K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2021

Em tham khảo:

 Chúng ta hãy giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.Cùng với quá trình hội nhập thế giới, sự giao thoa văn hóa xã hội đòi hỏi ngôn ngữ phải có những thay đổi để đáp ứng các nhu cầu giao tiếp mới.Từ khi nước ta bắt đầu hội nhập thì ngôn ngữ cũng dần dần xuất hiện những hiện tượng mới mẻNhững từ ngữ mới, cách diễn đạt mới được hình thành để thêm vào những khái niệm, ngữ nghĩa mà trong vốn tiếng Việt trước đó còn thiếu vắng. Cùng với mặt tích cực ấy, mặt tiêu cực cũng biểu hiện với không ít các cách nói, cách viết “khác lạ” trong giới trẻ làm mất đi hoàn toàn bản sắc vốn có của tiếng Việt.Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người và xã hội loài người, đảm bảo một mặt truyền đạt và hiểu biết lẫn nhau của các thành viên xã hội.Ngôn ngữ không chỉ truyền đạt thông tin mà còn tác động đến nhân cách, hình thành nhân cách và biến đổi theo chiều hướng tốt hoặc xấu.Ngôn ngữ không chỉ là tấm gương phản chiếu thụ động đời sống xung quanh mà còn can thiệp vào bức tranh thế giới nhân cách, vào văn hóa ngôn ngữ của nó, đặt vào nó nhãn quan thế giới, chỉnh sửa, làm biến đổi nhân cách một cách hợp lý.Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay đã trở thành vấn đề cấp bách, cần sự chung tay của các lực lượng xã hộiChủ thể của nhận thức và hành động, giới trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng Việt trên cơ sở “kế thừa và phát huy truyền thống đi đôi với việc sáng tạo những giá trị mới phù hợp với tinh thần thời đại…”.

3 tháng 4 2021

Diễn dịch thì pk có câu chủ đề chứ

3 tháng 4 2021

Câu chủ đề là: Chúng ta phải yêu quý, giữ gìn sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ

 

2 tháng 9 2018

Mk ko hiểu chỗ " theo chủ đề tiếng việt của chúng ta rất đẹp " .

Mở đầu “Sang thu” là những cảm nhận tinh tế, bất ngờ của nhà thơ Hữu Thỉnh trước không gian nơi đồng quê êm đềm, dịu dàng mà thơ mộng(1):
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Đặt từ “bỗng” ở đầu khổ thơ, tác giả cho thấy, mùa thu đến khá bất ngờ và đột ngột, dường như không hẹn trước(2). Bắt đầu mùa thu không phải là nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc như trong thơ cổ mà là “hương ổi” nơi vườn quê(3). Cái hương thơm nồng nàn ấy, thân thuộc ấy đang “phả vào trong gió se” – thứ gió heo may, khô lạnh, dịu dàng chỉ xuất hiện độ giao mùa ở miền Bắc(4). Dùng từ “phả” tác giả gợi hương thơm ngan ngát của ổi chín như lắng đọng, sánh lại, lan tỏa trong không gian, thấm vào tâm tưởng, đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ(5). Từ láy gợi hình cùng nghệ thuật nhân hóa – “sương chùng chình qua ngõ” gợi hình ảnh làn sương duyên dáng, yểu điệu như đang đợi chờ, đang lưu luyến nửa ở, nửa đi(6). Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác, và thị giác, tác giả cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đều hiện diện(7). Phút giây giao mùa của thiên nhiên, cảm thấy rồi, nhìn thấy rồi, vậy mà thi nhân vẫn sững sờ, khó tin: “Hình như thu đã về”.(8)

