K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2019

Giai đoạn 2001-2005 do chưa có chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp, nhờ có máy cày nhu cầu về trâu cày giảm nên số lượng trâu trong phạm vi cả nước tăng rất chậm, tốc độ tăng bình quân 1%/năm, năm 2001 đàn trâu cả nước có 2,08 triệu con, năm 2005 có 2,92 triệu con. Đàn trâu của nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc chiếm 87,91%, tập trung ở các vùng: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc; miền Nam chỉ có 12,09%. Các tỉnh có số lượng đàn trâu nhiều nhất trên cả nước: Nghệ An, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Sơn La…

Năm 2001 sản lượng thịt trâu đạt 51,38 nghìn tấn, năm 2005 đạt 59,8 nghìn tấn, tốc độ tăng trung bình đạt 4% năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thịt trâu so với các loại thịt khác là rất thấp 2,4-3% trong tổng sản lượng thịt. Bình quân thịt trâu/người/năm ở nước ta trong giai đoạn 2001-2005 từ 0,65kg đến 0,72kg/người/năm (tương đương 0,3kg thịt xẻ/người/năm). Hiện nay, thịt trâu chất lượng cao đã được tiêu thụ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Một số vùng trong nước đã có thói quen tiêu thụ thịt trâu từ lâu, theo kết quả điều tra của Viện Chăn nuôi năm 1996, ở thị trường Hà Nội thịt trâu chiếm 52,4% trong tổng số thịt trâu, bò và 96,6% ở Thái Nguyên. Hàng năm, hàng vạn con trâu to được đưa từ vùng núi về miền xuôi để bán thịt hoặc xuất khẩu. Như vậy, nhu cầu thịt trâu và thị trường tiêu thụ thịt trâu trong tương lai còn rất lớn.

Bên cạnh đó, trâu còn là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng đối với nông nghiệp và nông thôn, trâu cày kéo ở tất cả mọi địa hình: ruộng nước, bậc thang và kéo gỗ trong rừng, dưới suối. Một nước nông nghiệp trồng lúa nước như Việt Nam vai trò của con trâu vô cùng quan trọng đối với việc cày bừa, làm đất ở ruộng sâu cũng như việc làm đất ở các ruộng bậc thang của các tỉnh miền núi phía Bắc. Bởi chưa có loại máy móc cơ giới nào có thể thay thế được con trâu.

Ngoài sức kéo thì phân bón hữu cơ từ chăn nuôi trâu có ý nghĩa rất lớn đối với các loại cây trồng. Mỗi con trâu bình quân cho 3,5-4,0 tấn phân hữu cơ. Do đó hàng năm đàn trâu nước ta cung cấp 9-10 triệu tấn phân bón hữu cơ cho trồng trọt.

Mặt khác, trâu là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành da giày. Sừng và móng trâu chế tạo thành lược, cúc áo, nhạc cụ, hàng mỹ nghệ cao cấp và đồ trang sức đắt tiền. Lông trâu dùng làm bàn chải, bút lông…

Chăn nuôi trâu hiện nay chủ yếu theo phương thức truyền thống, quảng canh, tận dụng nuôi trâu để lấy sức kéo và phân bón. Một số nơi chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản như: An Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hoá, Bình Phước.

Chăn nuôi trâu trong những năm qua chưa phát triển do một số nguyên nhân sau:

- Thiếu trâu đực giống cho các vùng đồng bằng.

- Thiếu các cơ sở trâu giống.

- Khâu nhận giống trâu chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống đàn trâu giống quốc gia và các vùng giống trâu cũng như hệ thống cung cấp và luân chuyển trâu đực giống vẫn bị xem nhẹ. Đàn trâu hiện nay không được chọn lọc. Thực tế cho thấy đàn trâu đang bị chọn lọc ngược, vì ở nhiều vùng trâu đực to bị bán đi giết thịt, trâu đực nhỏ được giữ lại cho cày kéo là chính, đồng thời sử dụng làm giống.

- Công tác nghiên cứu về con trâu ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.

- Trong thời gian dài chúng ta có nhiều chính sách phát triển các ngành chăn nuôi khác nhưng cho đến nay vẫn chưa có chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu; đặc biệt là chính sách quốc gia về phát triển chăn nuôi trâu ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp.

- Chưa có quy hoạch cụ thể cho việc trồng cỏ nên trâu thường thiếu thức ăn vào vụ Đông Xuân.

