K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Một buổi sáng chủ nhật, em được bố mẹ dẫn đi chơi ở phố đi bộ Hồ Gươm trong thủ đô Hà Nội. Đó chính là một trong những nơi em yêu thích và có những trải nghiệm đẹp nhất.

Phố đi bộ ngày mới sáng sớm đã đông đúc người qua lại, vì hôm nay là cuối tuần. Điều thú vị ở đây đó chính là không có khói bụi, ô nhiễm, không có tiếng còi xe inh ỏi. Ở đây có những thanh chắn ngăn cho các phương tiện giao thông vào. Bạn muốn vào, chỉ có thể đi bộ bằng chính đôi chân của mình.

Có nhiều con đường để đi vào trung tâm của con phố. Ở đó, có một đài phun nước rất đẹp. Nước chảy ra từ những chiếc vòi, phun lên trên thật đẹp và thú vị. Xung quanh đây có những quán cà phê, các điểm tụ tập và ăn uống rất phù hợp. Nhưng điểm làm nên điều thú vị ở đây chính là con người. Phố đi bộ là hoạt động dành cho những người tham gia. Mặc dù mới là buổi sáng nhưng không vì thế mà mất đi sự náo nhiệt và sôi động của nó.

Không khí buổi sáng mùa thu thật dễ chịu với những tia nắng nhẹ nhàng và làn gió mơn man, sẽ lạnh. Những con đường đi đều đông đúc người. Mọi người, ai cũng đi với những người khác. Em thấy có nhiều gia đình giống em, có những anh chị đi cùng nhau. Tất cả mọi người đều nói chuyện và cười đùa rất vui vẻ. Hẳn rồi, vì đây chính là nơi vui chơi giải trí mà. Các bạn nhỏ đang cười rất tươi, tay cảm que kem, háo hức tham gia các trò chơi. Những trò chơi ở đây rất thú vị mà ở khi ở nhà, những bạn thành phố không biết đến. Những trò ô ăn quan với những viên sỏi, trò kéo co thu hút rất nhiều bạn. Những con tò he đủ sắc màu và hình dáng không chỉ làm cho chúng em mà cả bố mẹ cũng thấy rất thần kì. Những người lớn cũng chơi với trẻ con rất vui vẻ và hạnh phúc.

Bên cạnh những tiếng cười vui vẻ, có những người đến đây đơn giản là để đi bộ. Những người lớn tuổi thong thả những bài tập buổi sáng, những bước chân thong dong bước đi. Có những anh, chị chọn cho mình một nơi có bóng xanh mát, yên bình để đọc sách hay mở vở để làm bài tập. Mỗi người một mục đích và hành động khác nhau nhưng em thấy ai cũng rất vui vẻ, gương mặt rạng rỡ và yên bình, khác hẳn với tiếng còi xe, tiếng mọi người lộn xộn nói chuyện ở những con phố ngoài kia.

Một buổi sáng diễn ra trên đường phố Hồ Gươm thật là vui vẻ và thanh bình. Ở đây, em và mọi người đều tìm thấy hạnh phúc của mình. Và đó sẽ là một khởi đầu tốt để bắt đầu một ngày mới tốt đẹp. Các bạn cũng nên tới đây một lần nhé!

Những ngày mùa hè không đến trường, mỗi sáng em thường đi tập thể dục và đi chợ cùng bà. Hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh đường phố bình dị mà đẹp đẽ và yên bình, tâm trạng vô cùng thoải mái.

Khi màn đêm huyền ảo bắt đầu mờ dần và những vệt ánh sáng bắt đầu xuất hiện. Đằng Đông, cả một khoảng trời hồng rực như lửa cháy, ông mặt trời đang từ từ vén bức màn mây và thức dậy, xung quanh, những mảng màu mây hồng, vàng, cam đan xen nhau tạo nên một khung cảnh bình minh rực rỡ tuyệt đẹp. Em cùng bà bước đi trên con đường đại lộ và vào công viên. Không khí thật trong lành, trên vòm cây cao, những chú chim ríu rít hót chào ngày mới. Dưới mặt đất, những thảm cỏ xanh mướt còn ướt đẫm do trận mưa đêm qua, nhìn thật tươi mát. Sáng sớm, mọi người đi tập thể dục rất đông, những anh thanh niên với bộ đồ thể thao khỏe khoắn thì chạy bộ, những bác trung niên đang tập bài nhảy “Việt Nam ơi”, còn những cụ già lại khiêu vũ trên nền nhạc cổ điển êm đềm. Nhìn mặt ai nấy đều tươi roi rói. Mặt hồ yên bình và phẳng lặng, thỉnh thoảng có làn gió thổi qua làm những gợn sóng lăn tăn. Mới đó mà mặt trời đã bắt đầu lên cao, những tia nắng mới tỏa xuống mặt đường tạo những vệt màu vàng óng và chói lóa, em và bà đi bộ ra chợ. Ngoài đường, người và xe đã bắt đầu nhiều hơn, cô bán rau đang gánh hàng ra sạp, bên vỉa hè, mấy bà bán nước cũng đã bắt đầu dọn hàng, công việc mới sáng sớm nhưng rất hối hả, ai cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Những cô chú công nhân đang trồng những cây hoa mới lên giải phân cách, những bông hoa nhiều màu sắc lung linh trong nắng sớm nhìn thật đẹp. Cô lao công cũng đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình và chuẩn bị ra về. Em và bà lượn một vòng chợ mua được một làn thức ăn đầy cho ngày mới, tâm trạng thật vui tươi. Khung cảnh buổi sáng tuy có chút hối hả nhưng rất sôi nổi và tràn đầy năng lượng.

