. Lần đó em đã rất hối hận và tự hứa với bản thân mình sẽ không khiến bố và mọi người phải lo lắng cho mình nữa
Khi lớn lên chúng ta sẽ lao vào vòng xoáy của công việc nơi chúng ta đặt tiền và chức danh lên đầu mà quên mất rằng ở mái nhà nhỏ kia luôn có một người đàn ông với bóng hình to lớn luôn đợi chúng ta đi về ăn cơm nhà, luôn đợi chúng ta nói những lời yêu thương, luôn đợi để ôm chúng ta vào lòng
Bố à! Con của hiện tại không thể hiểu được nỗi lòng của bố, không hiểu được những khó khăn bố phải gánh trên vai nhưng con hứa mai sau con sẽ là người chăm sóc bố, thay bố gánh hết tất cả, con chỉ cần bố hạnh phúc thôi, con yêu bố nhiều!
Những ngày gần đây, Sài Gòn cứ mưa tầm tã, mưa dầm dề, mưa như tiếng nỉ non, day dứt của đất trời mãi không thôi. Mưa mãi như thế, nên đường Sài Gòn dần biến thành sông.
Giữa cảnh trời đất mù mịt ấy, chúng ta thấy được nhiều cảnh tượng ấm áp và cảm động đến lạ. Trong đó có hình ảnh một người mẹ, giữa cơn mưa âm ỉ, nước ngập quá bánh xe, ra sức lội nước và đẩy chiếc xe hỏng về phía trước, cố gắng giữ cho đứa con của mình được khô ráo. Hình ảnh ấy khiến cho bất cứ ai nhìn vào cũng thấy sự bao la của tình mẫu tử.
Tình mẫu tử là tình yêu người mẹ dành cho đứa con của mình, kể từ khi đứa con ấy chưa tượng hình đến lúc mẹ nhắm mắt xuôi tay. Tình cảm ấy là vô điều kiện, chẳng có người mẹ nào lúc chăm con lại nghĩ về việc sau này mình được báo hiếu như thế nào, chỉ cần con lớn lên khỏe mạnh là đủ.
Khi còn trẻ các cô gái có thể đôi lúc yếu đuối, nũng nịu hay thậm chí choảnh chọe. Nhưng khi đã là mẹ thì tình mẫu tử sẽ cho các cô sức mạnh để cứng rắn, kiên cường vì con mà đứng ra nơi đầu sóng ngọn gió, bởi con là tất cả. Có thể nói, tình mẫu tử không phải thứ tình cảm giản đơn, mềm yếu mà là sức mạnh, là phép nhiệm màu của loài người.
Tình mẫu tử đến với những phụ nữ một cách tự nhiên. Giây phút họ biết rằng mình đang mang trong người một sinh linh bé nhỏ thì trong tim họ tự dưng sẽ nảy sinh cảm giác yêu thương và bảo vệ sinh linh ấy. Thứ tình cảm thiêng liêng ấy không hữu hình như cơm ăn áo mặc hằng ngày nhưng thiếu nó, ắt hẳn không đứa con nào có thể lớn lên toàn vẹn.
Khi con còn bé thơ, chập chững tập đi tập nói, thì mẹ sẽ đứng ra chở che cho con, cản những sóng gió cuộc đời, tặng con một tuổi thơ yên bình, ấm áp. Rồi khi con lớn lên từng bước vào đời, mẹ vẫn luôn ở phía sau âm thầm dõi theo con và dẫu con có đi xa đến đâu, chỉ cần quay đầu lại, mẹ vẫn luôn ở đó vì mẹ là nhà, là yêu thương.
Tình mẫu tử còn đồng nghĩa với tình bao dung vô hạn. Dù con có phạm sai lầm điều gì đi nữa, dù cả thế giới có quay lưng với con thì mẹ vẫn sẵn sàng ôm con vào lòng, tha thứ cho con tất cả. Chúng ta có thể thấy hình ảnh những người mẹ tóc bạc phơ, tấm lưng còng xuống vẫn cần mẫn tay xách nách mang các thứ vào trại giam thăm những đứa con lầm lỡ.