- Người chăn nuôi còn thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng cỏ cũng như các kỹ thuật chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Nhu cầu dùng sức kéo của trâu trong sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng giảm mà giá trâu hơi lại thấp, người chăn nuôi trâu thiệt thòi nên số lượng đàn trâu không tăng.

- Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, không có sự cách ly giữa các đàn gia súc nên dễ lây lan dịch bệnh (bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán…) và dịch bệnh không được kiểm soát chặt chẽ nên đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu trên cả nước nói chung và của các tỉnh miền núi nói riêng.

Để chăn nuôi trâu phát triển cần thực hiện một số giải pháp như:

1. Công tác giống

+ Chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng, số lượng đàn trâu nội:

- Bình tuyển chọn đực giống trong nước, đặc biệt trâu đực giống tốt ở các vùng chăn nuôi trâu.

- Chọn những con đực có khối lượng từ 450kg trở lên, ngoại hình đẹp, cân đối, khoẻ mạnh, tánh hăng cao, xếp cấp tổng hợp phải đạt từ cấp 1 trở lên.

- Phấn đấu đưa tỷ lệ đực giống tốt chiếm 10% tổng đàn.

- Bình tuyển trâu cái: chọn trâu cái có khối lượng từ 300kg trở lên, ngoại hình đẹp, cân đối, khoẻ mạnh, bầu vú phát triển đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, xếp cấp tổng hợp phải đạt từ cấp 2 trở lên. Tăng tỷ lệ đẻ: 8-10% đàn cái sinh sản nhằm tạo đàn cái nền phục vụ cho các vùng giống trâu…

+ Xây dựng các vùng giống trâu để cung cấp những con giống tốt cho cả nước.

+ Thực hiện đảo đực giữa các vùng chăn nuôi trâu để tránh hiện tượng cận huyết.

+ Đầu tư kinh phí nhập tinh hoặc nhập trâu đực giống để cải tạo đàn trâu nội và làm tươi máu.

2. Phương thức chăn nuôi

- Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại thâm canh nhỏ và vừa tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Khuyến khích các hộ gia đình, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi trâu thâm canh kết hợp với trồng cỏ và chế biến thức ăn thô xanh.

3. Thức ăn

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, đồng thời chuyển đổi một số diện tích đất để trồng cỏ thâm canh nuôi trâu.

+ Quy hoạch lại diện tích trồng cỏ nuôi trâu, mạnh dạn chuyển đổi đất canh tác sang trồng cỏ, trồng thức ăn phục vụ chăn nuôi, xem trồng cỏ như là nghề nhà nông và cỏ là hàng hoá.

4. Thị trường

- Khuyến khích mở và duy trì chợ trâu truyền thống tạo điều kiện cho mua bán trâu giống và trâu thịt.

- Xây dựng chiến lược về thị trường dựa trên tiềm năng phát triển và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt trâu trong nước và khu vực.

- Chủ động tổ chức sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá có số lượng lớn, ổn định đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hiện tại cũng như trong tương lai, con trâu vẫn tồn tại, phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối với nông dân miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

23 tháng 1 2019

1 Trình bày những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi của nước ta. Tạisao chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,…) ?

a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi

– Thuận lợi:
+ Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp,…
+ Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
+ Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

– Khó khăn:
+ Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao.
+ Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng, hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

b) Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phẩm từ sữa của người dân.

2 Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế. Hãy kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùngnày và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta.

a) Chứng minh
– Biển có nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, đặc sản (tổ yến,…); bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong,…), nhiều bãi biển đẹp (Nha Trang, Mũi Né,…).
– Khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng (đặc biệt cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa), vàng, dầu khí. Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ.
– Rừng có diện tích tương đối lớn (độ che phủ 38,9%) với nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
– Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ; các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.

b) Kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta
– Hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
– Ba đảo: Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà.

25 tháng 1 2019

Bạn tìm trên mạng có nhiều bài lắm

25 tháng 1 2019

hăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tình hình chăn nuôi ở Việt Nam phản ánh thực trạng chăn nuôi, sử dụng, khai thác, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm động vật (súc vật nuôi) và tình hình thị trường liên quan tại Việt Nam. Chăn nuôi Việt Nam có lịch sử từ lâu đời và đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như đời sống từ bao năm qua. Hiện nay, theo xu thế của một nền kinh tế đang chuyển đổi, chăn nuôi Việt Nam cũng có những bước đi mới và đạt được một số kết quả nhất định.

