Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về hình ảnh con hổ ở khổ 1 và 4 ( cảnh con Hổ ở vườn bách thú)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Thế Lữ, nhà thơ thuộc lớp đầu đàn của các nhà “Thơ mới" đã thể hiện rất thành công tâm trạng đó bằng tiếng nói ẩn dụ sâu xa qua hình tượng con hổ bị giam trong cũi sắt ở vườn bách thú: Nhớ rừng.
Bài thơ được mở đầu với đoạn:
Gậm một khối căm hờn trong củi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự,
Tôi sẽ lầm tưởng rằng chúa sơn lâm đã bị khuất phục, đã trở nên hiền lành, không còn lồng lộn dữ tợn nữa, nếu chỉ thoáng qua bề ngoài của con hổ.
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Nào ai biết nó đang gậm một khối căm hờn trong cũi sắt “gậm” không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến cao độ. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự” thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoàng là một chúa sơn lâm vậy mà lại bị lũ hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi " cho "lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ" mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hoá, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự hờn căm uất hận và nỗi nhục nhã mà nó đang phải chịu đựng.
Từ ngục tù cũi sắt, con hổ đang thả hồn theo nỗi nhớ quê hương, nhớ núi rừng xa vời vợi
Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú lại hiện lên ở khổ 4
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Với: "hoa chăm, có xén, lối phẳng, cây trồng"
Tất cả mọi thứ đều do bàn tay con người. Đó là sự giả tạo, bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên và cao cả. Qua đó ta hiểu được tâm trạng của con hổ lúc này là khao khát một cái gì đó chân thật, tự nhiên, cao cả.
Khinh bạc, căm tức với hiện tại, nó lại khao khát trở về với "núi non hùng vĩ "nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa" trở về với cuộc sống tự do. Nhưng sự thật nó đang bị giam cầm trong cũi sắt, chúa sơn lâm đang thả hồn mình theo giấc mộng ngàn" để được sống lại những giờ phút huy hoàng thuở xưa, cố xua đi những ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình.
Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính vì nó đang chán ngán trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Tâm trạng con hổ, vì khát vọng tự do, cũng chính là của nhà thơ, của cả một xã hội, một thời đại bay giờ, đang bực tức, đang chán ngán cuộc sống thực tại mất tự do. Đó chính là điều làm nên sức sống mãnh liệt của hình tượng con hổ, của bài thơ.
- Sự chán nản, ngao ngán, khinh ghét khi phải sống ngang bầy cùng với "bọn gấu dở hơi", với "cặp báo chuồng bên vô tư lự".
- Phẫn uất, căm giận trước những con người "ngạo mạn ngẩn ngơ", u uất, uất hận, bất lực trước cảnh giam hãm tù túng, những cảnh "tầm thường giả dối" ở vườn bách thú.
Tham Khảo
Hình ảnh con hổ trong bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ để lại cho em nhiều suy nghĩ "Có phải bài thơ đã mượn lời con hổ để diễn tả tâm trạng của người dân mất nước thở ấy hay không?" . Con hổ bị cầm tù, bị bắt sống xa nơi ở của nó là núi rừng. Con hổ từng là chúa sơn lâm, vậy mà nay chúa sơn lâm lại phải chịu cảnh tù hãm. Con hổ uất ức, căm thù cay đắng kẻ đã đưa nó vào đây. Sống trong cái lồng sắt nhỏ bé, con hổ ngày đêm nhớ rừng, nhớ nơi ở trước kia của nó. Nó nhớ những ngày tháng tung hoành, làm chúa sơn lâm của một khu rừng rộng lớn, nó nhớ những tiếng gào thét trong huy hoàng. Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.Hình tượng con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc họa sâu sắc, đầy ám ảnh.
a, Đoạn 1 và 4: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt và tâm trạng ngao ngán, căm hờn của con hổ.
+ Uất hận khi rơi vào tù hãm.
+ Bị nhốt cùng bọn gấu dở hơi, cặp báo vô tư lự.
+ Khinh loài người nhỏ bé ngạo mạn.
+ Những cảnh sửa sang tầm thường, giả dối.
+ Nhớ về cảnh đại ngàn cao cả, âm u.
→ Căm hờn sự tù túng, khinh ghét kẻ tầm thường. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.
Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể.
+ Con hổ đầy quyền uy, sức mạnh, tham vọng trước đại ngàn.
+ Nỗi nhớ về thời oanh liệt, huy hoàng.
→ Sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.
b, Đoạn 2 và 3: đặc sắc về hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu.
- Về từ ngữ:
+ Diễn tả vẻ đẹp, tầm vóc của đại ngàn bằng những từ: bóng cả, cây già, giang sơn.
+ Sử dụng những động từ mạnh thể hiện sự oai hùng của chúa tể: thét, quắc, hét, ghét.
+ Sử dụng từ cảm thán (than ôi), câu hỏi tu từ: gợi nhắc lại quá khứ oai hùng, sự tiếc nuối những ngày tự do.
- Về hình ảnh:
+ Sức mạnh của con hổ được diễn tả bằng hình ảnh: mắt thần đã quắc, lượn tấm thân như sóng cuốn nhịp nhàng, uống ánh trăng tan, ngắm giang sơn, giấc ngủ tưng bừng.
+ Hình ảnh núi rừng từ đêm, mưa,nắng, hoàng hôn, bình minh đẹp lộng lẫy, bí hiểm.
+ Về giọng điệu: đanh thép, hào sảng tái hiện lại thời oanh liệt, tráng ca của chúa sơn lâm khi còn tự do.
c, Sự đối lập sâu sắc cảnh tượng núi rừng với cảnh vườn bách thú.
+ Vườn bách thú tù đọng, chật hẹp, tầm thường, giả dối >< đại ngàn tự do, phóng khoáng, hoành tráng, bí hiểm.
+ Tâm trạng chán chường, căm phẫn, khinh ghét của con hổ ( ở vườn bách thú) >< tâm trạng vui vẻ, sự oai hùng, lẫm liệt của con hổ khi ở đại ngàn.
→ Tâm sự của con hổ ẩn dụ cho tâm trạng của người dân mất nước luôn cảm thấy căm hờn, tủi nhục, chán ngán với hiện tại, họ nhớ tiếc thời oanh liệt, vàng son của cha ông.
Bạn tóm tắt lại nhé (Tham khảo):
Thế Lữ là một cây bút tiêu biểu của phong trào thơ Mới ở Việt Nam, ông có những sáng tác tiêu biểu, góp phần to lớn làm phong phú thêm nền văn học Việt Nam. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Thế Lữ, đó là bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ mượn lời của một con hổ sa cơ, bị giam giữ trong lồng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của cả một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Bài thơ thể hiện được tâm trạng của cả thế hệ người, hơn nữa nó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do mạnh mẽ của toàn dân tộc.
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Thế Lữ đã vẽ ra không gian nhỏ hẹp mà đầy tù túng, bức bối nơi con hổ bị giam cầm. Nỗi cô đơn, sự bực bội, phẫn uất của con hổ được thể hiện trọn vẹn. Qua hình ảnh đó ta có thể cảm nhận được phần nào tình cảnh mất tự do cũng như tâm trạng đầy phẫn uất của chúa sơn lâm rừng già:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”
Thế Lữ đã sử dụng động từ “gậm” để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. “Khối căm hờn” là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn”gậm” trong mình. “Trong cũi sắt” lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể “nằm dài” trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ “trông ngày tháng dần qua.
Càng tù túng bao nhiêu, càng uất hận bao nhiêu thì sự khinh bỉ dành cho những con người ngoài kia càng nhiều bấy nhiêu “Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. “Lũ người” ở đây ta có thể hiểu là những người đã bắt giam, đẩy con hổ vào chốn tù đầy mất tự do này. Thế giới của con người và loài vật hoàn toàn khác nhau, nhưng vì sự tham lam, tham vọng không bờ bến của con người mà con hổ phải chịu cảnh giam hãm phi lí này, lũ người này trong cái nhìn của con hổ chỉ là lũ “ngạo mạn ngẩn ngơ”, cậy vào sức mạnh mà dương dương tự đắc, không biết xấu hổ. Đặt câu thơ vào trong mối quan hệ với con người ta có thể thấy Thế Lữ thể hiện niềm phẫn uất khi lũ quân cướp nước trắng trợn xâm phạm hòa bình, độc lập của dân tộc, đẩy nhân dân vào cuộc sống tù túng, mất tự do. Nhà thơ cũng thể hiện rõ thái độ của mình ở đây, đó là sự coi thường, chế giễu những hành động phi lí của chúng: “khinh”, “giễu”,“Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm” câu thơ là sự thể hiện cái tinh thần ngạo nghễ, kiêu hùng của con hổ về chốn “oai linh rừng thẳm”.