Em rất thích ngắm đường phố mỗi buổi sáng, nhìn mọi người bắt đầu một ngày làm việc của mình mà tâm trạng em cũng thấy thật thoải mái và tràn đầy năng lượng.

28 tháng 9 2021

Chuông đồng hồ reo. Bố gọi em dậy. Sáng nào cũng vậy, cứ gần 5 giờ rưỡi là bố cùng em lên sân thượng tập thể dục buổi sáng.

Từ trên sân thượng nhà em, có thể nhìn rõ con đường Trần Hưng Đạo lúc sáng sớm như dài hun hút. Ánh đèn chiếu xuống mặt đường nhựa phẳng lì sáng loáng. Đường phố không một bóng người. Chỉ thi thoảng mới có một chiếc buýt chạy từ chợ Bến Thành về chợ Bình Tây, xe không một hành khách. Một vài chiếc xe ba gác máy, chở hàng ra chợ, phóng trên đường, tiếng máy nổ trong đêm thanh vắng càng đinh tai nhức óc. Một vài chiếc xích lô chất hàng cao ngất, người chủ ngồi ngất ngưởng trên đống hàng, miệng phì phèo điếu thuốc, bỏm bẻm nhai trầu trong khi người phu xe gò người đạp.

Tiếng chổi quét rác của chị công nhân vệ sinh vang lên quèn quẹt. Đèn đường vụt tắt, em biết đã 5h45. Đường phố chìm trong bóng tối mịt mờ. Chỉ một vài cửa tiệm thắp đèn chiếu hắt một vùng sáng phía trước. Bóng tối tan dần. Đã nhìn rõ mặt người. Xe cộ qua lại nhiều hơn. Có xe của những người đưa báo, chạy ngay trên hè, dừng lại ở trước cửa một nhà nhét vội tờ báo vào khe cửa rồi lại hấp tấp lao đi. Có xe của công nhân đi làm sớm, mũ bảo hiểm sùm sụp trên đầu. Một vài tốp các cụ gọn ghẽ trong quần áo thể thao, giầy vải thung thăng vừa đi đến công viên vừa trò chuyện vui vẻ.

Đường phố đã nhiều thêm những xe máy của phụ huynh chở con đến trường. Các quán đã có người ngồi ăn sáng. Những lò than nướng thịt bốc khói thành vệt đen dài toả lan trên đường phố làm những người đi đường phải bịt mũi, né tránh. Đã 6 giờ hơn, em vội vã thẹo ba xuống nhà đánh răng, rửa mặt, ăn sáng, rồi chuẩn bị đến trường.

Tiếng chim hót véo von trong vườn, tiếng hót thánh thót, trong trẻo khiến cho em thức giấc. Nhẹ nhàng bước xuống, vươn vai để xua tan cơn buồn ngủ còn sót lại. Hiếm khi có dịp dậy sớm, em thảnh thơi vệ sinh cá nhân rồi một mình tản bộ dọc theo con đường trong phố.

Trời còn sớm, em bước những bước nhỏ nhìn ngắm cảnh vật. Khí trời hơi se lạnh một chút. Màn sương đang tan dần, ló ra những chùm nắng nhỏ, mảnh mai đang thả dù nhẹ xuống từng tán cây. Em hít vào bầu không khí mát lành, tinh khiết, trong trẻo đặc trưng của buổi sớm, từng cơn gió nhẹ thoảng qua khẽ lay động cành lá để lộ những giọt sương mai trắng trong. Những ngôi nhà bồng bềnh trong biển sương sớm. Phía đông, ông mặt trời tròn xoe, ửng hồng còn e ấp sau hàng cây. Trên trời, từng đám mây nhẹ trôi bồng bềnh. Con đường vắng người, chỉ thấp thoáng bóng dáng những cô hàng rong đang quẩy những gánh hàng nặng. Tiếng reo hàng vang lên hoà vào không khí rồi vọng lại.