Trong ngành chăn nuôi thì con giống, dinh dưỡng và quản lý vấn đề vệ sinh chuồng trại là những yếu tố quan trọng nhất đối với người nuôi, những yếu tố này là cả một quá trình đầu tư, học tập, tích lũy kinh nghiệm và đào tạo huấn luyện một cách thường xuyên nhưng ở chăn nuôi Việt Nam thì lại còn bất cập và nhiều khó khăn, nhất là công tác quản lý và công tác thị trường. Hạn chế của chăn nuôi Việt Nam vẫn là quy mô nhỏ, năng suất thấp, lệ thuộc vào nguyên liệu, con giống, kỹ thuật và thị trường của nước ngoài, sức cạnh tranh kém cũng như việc sử dụng chất kháng sinh, chất cấm, chất độc trong chăn nuôi và tiêu dùng còn rất cao.

Trong thời gian hiện nay có xuất hiện những thách thức và nguy cơ ngày càng rõ rệt đang đe dọa đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi Việt Nam, đặc biệt và nhất là trong tình hình hội nhập và cạnh tranh kinh tế càng gay gắt. Thậm chí còn có những quan ngại giấy lên về sự phá sản, xóa xổ của ngành chăn nuôi Việt Nam khi hội nhập quốc tế với những hiệp định thương mại quốc tế, chăn nuôi trong nước sẽ đứng trước nguy cơ xóa sổ vì không cạnh tranh được với thịt nhập khẩu[1]. Có những quan điểm cho rằng ngành chăn nuôi của Việt Nam đang là vật tế thần, bị đem hy sinh để đánh đổi những lợi ích khác từ các hiệp định thương mại.

7 tháng 5 2022

42. Một trong các đặc điểm của nền nông nghiệp có hiệu quả cao của Châu Âu là:

A. Trồng trọt và chăn nuôi phát triển như nhau;

B. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt;

C. Trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi;

D. Chỉ phát triển trồng trọt

42: Tổng diện tích của châu Đại Dương là:

   A. 7,7 triệu km2.                                      

   B. 8,5 triệu km2.

   C. 9 triệu km2.

   D. 9,5 triệu km2.

43: Trong số các loài vật dưới đây, loài nào là biểu tượng cho châu lục Ô-xtrây-li-a?

   A. Gấu.

   B. Chim bồ câu.

   C. Khủng long.

   D. Cang-gu-ru.

7 tháng 5 2022

42. Một trong các đặc điểm của nền nông nghiệp có hiệu quả cao của Châu Âu là:

A. Trồng trọt và chăn nuôi phát triển như nhau;

B. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt;

C. Trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi;

D. Chỉ phát triển trồng trọt

42: Tổng diện tích của châu Đại Dương là:

   A. 7,7 triệu km2.                                      

   B. 8,5 triệu km2.

   C. 9 triệu km2.

   D. 9,5 triệu km2.

43: Trong số các loài vật dưới đây, loài nào là biểu tượng cho châu lục Ô-xtrây-li-a?

   A. Gấu.

   B. Chim bồ câu.

   C. Khủng long.

   D. Cang-gu-ru.

Thu gọn

4 tháng 5 2022

Tham Khảo:

-Vai trò của chăn nuôi là cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác

-Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi là phát triển toàn diện ; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào trong sản xuất , đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Địa phương em : có những quy mô chăn nuôi lớn , xây dựng trang trại chăn nuôi, chọn lựa giống tốt, thức ăn tự nhiên không chất độc hại , chăm sóc theo quy mô hiện đại , tăng cường về cơ sở , vật chất, năng lực cán bộ. 

4 tháng 5 2022

tk

-Vai trò của chăn nuôi là cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác

-Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi là phát triển toàn diện ; đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kĩ thuật vào trong sản xuất , đầu tư cho nghiên cứu và quản lí nhằm tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Địa phương em : có những quy mô chăn nuôi lớn , xây dựng trang trại chăn nuôi, chọn lựa giống tốt, thức ăn tự nhiên không chất độc hại , chăm sóc theo quy mô hiện đại , tăng cường về cơ sở , vật chất, năng lực cán bộ. 

16 tháng 2 2016

a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta

- Thuận lợi

    + Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu, lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp

     + Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp

     + Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Khó khăn :

    + Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng  chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu)

    + Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.

b) Tình hình phát triển chăn nuôi trâu bò của nước ta

- Đàn trâu ổn định ở mức 2.9 triệu con, đàn bò 5.5 triệu con ( năm 2005)  và có xu hướng tăng mạnh

- Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc bộ ( hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạn ở ven Tp ồ Chí Minh, Hà Nội

c) Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạn ở ven thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phẩm từ sửa của người dân

27 tháng 11 2016

2.