Chúc bạn học tốt
Thế Lữ, nhà thơ thuộc lớp đầu đàn của các nhà “Thơ mới" đã thể hiện rất thành công tâm trạng đó bằng tiếng nói ẩn dụ sâu xa qua hình tượng con hổ bị giam trong cũi sắt ở vườn bách thú: Nhớ rừng.
Bài thơ được mở đầu với đoạn:
Gậm một khối căm hờn trong củi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự,
Tôi sẽ lầm tưởng rằng chúa sơn lâm đã bị khuất phục, đã trở nên hiền lành, không còn lồng lộn dữ tợn nữa, nếu chỉ thoáng qua bề ngoài của con hổ.
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Nào ai biết nó đang gậm một khối căm hờn trong cũi sắt “gậm” không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến cao độ. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với “bọn gấu dở hơi”, “cặp báo vô tư lự” thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoàng là một chúa sơn lâm vậy mà lại bị lũ hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ chơi " cho "lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ" mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hoá, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự hờn căm uất hận và nỗi nhục nhã mà nó đang phải chịu đựng.
Từ ngục tù cũi sắt, con hổ đang thả hồn theo nỗi nhớ quê hương, nhớ núi rừng xa vời vợi
Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú lại hiện lên ở khổ 4
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Với: "hoa chăm, có xén, lối phẳng, cây trồng"Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Tất cả mọi thứ đều do bàn tay con người. Đó là sự giả tạo, bắt chước vẻ đẹp của tự nhiên một cách vụng về. Đó không phải là cảnh rừng chân thật, tự nhiên và cao cả. Qua đó ta hiểu được tâm trạng của con hổ lúc này là khao khát một cái gì đó chân thật, tự nhiên, cao cả.
Khinh bạc, căm tức với hiện tại, nó lại khao khát trở về với "núi non hùng vĩ "nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa" trở về với cuộc sống tự do. Nhưng sự thật nó đang bị giam cầm trong cũi sắt, chúa sơn lâm đang thả hồn mình theo giấc mộng ngàn" để được sống lại những giờ phút huy hoàng thuở xưa, cố xua đi những ngày ảm đạm "ngao ngán" của mình.
Con hổ nhớ rừng, nhớ một thời oanh liệt đã qua chính vì nó đang chán ngán trước cuộc sống tù hãm mất tự do. Tâm trạng con hổ, vì khát vọng tự do, cũng chính là của nhà thơ, của cả một xã hội, một thời đại bay giờ, đang bực tức, đang chán ngán cuộc sống thực tại mất tự do. Đó chính là điều làm nên sức sống mãnh liệt của hình tượng con hổ, của bài thơ.
Hình ảnh con hổ trong bài "Nhớ rừng" của Thế Lữ để lại cho em nhiều suy nghĩ. Con hổ bị cầm tù, bị bắt sống xa nơi ở của nó là núi rừng. Con hổ từng là chúa sơn lâm, vậy mà nay chúa sơn lâm lại phải chịu cảnh tù hãm. Con hổ uất ức, căm thù cay đắng kẻ đã đưa nó vào đây. Sống trong cái lồng sắt nhỏ bé, con hổ ngày đêm nhớ rừng, nhớ nơi ở trước kia của nó. Nó nhớ những ngày tháng tung hoành, làm chúa sơn lâm của một khu rừng rộng lớn, nó nhớ những tiếng gào thét trong huy hoàng. Nỗi nhớ rừng thiêng, nhớ quyền uy... của chúa sơn lâm chính là nhớ những năm tháng không thể nào quên. Nỗi nhớ ấy chính là khát vọng sống, khát vọng tự do cháy bỏng.Hình tượng con hổ sa cơ, đau đớn uất hận, da diết nhớ rừng được khắc họa sâu sắc, đầy ám ảnh.