Tình mẫu tử còn là sự hy sinh. Chúng ta có thể thấy những tấm gương vượt khó, những học sinh vùng nông thôn nghèo đỗ thủ khoa, á khoa các trường đại học, nhưng mấy ai thấy rằng phía sau đó là những người mẹ chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bản lưng cho trời, chắt chiu từng đồng để nuôi con ăn học.
Còn có bao nhiêu người phụ nữ ngoài kia, vốn có thể hưởng thụ một cuộc sống an nhàn, sung túc nhưng vẫn lao vào lam lũ kiếm tiền để cho con có một tương lai tốt đẹp hơn. Sự hy sinh của mẹ chẳng ai có thể diễn tả hết bằng lời, như một nhà thơ đã viết:
Ngôn ngữ trần gian khờ dại quá/Sao đong đầy hai tiếng: Mẹ ơi.
Tình mẫu tử không chỉ nuôi đứa trẻ lớn khôn và còn có giúp người phụ nữ trưởng thành hơn, dạy họ biết sống vị tha, vị kỷ, biết dẹp bỏ những yêu thích của mình để dành tất cả cho con, dạy họ sống điềm tĩnh, sống mạnh mẽ để làm gương, làm lá chắn cho suốt cuộc đời đứa con bé bỏng.
Mẹ yêu con nhiều là thế, nhưng đâu phải lúc nào cũng hiểu lòng mẹ, cũng biết thương mẹ như thương con. Như đứa con trong bức ảnh kia, tuổi trẻ sức dài vai rộng vậy mà để mẹ mình lội nước giữa cơn mưa tầm tã.
Trên đời còn nhiều người còn không tốt hơn thế nữa. Họ hỗn hào, họ vô ơn với bậc sinh thành. Chỉ cần một lời mẹ lớn tiếng cũng đủ khiến họ giận dỗi bỏ đi, làm người mẹ ở nhà lo lắng khôn nguôi.
Nhưng bất hiếu với mẹ nhất là khi mẹ đã hy sinh tất cả, cố gắng mỗi ngày để lo cho ta mà ta lại chây lười, lại không chịu học hành, làm việc, chỉ biết ăn bám mẹ mà thôi. Những người như thế thật đáng trách biết bao.
Còn có những người mặc kệ công sinh thành dưỡng dục của mẹ, chỉ vì gia cảnh nghèo khó mà trách mẹ không lo được cho mình.
“Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”, những người trách mẹ như thế, không hề xứng đáng với tình cảm đấng sinh thành dành cho họ.
Bản thân tôi cũng có lúc giận dỗi mẹ. Nhưng khi khôn lớn hơn một chút, tôi đã hiểu mẹ đã hy sinh cho mình nhiều đến chừng nào. Vì thế, mỗi ngày tôi luôn cố gắng học tập, phụ giúp mẹ thật nhiều. Có thể tôi không cho được mẹ sung sướng nhưng tôi chắc chắn có thể cho mẹ hạnh phúc mỗi ngày.
Có thể mẹ không cho được con điều tốt nhất trên thế giới nhưng mẹ sẽ cho con điều tốt nhất mà mẹ có. Tình mẹ vĩ đại như thế, cho nên tôi hy vọng rằng bất kỳ người nào cũng sẽ nhận được niềm vui, hạnh phúc và sự yêu thương tương xứng từ những đứa con của họ.
Và: “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc. Đừng để buồn lên mắt mẹ, nghe không?”.