Ông mặt trời nhô lên cao hơn, những tốp các cô, các bà rủ nhau đi bộ, trò chuyện buổi sáng. Dường như tán lá còn vọng những câu chuyện tán gẫu của mọi người. Những cửa hàng bán bún, bán xôi đã mở cửa, những biển hiệu bắt mắt thu hút ánh nhìn. Mùi thơm lan ra từ những quán ăn làm những người đi bộ vội chậm bước chân. Những cánh chim nhỏ hoà vào ánh nắng trên từng tán cây, thả điệu hát của buổi sớm. Con đường thành phố rộng rãi do được các cô lao công dọn dẹp sạch sẽ.

Mọi người ùa ra đường bắt đầu một ngày mới, hừng hực khí thế tràn ngập quyết tâm. Từng dòng xe cộ nối liền nhau, tiếng còi xe bíp bíp. Trước những cổng trường, màu áo trắng tinh khôi, màu đỏ thắm của khăn quàng đỏ tung bay trên vai của các em học sinh. Những bác phụ huynh dặn dò con, ánh mắt chăm chú đưa con vào cổng rồi cũng hoà mình vào dòng xe đông đúc bắt đầu ngày làm việc mới.

Buổi sáng bình dị, thường lệ diễn ra như thế đó, quen thuộc nhưng lúc nào cũng bắt đầu theo cách khác nhau, hương vị khác. Từng âm thanh, hương vị, cảnh sắc cho đến từng hoạt động của mỗi người đều góp vào bầu không khí chung của sớm mai xôn xao, đặc biệt như vậy. Em vẫn luôn mãi khắc ghi cảnh tượng êm đềm ấy.

24 tháng 4 2022

refer

Hằng năm, cứ đến mùa thi, nhiều sĩ tử miền Bắc luôn hướng về Văn miếu Quốc Tử Giám để cầu mong may mắn, rồi cũng có rất nhiều những cử nhân lựa chọn địa điểm này để lưu lại những bức ảnh kỉ yếu của một thời sinh viên đẹp đẽ. Tại sao nơi này lại thường gắn với những hoạt động học tập như thế? Đó là bởi vì đây là một nơi giàu truyền thống văn hóa, khoa cử

Văn miếu Quốc Tử Giám được biết đến là một địa danh tọa lạc tại thủ đô Hà Nội, được coi như biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục dân tộc, của truyền thống tôn sư trọng đạo. Văn Miếu, theo Đại Việt sử kí toàn thư, được xây dựng năm 1070, đời vua Lí Thánh Tông, thờ các bậc tiên thánh, tiên sư của đạo Nho. Đồng thời, đây cũng là một trường học hoàng gia. Năm 1253, Trần Thái Tông mở rộng Quốc Tử Giám, thu nhận cả những học sinh là con nhà thường dân có học lực xuất sắc.

Khu Văn miếu tọa trên khu đất hình chữ nhật với tổng diện tích là 54000 m2, bao quanh bởi khu tường gạch vồ cỡ lớn tạo không gian cổ kính trang nghiêm. Bước vào bên trong, những mái kiến trúc cổ ẩn hiện trong cành lá sum suê tạo sự thu hút đặc biệt với du khách. Trong Văn Miếu có một hồ Văn, đây là nơi diễn ra các cuộc bình thơ. Khu nội tự được chia thành 5 khu vực. Khu vực một từ Văn miếu môn đến Đại trung môn. Để vào Văn miếu môn phải đi qua bốn thần trụ, bước qua ba cửa cuốn vòng là vào Văn miếu môn. Theo con đường thẳng tắp từ Văn miếu môn đi vào chính là Đại trung môn gồm ba gian dựng bằng gạch.

Con đường lát gạch sẽ tiếp tục đưa du khách đến Khuê Văn Các, là lầu vuông gồm hai tầng tám mái. Đây là biểu tượng của văn hóa văn học Việt Nam. Qua Khuê Văn Các đến giếng Thiên Quang, hình vuông, quanh năm mặt nước bằng phẳng, con đường lát gạch quanh giếng Thiên Quang dẫn du khách đến nhà bia tiến sĩ, gồm 82 tấm bia đá khắc các bài thi văn, bia đặt trên lưng rùa biểu hiện tinh hoa dân tộc. Qua nhà bia Tiến sĩ sẽ đến khoảng sân rộng được lát gạch Bát Tràng. Khu vực cuối cùng là nhà Thái học, xưa là nơi đào tạo nhân tài. Văn miếu là nơi tôn vinh nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An và các vị vua có công xây dựng.

Với giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, Văn Miếu Quốc Tử giám còn là nơi được lựa chọn để tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề, là nơi vinh danh các thủ khoa xuất sắc. Tháng 5 – 2012, Văn Miếu được công nhận là di tích đặc biệt cấp quốc gia. Đây cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng thu hút khách du lịch muốn tìm hiểu văn hóa lịch sử Việt Nam, là nơi các sĩ tử đến xin chữ cầu may mắn, là nơi được chọn để chụp các bức ảnh kỉ yếu của học sinh, sinh viên,…

Bởi đây là di tích đặc biệt cấp quốc gia nên cần lưu ý một số điều cơ bản: Không xả rác bừa bãi, không giẫm chân lên thảm đỏ và không xoa đầu các cụ rùa, ăn mặc trang nghiêm, thái độ thành tâm, thánh kính,..