# MissyGirl #

https://alfazi.edu.vn/question/5b8a626cb067113822bfbc62

vào đây để nhận phần quà hấp dẫn nha

và nói là Nick lâm mời nhé 

cám ơn và hậu tạ

2 tháng 5 2022

Đoạn trích Nước Đại Việt ta được công nhận là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Thật vậy, nó đã được thể hiện qua  5 phương diện. Trong đoạn trích nó đã khẳng định rõ vấn đề trên thông qua nhiều dẫn chứng về chủ quyền, lãnh thổ, chân lí về nền độc lập dân tộc. Nước ta có một nền văn hiến nghìn năm, đây là điều mà không phải quốc gia nào cũng có được vì đó là quốc hồn của dân tộc.Ôi! Đây chính là một nét đẹp văn hóa tồn tại tại từ bao đời nay. Lịch sử văn hiến ấy là bằng chứng rõ nhất cho sự tồn tại toàn vẹn lãnh thổ được phân định rõ ràng, độc lập dân tộc. Không những vậy, lãnh thổ nước ta cũng được giới hạn bởi đường biên giới, được chia cách từ thuở sơ khai dựng nước. Được phân chia thành hai miền Nam - Bắc, mỗi miền có những phong tục khác nhau, mỗi phong tục mang nét đẹp riêng của nó. Đây là minh chứng rõ nhất để  thấy nước ta là đất nước độc lập, có chủ quyền. Và hơn hết, trong văn bản nước Đại Việt ta, tác giả đã liệt kê một số các triều đại nước ta và dùng từ "để" để so sánh các  triều đại nước ta cũng ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. Nhân tài là nguyên khí của quốc gia, hào kiệt chính là bằng chứng cho linh khí, long mạch của một đất nước.Và nước ta cũng vậy, mỗi thời gian lịch sử đều xuất hiện các anh hùng hào kiệt khắp nơi. Bằng biện pháp tu từ liệt kê, sử dụng dẫn chứng xác thực theo trình tự lịch sử thì tác giả khẳng định về sự độc lập dân tộc, nếu ai mà xâm lược nước Đại Việt ta thì sẽ nhận một cái kết thảm hại nhờ lòng yêu nước nồng nàn của mọi người dân. Lời khẳng định đanh thép về sức mạnh chân lí, chính nghĩa, là lẽ phải không thể chối cãi. Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai này đã có rất nhiều sự tiến bộ hơn so với bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên là Nam Quốc Sơn Hà. Trong văn bản Nam Quốc Sơn Hà mới chỉ khẳng định ranh giới và nền độc lập của dân tộc còn trong văn bản "Nước Đại Việt ta" đã tiếp tục phát huy về ranh giới, nền độc lập và phát triển thêm nền văn hiến, hào kiệt, phong tục tập quán và lịch sử nghìn năm. Qua đó, chúng ta thấy được rằng "Nước Đại Việt ta'' là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai khẳng định nền độc lập dân tộc của đất nước ta và chủ quyền riêng không ai xâm phạm.

Bạn tham khảo nha

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Hiện nay, trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh tiếp thu và Việt hóa được nhiều cái hay, cái đẹp của tiếng nói, chữ viết nước ngoài, thì sự trong sáng của tiếng Việt đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự lai căng tiếng nói, chữ viết của nước ngoài ngày một tăng. Dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài. Biểu hiện dễ thấy nhất là việc sử dụng thường xuyên những từ như: show (biểu diễn), live-show (biểu diễn trực tiếp), nhạc classic (nhạc cổ điển), nhạc country (nhạc đồng quê), nhạc dance (nhạc nhảy), các fan (người hâm mộ)… thay cho chữ Việt vốn đã có sẵn, đủ nghĩa, dễ hiểu, trong sáng. Cách diễn đạt này đôi khi sẽ gây nên sự khó hiểu, làm mất đi tính mạch lạc của đoạn hội thoại. Đồng thời, do ngôn ngữ còn tác động đến quá trình hình thành nhân cách, sử dụng tràn lan các từ ngữ nước ngoài không tránh được việc tạo ra tâm lí sính ngoại, coi nhẹ văn hóa cũng như đồ dùng Việt Nam. Sinh thời, Bác Hồ và Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường tự mình nêu gương sáng và thường nhắc nhở mọi người tránh bệnh nói chữ, sính dùng từ gốc Hán khi có thể diễn đạt bằng tiếng Việt. Thiết nghĩ, học theo những tấm gương ấy, Nhà nước nên có quy định chặt chẽ, xây dựng quy định chuẩn về việc dùng từ tiếng nước ngoài trong các văn bản, nhất là văn bản chính thức của Nhà nước. Các trường học cũng phải chú trọng, đẩy mạnh giáo dục học sinh giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Tất cả chúng ta cần ý thức được vẻ đẹp, giá trị của tiếng mẹ đẻ, nâng niu, giữ gìn nó trong từng lời nói hàng ngày. Bởi, đúng như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng nói: “Tiếng ta còn, nước ta còn”. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng là một cách để ta thể hiện tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.