2. Đặc điểm

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Đây là đặc điểm quan trọng nhất. Ngoài các đồng cỏ tự nhiên thì phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi đều do ngành trồng trọt cung cấp.

- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ những thành tựu khoa học - kĩ thuật. Các đồng cỏ tự nhiên được cải tạo, các đồng cỏ trồng với các giống mới cho năng suất và chất lượng cao ngày càng phổ biến. Thức ăn cho gia súc, gia cầm được chế biến bằng phương pháp công nghiệp.
- Trong nền nông nghiệp hiện đại, ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức (từ chăn nuôi chăn thả, sang chăn nuôi nửa chuồng trại, rồi chuồng trại đến chăn nuôi công nghiệp) và theo hướng chuyên môn hóa (thịt, sữa, len, trứng...).

 

8 tháng 3 2022

D

8 tháng 3 2022

D

25 tháng 8 2023

Chăn nuôi ở địa phương em nói chung còn khá lạc hậu, người dân vẫn đang phải rất vất vả, bỏ nhiều thời gian, công sức vào quá trình chăn nuôi nhưng vật nuôi vẫn không tránh khỏi những ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh. Thêm vào đó, việc xử lí chất thải chăn nuôi cũng chưa được đảm bảo. Nhiều hộ chăn nuôi còn xả thải trực tiếp ra môi trường, gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Đề xuất một số phương pháp phát triển chăn nuôi trong thời 4.0:

- Đầu tư xây dựng các khu chăn nuôi tập trung quy mô lớn với công nghệ hiện đại gắn với các nhà máy, cơ sở bảo quản, chế biến thực phẩm có giá trị xuất khẩu cao.

- Sử dụng robot thay thế sức lao động của con người.

- Trang bị hệ thống máy móc hiện đại như máy cho ăn, máy cắt cỏ tự động, máy phun thuốc, hệ thống điều hòa nhiệt độ,...

- Sử dụng hệ thống giám sát sức khỏe vật nuôi tự động,...

- Ứng dụng công nghệ sinh học vào xử lí chất thải, tạo ra các giống vật nuôi kháng bệnh tốt,...

2 tháng 1 2022

Tham khảo:

Phường nơi em ở tương đối nghèo so với các phường trong quận và tập trung nhiều người lao động ở nơi khác đến. Tuy vậy, trong thời gian qua nhân dân trong Phường đã làm được nhiều việc tốt, đáng kể nhất là việc giữ gìn đường phố sạch đẹp.

Trước kia, ít ai chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh chung. Các ngõ hẻm thường ngập ngụa rác, nước thải. Các nhà trọ nhếch nhác, quần áo phơi ngay lối đi. Mỗi khi có khách đến nhà em, đi qua ngõ, mẹ em lộ vẻ ngại ngùng. Thời gian sau này, thường xuyên xuống thăm các tổ dân phố các vị lãnh đạo trong Phường thống nhất phát động bà con tham gia giữ gìn thành phố sạch đẹp.

Ngày chủ nhật, từng tốp thanh niên xung kích bắc loa kêu gọi mọi nhà làm vệ sinh nhà ở, phần hẻm trước cửa nhà. Ai nấy mang chổi quét sạch rác, nhổ cỏ khơi thông cống rãnh. Lũ muỗi trốn dưới cống bị xịt thuốc tiêu diệt sạch. Không những thế, các tờ giấy quảng cáo dán trên cột điện được lột ra, các số điện thoại in trên tường nhà được cạo đi, quét lại sơn mới. Mọi người vui vẻ lao động trong tiếng trống ếch của đội thiếu nhi. Các anh chị đoàn viên vừa giúp bà con dọn dẹp, vừa cười nói ầm ĩ. Kết thúc buổi sáng, nhà cửa, các ngõ hẻm trong Phường sạch sẽ, quang đãng hẳn ra. Ai nấy tươi cười, lộ vẻ hài lòng.

Từ đó trở về sau, người dân trong phường vẫn tiếp tục phát huy việc giữ gìn đường phổ sạch đẹp. Khu phố nơi em ở đã đổi mới, thay đổi bộ mặt. Bà con đang phấn đấu trở thành : “Khu phố văn hóa”.