 

Dù bước thăng trầm của thời gian có thế nào đi nữa, Văn miếu – Quốc Tử Giám vẫn sẽ là một di tích mang dấu ấn của một quốc gia giàu truyền thống khoa cử và trở thành biểu tượng đẹp của thủ đô Hà Nội.

5 tháng 11 2021

Tham khảo ạ:

 

Bao năm rồi ta xa, mãi nhớ
Về con sông ngày nhỏ ở quê
Ước ao một sớm quay về
Đưa ta trở lại sông quê ngày nào…

Những lời thơ da diết ấy của nhà thơ Hoàng Minh Tuấn đã gợi lên trong em những hình ảnh, những kỉ niệm ấm áp bên dòng sông quê hương.

Ngày bé, em sống cùng ông bà ở quê. Nơi đó có những khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Đặc biệt, là dòng sông chảy qua chính giữa làng. Không ai biết dòng sông đó tên là gì cả, chỉ biết từ khi làng mới thành lập thì nó đã ở đó rồi. Con sông ấy bắt nguồn từ dòng sông Hồng rồi sau một đường uốn lượn lại nhập vào với sông mẹ.

Dòng sông dài, nhưng khá hẹp, bề rộng của nó chỉ khoảng 5m. Và cũng không sâu, chỗ sâu nhất là ở giữa lòng sông cũng chỉ ngang ngực của người lớn. Còn hai bên gần bờ thì chỉ đến đầu gối mà thôi. Dưới lòng sông là một lớp bùn mềm mại. Nhiều chỗ trũng xuống chứ không hề bằng phẳng. Dòng nước lúc nào cũng có màu hơi đục nhưng không phải vì nước bẩn mà là nó đang mang nặng những phù sa. Hai bên bờ sông, là con đường làng nhỏ hẹp. Cách một quãng lại trồng một cây bàng lớn, tỏa bóng rợp xuống sân. Những khoảng ấy là nơi vô cùng mát mẻ, tạo nên cứ điểm vui chơi lý tưởng cho bọn trẻ trong xóm. Tại đó, em đã cùng bạn bè trải qua những ngày tháng tuổi thơ vô tư lự. Cùng nhau trò chuyện, tâm sự, cùng tắm mát, ngủ say những trưa hè.

Giờ đây, em đã xa dòng sông quê hương ấy được gần 5 năm rồi. Vì theo bố mẹ lên thành phố. Nhưng những hình ảnh tuyệt vời của dòng sông ấy sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí em.

5 tháng 11 2021

Tham khảo!

Dọc theo hai bên bờ sông là hai hàng cây xanh tươi đang rì rào trong gió. Nước sông đang lững lờ' đưa dòng về biển cả. Thỉnh thoảng, những chiếc lá trôi theo dòng nước như những con thuyền bé nhỏ đang dập dềnh trên sóng nước mênh mông. Xa xa, sau khúc quanh co của dòng sông, những con thuyền đang kéo lưới, tiếng gõ cộc cộc vào mạn thuyền, tiếng cá quẫy tung tăng, tiếng nói cười ríu rít,... Tất cả đã làm cho dòng sông quê em trở nên nhộn nhịp đến lạ thường. Dòng sông quê em đã gắn bó với bao người dân ở đây rất thân thương. Sông gắn bó với tuổi thơ của em. Em yêu sông nhiều lắm.

25 tháng 4 2021

Khi ông mặt trời vội vã đạp xe về đỉnh núi phía tây kết thúc cuộc hành trình dài, cũng là lúc tôi học bài xong chạy ra đầu làng để hít thở bầu không khí trong lành, mát mẻ. Quê hương tôi lúc này mới đẹp làm sao! Không gian thật thoáng đãng, không khí trong lành đến tuyệt vời.

Bầu trời cao xanh vời vợi, từng áng mây trắng mây hồng bồng bềnh trôi như đang đi du ngoạn. Những tia nắng vàng hoe như còn lưu luyến, bịn rịn đổ dài trên những cành cây, mái nhà và tràn xuống cả ao làng. Tất cả trông như rực sáng hơn. Những làn gió nam hiu hiu thổi mang theo hương thơm dìu dìu của cánh đồng lúa giống mới làm nao nao lòng người. Trên cành cây, cô gió vui mùng đánh nhịp cho lá cây vui hát rì rào. Tôi khoan thai bước trên con đường ra đầu làng để ngắm cảnh quê hương. Trên nền trời cao thẳm những cánh diều sáo vút cao của ai đó vi vu vi vút trên khoảng không bao la. Xa xa, những chỏm núi màu xanh biếc nhấp nhô trông thật tuyệt. Dưới mặt ao, ánh nắng chênh chếch làm cả mặt ao rực lên lóng la lóng lánh như người ta vừa giặt một mẻ vàng mới luyện xong. Phía chân đê, từng đàn trâu đủng đỉnh ra về.