chúc bạn học tốt nha!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời
Mẹ là điều tuyệt với nhất mà thế giới mang đến cho em, em luôn tự hào vì em có một người mẹ vô cùng tuyệt vời. Mẹ em năm nay 34 tuổi, là giáo viên cấp 3 môn Ngữ Văn của Trung học Phổ thông Lý Tự Trọng. Mẹ có mái tóc đen, dài ngang lưng, đôi mắt to và hiền từ, nước da trắng.Mẹ em là một người vô cùng đảm đang, nhanh nhẹn. Vừa phải đi làm, lại vừa phải chăm sóc gia đình, nhưng lúc nào mẹ cũng chu toàn. Mẹ lo cho bố và em từng bữa cơm, giấc ngủ. Nhiều lúc em tự hỏi :”Tại sao mẹ lại giỏi như vậy, một lúc làm bao nhiêu là việc?”. Em rất thích những lúc mẹ ngồi chấm bài của học sinh, mẹ đeo kính, rất chăm chú, đôi lúc lắc đầu, lúc lại mỉm cười. Mẹ cũng dạy em học bài, mẹ rất nhẹ nhàng, không bao giờ quát mắng mà từ từ giảng giải cho em hiểu. Em vẫn nhớ hồi lớp 1 em ốm nặng mẹ đã thức trắng mấy đêm liền để trông em. Mặt mẹ hốc hẳn lại, mệt mỏi và lo lắng đến nhường nào. Mẹ với người lớn thì vui vẻ , thân thiện , với trẻ nhỏ thì yêu chiều thế nên ai cũng rất yêu quý mẹ. Ông bà nội em cũng rất tự hào vì có cô con dâu vừa khéo léo lại giỏi giang.
Em biết bản thân mình còn rất nhiều thiếu xót, thi thoảng cũng làm mẹ buồn lòng. Nhưng em sẽ cố gắng hết sức, ngoan ngoãn và học thật giỏi để mẹ được vui vẻ. Em chỉ muốn nói : “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, mẹ là ánh sáng của cuộc đời con.”
Học vui !
^^
sao bạn không lên mạng gõ những bài văn hay nhất kể về ba mẹ làm nghề gì
Bài làm
Có lẽ khi còn nhỏ ai cũng được nghe câu hát ru, hay những vần thơ: “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”. Và trong bài văn này, em sẽ kể về người mẹ tuyệt vời của em – người mẹ luôn yêu thương con mình bằng cả cuộc đời.
Mẹ em năm nay đã ngoài ba mươi tuổi, nước da mẹ không còn được trắng trẻo nữa mà đã ngăm ngăm đen vì vất vả chăm sóc chúng em. Mẹ có mái tóc đen dài đến ngang lưng và luôn luôn được búi gọn gàng ở đằng sau. Hàm răng đều, trắng bóng và luôn nở nụ cười mỗi khi có điều gì làm mẹ vui. Mẹ em không cao lắm, hơi gầy, dáng đi rất nhanh nhẹn.
Mẹ lúc nào cũng tất bật với công việc nào là đi chợ, việc nhà, đi làm…nhưng mẹ không bao giờ kêu vất vả hay mệt mỏi. Mặc dù bận rộn nhưng mẹ vẫn dành thời gian cho các con. Mẹ dạy em học, dạy làm những công việc nhà, mẹ chỉ bảo tận tình ngay từ những công việc nhỏ nhất, mẹ bảo phải học tính cẩn thận ngay từ những công việc nhỏ trở đi thì về sau những việc lớn hơn mới có thể làm tốt được. Em luôn nhớ lời dặn của mẹ và cố gắng làm thật tốt.
Em nhớ mãi ngày em mới vào lớp Một mẹ đưa em đến trường, trước hôm đó mẹ đã đưa em đi thăm trường, đêm ngủ mẹ động viên khích lệ để không bị bỡ ngỡ những ngày đầu đi học. Rồi khi biết em viết chữ bằng tay trái, mẹ kiên trì từng ngày luyện viết tay phải cho em. Mẹ cầm tay em nắn nót từng chữ, uốn nắn từng nét để bây giờ em có thể đi thi vở sạch chữ đẹp của trường và đạt giải, tất cả là nhờ mẹ.
Em nhớ một lần em vẫn còn nhỏ, hôm đó các lớp học được về sớm. Em đứng đợi mẹ ở cổng trường thì có một bạn gần nhà rủ em đi bộ về vì trường cách nhà cũng không xa lắm. Như thường lệ, đúng giờ tan học mẹ đến đón thì thấy các lớp đã về hết.