 

Tôi mải ngắm nhìn khung cảnh quê hương mà không biết ông mặt trời xuống núi từ bao giờ. Trong làng, khói bếp bay là là quyện vào dải sương mờ như tấm khăn voan mỏng làm cho cảnh vật mờ dần, mờ dần. Trên cành cây, những chú chim ríu rít gọi nhau về tổ hòa nhịp với loa phóng thanh của hợp tác xã tạo nên một bản nhạc du dương trầm bổng để kết thúc một ngày làm việc bổ ích. Càng ngắm tôi lại càng thấy yêu quê mình hơn. Tâm hồn sảng khoái lâng lâng một niềm vui khó tả.

Chà, quê mình đẹp quá. Tôi thật sung sướng và tự hào khi được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương thanh bình êm ả này. Tôi mong mình sẽ học thật giỏi để xây dựng quê hương đất nước thêm giàu đẹp.

24 tháng 4 2021

  Bình minh, dù ở bất kỳ nơi đâu cũng luôn mang lại thật nhiều cảm xúc. Bầu không khí trong lành và những tia nắng ban mai dịu dàng đem đến cho mỗi người nguồn năng lượng ngập tràn sức sống mới.

    Từ phía xa ngoài khơi, khoảng trời ngay sát đường chân trời, nơi giao nhau giữa mặt biển và bầu trời chợt sáng bừng lên bởi một vùng sáng vàng sắc đỏ, thứ ánh sáng dịu ấm ấy viền lên những đám mây tạo nên những mảng sáng nhỏ hơi chói và lấp lánh, nó từ từ nhuộm dần cả đám mây, từ trên mặt biển vầng hào quang nhô lên mạnh mẽ và rồi Mặt Trời lên! Một vầng vòng cung nhỏ đỏ rực chợt nhô lên khỏi mặt biển, mặt trời lên thật nhanh thoáng một cái cả nửa khối cầu mầu đỏ sắc vàng sáng đã nằm trên mặt biển, một nửa kia hắt trên mặt nước lao xao, lung linh, nhấp nhô theo từng con sóng, khi ba phần tư quả cầu đỏ rực ấy nhô lên khỏi mặt biển cũng là lúc ta cảm thấy khối cầu ấy như muốn bứt lên khỏi một biển nham thạch đang cháy đỏ, cái một phần tư còn lại ấy cứ uốn éo, vặn vẹo, lô xô, nhấp nhô theo nhịp dao động của những con sóng nơi chân trời, nó gây cho ta cảm giác khối cầu ấy như là một thứ chất lỏng tinh khiết, nguyên sơ mà ta có thể luồn bàn tay của mình đỡ lấy nó để rồi từng dòng chất lỏng màu đỏ lung linh ấy chảy tràn xuống dưới mặt biển qua những từng kẽ ngón tay của mình.

    Bầu trời sáng bừng lên và trên mặt biển những con sóng lao xao phản chiếu ánh sáng mặt trời, khoảng không gian thật rộng và bao la dường như vô tận hiện ra trước mắt mọi người.

Nói là ko chép mạng nhưng bạn lên đây hỏi thì cũng là chép mạng rồi đó

24 tháng 8 2018

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

24 tháng 8 2018

Trong suốt những năm tháng ở dưới mái trường Tiểu học, em có rất nhiều những người bạn tốt. Nhưng trong suốt 5 năm đến trường, trong số những người bạn ấy, em có một cậu bạn thân từ hồi lớp Một cho đến bây giờ. Đó là Nam.

Nam không chỉ là bạn thân ở trường mà còn là bạn ấu thơ, người bạn hàng xóm cạnh nhà của em. Cùng là con trai nên sở thích của chúng em khá giống nhau. Trái ngược với những bạn nữ thích để tóc dài điệu đà xinh xắn, em và Nam cắt tóc ngắn. Bởi vì bọn em còn chơi rất nhiều trò hay với nhau, khi ra mồ hôi cũng không thấy quá khó chịu. Nam có nước da hơi ngăm đen vì những ngày tháng tuổi thơ cùng em chơi thả diều hay chơi đuổi bắt với đám trẻ hàng xóm. Cậu ấy có dáng người cao, đặc biệt là đôi chân dài nên Nam là người chạy nhanh nhất trong lớp. Nam sở hữu một đôi mắt sáng, lúc nào cũng linh động. Mẹ em nói người nào có đôi mắt như thế là thông minh lắm. Quả thật đúng là vậy. Nam vô cùng thông minh. Trong các giờ học, cậu ấy luôn là người giơ tay hăng hái phát biểu nhất lớp. Dù mới chỉ là học sinh lớp Năm nhưng đôi khi Nam có những câu hỏi mà khiến thầy cô giáo phải bất ngờ. Các bài kiểm tra của Nam luôn đạt điểm cao và đứng đầu lớp. Không chỉ trong các giờ học, mà ngay cả các hoạt động của lớp, Nam cũng nhiệt tình tham gia.

Nam là một người năng nổ, hoạt bát và rất dễ mến. Lớp em ai cũng quý cậu ấy. Nam và em là bạn thân từ nhỏ nên mỗi sáng cậu ấy đều qua rủ em đi học, chiều cùng đi về nhà. Chúng em thân thiết với nhau như hình với bóng khiến nhiều bạn trong lớp phải thắc mắc mà hỏi rằng: “Thế hai đứa không tách nhau ra được à?” Những lúc ấy Nam đều cười xòa và đáp lại rằng: “Không thể đâu, bọn tớ chơi thân với nhau từ bé quen rồi.”

Hồi còn nhỏ, em rất hay bị ốm nên mẹ không bao giờ cho em ra ngoài chơi cùng đám trẻ hàng xóm cả. Mỗi ngày em đều nhìn chúng chơi đùa, cười nói vui vẻ mà vô cùng khát khao. Em cứ nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được chơi cùng chúng thì một ngày mùa thu nọ, nắng vàng dịu nhẹ trải dài khắp muôn nơi, Nam đã chạy đến trước mặt em và rủ em cùng cậu ấy đi chơi thả diều. Ban đầu em vẫn còn ngập ngừng phân vân vì mẹ không cho, nhưng ngay sau đó, Nam đã chạy vào xin phép mẹ em. Chẳng hiểu sao cậu ấy chỉ cần nói vài ba câu là mẹ em đã gật đầu đồng ý rồi. Chẳng thể chờ lâu hơn, em cùng Nam nhanh chân chạy tới triền đê, cả hai đứa cùng nhau chơi thả diều suốt ngày hôm đó. Từ ngày ấy, ngày nào Nam cũng qua rủ em đi chơi cùng, thế rồi hai đứa cứ thế mà thân nhau. Chúng em đã là bạn thân từ khi còn bé đến tận năm lớp Năm rồi, em mong rằng đến lúc lên cấp hai, bọn em vẫn sẽ học chung trường, chung lớp như bây giờ.

Em rất yêu quý Nam. Nam chính là người đã đem tới cho em rất nhiều niềm vui và kỷ niệm. Em mong rằng tình bạn của hai đứa sẽ bền lâu và gắn chặt mãi đến sau này.

chúc bn thành công

2 tháng 10 2018

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.

2 tháng 10 2018

Tre xanh
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
(Cây tre Việt Nam- Nguyễn Duy)
Cây tre xanh từ lâu đã gắn bó với dân tộc ta như một người bạn đồng hành không biết tự bao giờ. Nếu như làng quê Việt Nam không có hình ảnh cây tre lấp ló sau lũy tre làng, có lẽ không còn là làng quê Việt Nam nữa.

Đến với làng cảnh Việt Nam, đến tới cổng làng, ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là những hình ảnh gọi mời kí ức tuổi thơ. Chỉ cần đi vài bước để đến tới xóm làng, đi vào khung cảnh nhịp sống của con người nơi đây thì ta sẽ không thể nào bỏ qua được lũy tre làng. Chúng đứng thành bụi, giăng thành hàng, thành lũy. Những lũy tre mọc cao, dày vươn lên như có ý che chắn cả cả một vùng sinh hoạt bên dưới. Dáng tre mọc thẳng, cao, nhìn có vẻ “gầy gò” mà thực chất rất dẻo dai. Than tre tròn, nhỏ nhắn, màu xanh thẫm, được chia ra làm các đốt. Các nhánh tre thường không mọc trên cao mà mọc ngay gần dưới đất, chúng có rất nhiều gai gồ ghề và thường rất nhỏ. Còn lá tre thì mỏng, nhọn, to chỉ bằng nửa lá xoài mà thôi, tuy lá tre trông mảnh khảnh nhưng rất dẻo dai. Cấu tạo thì có vẻ đơn giản như vậy nhưng cây tre có rất nhiều công dụng, là một phần rất quan trọng trong đời sống của bà con nông dân.

Dân ta xưa kia chưa thể xây nhà gạch, mái ngói, tre trở thành chất liệu lợp mái, lát vách che năng che mưa cho bao gia đình. Tre còn được tận dụng trong nghề thủ công, đan lát, trở thành những chiếc rổ, chiếc rá xinh xắn, tiện dụng theo các cô, các chị ra chợ, ra đồng. Tre làm cán cuốc, cán cày một nắng hai sương với người nông dân để được những mùa gặt bội thu. Tre gắn bó trở thành những thứ đồ hàng cho tụi trẻ chăn trâu, trở thành cái điếu cày làm bạn tuổi già với các cụ già,… Không chỉ thế, các chị, các mẹ còn trở nên duyên dáng hơn nhiều trong chiếc guốc tre thoải mái. Tre đã trở thành người bạn thân thiết với nông dân ta từ xưa đến nay.