Mẹ vội vàng hỏi bác bảo vệ có thấy đứa trẻ nào đợi ở cổng trường không nhưng bác bảo vệ bảo không có. Mẹ hốt hoảng đi tìm em, gọi điện cho bố xem bố có đi đón em không nhưng bố vẫn đang làm mà. Khỏi phải nói, mẹ lo lắng đến như thế nào. Mẹ đi tìm khắp các con đường, chỗ mà mẹ hay đưa em đi chơi nhưng đều không thấy. Chỉ đến lúc bố đi làm về thấy em ở nhà rồi gọi điện cho mẹ. Mẹ về nhà trong tình trạng mệt mỏi. Lúc này em vẫn chưa biết mình đã gây ra truyện gì nên vẫn ngồi im. Rồi mẹ đánh em, đây là lần đầu tiên mẹ đánh em, em khóc và mẹ cũng khóc.
Em còn nhỏ quá nên chưa biết gì chỉ trách mẹ sao lại đánh mình. Sau này lớn hơn một chút mới biết mẹ đánh em chỉ vì mẹ quá lo lắng cho em, đánh em vì em đã không nghe lời của mẹ. Đến tận bây giờ em vẫn không thể quên được lần bị mẹ đánh ấy. Mẹ à! Con xin lỗi nhé. Lúc đó con chưa hiểu để nói xin lỗi mẹ.
Cô giáo em nói: “ Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.
Nguồn internet
Em yêu quý nhất là mẹ trong lòng em, mẹ luôn là người mẹ hiền và là hình ảnh cao đẹp nhất. “Mẹ” một tiếng nghe giản dị mà lại chứa chan tình cảm vô bờ bến như lời bài hát: “Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào”
Năm nay mẹ em 42 tuổi. Mẹ em là người tuyệt vời nhất. Mẹ đẹp như cô tiên trong truỵên cổ tích. Mái tóc mẹ dài óng ả buông xõa ngang lưng. Đôi bàn tay mẹ không đẹp, nó dã bị chai như ghi lại những nổi vất vả của mẹ trong bao năm nay đã nuôi em khôn lớn nên người. Mẹ gội đầu bằng trái bồ kết nên tóc mẹ vừa mượt vừa suôn. Mẹ có khuôn mặt đẹp như trăng rằm. Mỗi khi mẹ cười hai hàm răng mẹ trắng ngần trông đẹp lắm!
Mẹ vừa dịu dàng lại vừa đảm đang. Đi làm về, mẹ vừa vào bếp nấu cơm cho cả gia đình. Tối mẹ lại dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông trời trở rét, nửa đêm mẹ lại thức giấc đắp lại tấm chăn cho em… Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em . Có lần em bị bệnh mẹ chở em lên bệnh viện huyện.
Mẹ em nghỉ dạy để chăm sóc em vì bố em bận công tác xa, cơm nước quần áo, tắm rửa mẹ em phải làm ca. Về nhà em cảm thấy khỏe, nên mẹ đi dạy một buổi , trưa về mẹ chăm sóc cho em , hai bàn tay mẹ gượng nhẹ thận trọng âu yếm biết bao. Lúc đó ánh mắt mẹ tràn ngập thương xót, nhưng miệng mẹ vẫn tươi cười kể chuyện này chuyện nọ cho em nghe để em chóng mau hết bệnh. Mỗi khi đau ốm mẹ em túc trực bên em sáng đêm, tận tụy lo lắng, xếp đặt mọi công việc trong ngoài. Mẹ cũng không quên nấu những bữa ăn ngon.
Mẹ khuyên bảo em đủ điều, giọng lúc nào cũng nhẹ nhàng đầy trìu mến. Cảnh đêm khuya mẹ ngồi soạn từng trang giáo án, để chuẩn cho tiết dạy ngày mai, nhìn mẹ em thấy thương mẹ nhiều. Có hôm, em thấy mẹ thả dài người trên ghế có vẽ nghĩ ngợi,xa xôi. Lúc đó em vội ra bên mẹ. Mẹ ôm em vào lòng , vòng tay âu yếm.
Lòng mẹ còn mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Em chợt nhớ tới câu thơ:
“ Ai rằng công mẹ bằng non Thực ra công mẹ lại còn lớn hơn.”
Nhìn mẹ con thật tự hào và hạnh phúc biết bao vì con có mẹ. Mẹ ơi con vẫn chưa ngoan đâu. Con hứa với mẹ học tập thật tốt cho mẹ vui lòng.
Nguồn internet