Không chỉ trở thành những vật dụng đồng hành cùng người nông dân trong cuộc sống thường ngày, cuộc sống lao động, cây tre còn có vai trò rất quan trọng trong thời kháng chiến. Ở đó, “tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Trong lúc mà dân ta chưa có vũ khí hiện đại, vu khí đều sử dụng phụ thuộc cả vào thiên nhiên. Tre với tính chất dẻo dai mà cứng rắn đã trở thành một vũ khí vô cùng lợi hại của dân ta. Chúng ta ắt hẳn vẫn còn nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng, bẻ tre bên đường, đánh cho quân xâm lược không còn manh giáp. Hay sự kiện Ngô Quyền dùng cọc tre và lợi dụng thủy triều đánh tan quân Nam Hán trên song Bạch Đằng vào năm 938. Đó là minh chứng rất cụ thể cho vai trò to lớn của cây tre trong những trận chiến khốc liệt dành độc lập dân tộc.

Có tầm quan trọng như vậy, từ lâu cây tre đã đi vào tiềm thức của người dân Việt với rất nhiều biểu tượng. Tre luôn mọc thành lũy, thành hàng chứ không bao giờ mọc một mình, đó là tinh thần đoàn kết, đồng lòng. Tre mọc thẳng, mọc cao, không bao giờ mọc nghiêng, cùng sự dẻo dai dễ sống của cây là biểu hiện rõ nhất cho sự kiên cường, bất khuất. Đó đều là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nên mới nói, nhắc đến cây tre là nhắc đến con người Việt Nam.

Tre thật đẹp, thật có ích. Tre là biểu tượng không thể phai đổi, không thể mất đi, tre già măng mọc, sẽ còn mãi đến mai sau. Dù là chiến tranh đã lùi xa, cuộc sống trở nên hiện đại hơn nhưng cây tre vẫn mãi giữ một vị trí quan trọng trong tâm hồn người Việt.

Đất nước có vô vàn sắc màu tươi trẻ nhưng không thể thiếu đi màu xanh của cây tre. Màu xanh ấy đã trở thành bản sắc, biểu tượng cho dân tộc.

k mk nha

28 tháng 1 2018

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.

Quang cảnh lớp học lúc đấy thật lạ thường. Bởi lẽ, môn Văn là một môn học khác xa so với các môn học khác, nó có những đặc điểm đặc thù nhất định. Bạn có thể nhẩm những phép tính trong giờ học Toán, bạn có thể phát biểu và đưa ra ý tưởng của mình về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên đối với môn Hóa học. Nhưng với môn Văn thì khác, nó cần đến sự tập trung và suy nghĩ một cách mạch lạc. Tôi bỗng nhớ đến quang cảnh của lớp tôi trong buổi viết văn hôm đấy, đó là lúc tôi đang học lớp sáu, cô giáo đưa ra đề bài cho chúng tôi là: “ Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện cổ tích Em bé thông minh”.

Sau khi nhận được đề bài, tất cả thành viên trong lớp đều chăm chú làm bài, mọi người đều vạch ra dàn ý trước khi viết vào giấy để tránh những sai sót không đáng có. Quang cảnh lớp học thật tĩnh lặng, chỉ có những tiếng kêu nhỏ nhẹ của ngòi bút. Ngoài ra còn có tiếng hót của những chú chim đang đậu trên cây bàng trước của lớp. Ai nấy đều suy nghĩ, viết ra những gì mà mình đã được học.

Cứ thế, bốn mươi học sinh trong lớp đều say mê làm bài nhưng mỗi người có một sắc thái khác nhau. Có người thì trầm ngâm suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo. Có bạn thì cặm cụi viết mà không để ý xem xung quanh đang xảy ra chuyện gì, ngòi bút in hằn trên trang giấy trắng gắn liền với tuổi học trò. Đôi khi, có một số bạn khẽ cười, chắc là các bạn đang nghĩ đến những chi tiết độc đáo trong câu chuyện.

Ngoài khi, sân trường như vắng lặng, bởi lẽ đang trong giờ học. Những làn gió của mùa thu khẽ đưa vào lớp, như là một lời động viên và chúc chúng tôi làm bài thật tốt để đạt được điểm số thật cao. Trước khi làm bài, cô giáo không gợi ý gì thêm, cô chỉ nhắc nhở bọn tôi đọc kĩ đề, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bài.

Gần hai phần ba thời gian trôi qua, chúng tôi gần như sắp hoàn thiện bài văn của mình để nộp cho cô giáo. Có những người có vẻ hài lòng với những gì mình đã viết, ngồi cười tùm tỉm và viết nốt những nội dung còn lại của bài văn. Có bạn lại không hài lòng lắm với bài làm và ngồi lắc đầu, nhưng sau đó vẫn cố gắng tiếp tục viết tiếp vì đã không còn nhiều thời gian để làm lại bài. Mỗi hành động của từng người lúc đấy làm tôi không thể nào quên được, tôi còn nhớ như in cái Quỳnh làm 3 tờ giấy vì bạn ấy là một trong những học sinh giỏi Văn nhất lớp tôi. Quỳnh cứ lấy bút là viết những lời văn của bạn ấy thực sự rất hay và sâu sắc.

Không còn nhiều thời gian nữa, ai nấy đều hoàn thiện bài văn của mình để nộp cho cô giáo, những giây phút cuối cùng có vẻ như ồn ào hơn một chút. Có bạn đã hoàn thiện bài viết của mình trước giờ và đang ngồi đọc lại để sửa lỗi chính tả, có bạn chưa viết xong, cặm cụi viết tiếp cho kịp giờ. Không khí lúc ấy thật đặc biệt. Khi cô giáo thông báo hết giờ thì tất cả dừng bút và không ai viết tiếp nữa. Tôi còn nhớ rõ năm đó là Minh, bạn thân của tôi làm lớp trưởng. Bạn ấy đứng lên và đi thu từng bài một, sắp xếp gọn gàng rồi nộp cho cô giáo. Tiếng thở phào nhẹ nhõm của mỗi thành viên được vang lên bởi lẽ chúng tôi đã hoàn thành bài viết của mình. Cho dù nó có như thế nào đi chăng nữa thì bọn tôi cũng đã cố gắng hết sức mình để làm tốt bài Làm văn.

Chẳng hiểu sao khi nhìn lại kí ức ấy, tôi lại nghĩ nó như vừa xảy ra vậy, thân quen một cách lạ thường. Quang cảnh của lớp học trong giờ viết Làm văn có lẽ sẽ theo tôi trong suốt chặng đường của mình, nó hiện hữu trong tôi một cách đặc biệt, khó có thể diễn tả bằng lời. Tôi còn nhớ trong bài Văn ấy tôi được cô giáo cho 7 điểm và nhận xét rằng tôi có tiến bộ. Thật sự quang cảnh lớp học hôm đấy làm tôi nhớ mãi, sẽ không bao giờ quên.

28 tháng 1 2018

Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.

Quang cảnh lớp học lúc đấy thật lạ thường. Bởi lẽ, môn Văn là một môn học khác xa so với các môn học khác, nó có những đặc điểm đặc thù nhất định. Bạn có thể nhẩm những phép tính trong giờ học Toán, bạn có thể phát biểu và đưa ra ý tưởng của mình về những phản ứng xảy ra trong tự nhiên đối với môn Hóa học. Nhưng với môn Văn thì khác, nó cần đến sự tập trung và suy nghĩ một cách mạch lạc. Tôi bỗng nhớ đến quang cảnh của lớp tôi trong buổi viết văn hôm đấy, đó là lúc tôi đang học lớp sáu, cô giáo đưa ra đề bài cho chúng tôi là: “ Suy nghĩ của em sau khi học xong truyện cổ tích Em bé thông minh”.

Sau khi nhận được đề bài, tất cả thành viên trong lớp đều chăm chú làm bài, mọi người đều vạch ra dàn ý trước khi viết vào giấy để tránh những sai sót không đáng có. Quang cảnh lớp học thật tĩnh lặng, chỉ có những tiếng kêu nhỏ nhẹ của ngòi bút. Ngoài ra còn có tiếng hót của những chú chim đang đậu trên cây bàng trước của lớp. Ai nấy đều suy nghĩ, viết ra những gì mà mình đã được học.

Cứ thế, bốn mươi học sinh trong lớp đều say mê làm bài nhưng mỗi người có một sắc thái khác nhau. Có người thì trầm ngâm suy nghĩ xem mình sẽ làm gì tiếp theo. Có bạn thì cặm cụi viết mà không để ý xem xung quanh đang xảy ra chuyện gì, ngòi bút in hằn trên trang giấy trắng gắn liền với tuổi học trò. Đôi khi, có một số bạn khẽ cười, chắc là các bạn đang nghĩ đến những chi tiết độc đáo trong câu chuyện.

Ngoài khi, sân trường như vắng lặng, bởi lẽ đang trong giờ học. Những làn gió của mùa thu khẽ đưa vào lớp, như là một lời động viên và chúc chúng tôi làm bài thật tốt để đạt được điểm số thật cao. Trước khi làm bài, cô giáo không gợi ý gì thêm, cô chỉ nhắc nhở bọn tôi đọc kĩ đề, suy nghĩ thật kĩ trước khi làm bài.

27 tháng 12 2017

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp.Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp.Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa.Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.

12 tháng 7 2018

Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.

Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.

Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.

Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.

Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.