Dựa vào văn bản sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, kết hợp trí tưởng tượng và sáng tạo, em hãy kể lại chuyến đi du lịch kì thú của mình khi đến vùng sông nước Cà Mau
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Là mảnh đất địa đầu tận cùng phía Nam của Việt Nam, mũi Cà Mau được nhắc đến như một vùng đất thiêng trong tâm thức người Việt. Với những hình ảnh đầy thân thương từ ruộng đồng bạt ngàn cò bay thẳng cánh, những đìa tôm, những mái nhà tranh ngói xen lẫn phủ dưới bóng dừa, những cây cầu khỉ với dòng sông bến nước con đò… nơi đây luôn toát lên những nét quyến rũ khác biệt đến khó tả với những du khách vốn không phải con dân vùng sông nước khi đến đây.
Đất đai ở Cà Mau đang sinh sôi nảy nở. Bãi Khai Long có hàng dương xanh ngát, có bờ cát chạy dài tới sáu cây số và rộng hàng trăm mét, mỗi năm phù sa lại lấn biển ở chính nơi đây từ tám mươi đến một trăm mét nữa. Điều thú vị là đất mở ra tới đâu, cây mắm mọc lên tới đó, như là để giữ đất đừng có trôi đi, khi thớ đất đã se kết tầng cây đước lao tới, nhanh chóng cùng với mắm tạo thành rừng. Trong rừng Cà Mau lạ nhất vẫn là cây đước. Khi cây cao ngang thân người là rễ phụ đâm ra. Nó thẳng, gần như cái que chứ không mềm tua tủa như rễ phụ ở cây đa hay cây si ngoài Bắc. Những nan rễ phụ ấy cắm trên đất tạo ra cháng rễ hình cái nơm, làm cho cây đước vững vàng đời đời, trong khi rễ chính nếu không thoái hóa thì cũng không còn giá trị gì nữa.
Một điểm có thể coi là “đặc sản” nơi đây, đó chính là sông nước. Chính sông nước đã tạo dựng nên sự sống đa dạng, phong phú cho những con người nơi đây. Sông cho họ cái tôm, con cá; sông cung cấp phù sa cho ruộng đồng và sông cũng là loại hình giao thông phổ biến nhất tại đây. Mọi sinh hoạt diễn ra từ đời sống đến giao thương đều thấy được hầu hết trên những chuyến đò.
Cà Mau có khá nhiều chợ nổi nhưng có hai chợ được xếp loại là chợ nổi phường 8, trên sông Gành Hào, Cà Mau và chợ nổi Thới Bình, tại ngã ba sông Trẹm – Chắc Băng, huyện Thới Bình.
Phần lớn chợ nổi nhóm họp, buôn bán trên sông mang tính tự phát. Sản phẩm trao đổi mua bán chủ yếu là các loại hàng nông sản thực phẩm, trái cây, hoa màu… sản xuất tại địa phương, các vùng lân cận chuyển tới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ hoặc đưa đi tiêu thụ tại các chợ huyện, xã…
Từng chiếc thuyền, ghe với bắp cải, khoai lang, bầu, bí, sắn, quýt, cam… treo lủng lẳng trên mui để giới thiệu, mời gọi khách mua hàng. Và, đây cũng là hình ảnh thường thấy tại các tỉnh khu vực Đồng bằng Sông Cửu long.
Đến Cà Mau vào một ngày đầu hạ, với những khách lạ không biết bơi thì việc ngồi chòng chành trên một chiếc ghe nhỏ và bước từ ghe này qua ghe khác xem, mua đồ quả là một thử thách không nhỏ. Bạn, rất có thể sẽ bị ngã bởi sự “ghập ghềnh” sóng nước. Nhưng đổi lại, một thế giới khép kín được mở ra trên sông, thường là nơi giao tụ của khá nhiều những con sông, rạch trong vùng.
Bước xuống chiếc ghe nhỏ bé, đó là cả một gia đình lưu động tại đây. Cũng có những thiết bị, dụng cụ gia đình giản đơn, cũng có những thế hệ cha con thắm đượm. Cuộc sống của họ nay đây mai đó, sông chảy đến đâu, đó là nhà. Đời sóng nước lênh đênh, hợp tan theo con nước với đầy, theo từng phiên chợ sớm, theo từng gánh hàng treo trên mũi ghe. Với nhiều đứa trẻ, trong giấc mơ của các em, chỉ có con thuyền, bến nước và những buổi chợ sớm khuya. Người dân nơi đây vốn hay cho rằng, bao giờ sông cạn nước thì chợ nổi mới không tồn tại. Nói như vậy để thấy rằng, đây đã trở thành một nét văn hóa, một lối sống riêng biệt, đặc trưng của người dân nơi đây.
Người Việt khi nói về đất nước của mình thường dùng câu “Nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau”. Vì vậy, trong tâm thức mỗi người, cùng với Ải Nam Quan, Mũi Cà Mau là một địa điểm thiêng liêng, xa xôi nhưng rất đỗi gần gũi. Và, nếu bạn một lần đặt chân đến nơi đây, bạn sẽ bị “chòng chành” bởi sóng nước, bởi sự thân thiện của người dân và tâm hồn bạn cũng sẽ đôi lúc “chòng chành” vì những cuộc đời lênh đênh sông nước.
Em rất thích xem bộ phim Đất phương Nam chiếu trên màn ảnh nhỏ. Đây là bộ phim được dàn dựng từ tác phẩm nổi tiếng của Đoàn Giỏi - một nhà văn chuyên viết về đề tài thiên nhiên và con người vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ thời kì chống Pháp xâm lược.
Tác phẩm Đất rừng phương Nam được sáng tác vào năm 1957, sau khi nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc. Tác giả đã đem đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ và phong phú, từ đó thêm yêu mến thiên nhiên và con người ỏ mảnh đất tận cùng của Tổ quốc. Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII của tác phẩm nói trên.
Qua đoạn văn này, em nhận thấy rằng đất mũi Cà Mau có vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh tiêu biểu cho cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất cực Nam Tổ quốc.
Em có cảm tưởng như được cùng với chú bé An (nhân vật chính của truyện) ngồi trên con thuyền len lỏi qua các kênh rạch chằng chịt như mạng nhện của rừng u Minh để rồi đổ ra sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Cả một không gian rộng lớn được bao phủ bởi một màu xanh bất tận: trên thì trời xanh, dưới thì nước xanh, chung quanh mình cũng chỉ toàn một sắc xanh cây lá.
Âm thanh đặc trưng của xứ sở này là tiếng rì rào bất tận của những khu rừng đước bạt ngàn, cùng tiếng sóng ì ầm từ biển Đông và vịnh Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối...
Tên đất, tên sông ở đây thật mộc mạc, giản dị: gọi là rạch Mái Giầm vì hai bên bờ rạch mọc toàn những cây mái giầm cọng tròn xốp nhẹ, trên chỉ xoà ra độc một cái lá xanh hình chiếc bơi chèo nhỏ; gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ... Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây... Còn như xã Năm Căn thì nghe nói ngày xưa trên bờ sông chỉ độc có một cái lán năm gian của những người tới đốn củi hầm than dựng nên, cũng như Cà Mau là nói trại đi theo chữ "tức khơ mâu" tiếng Miên, nghĩa là "nước đen".
Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lóp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của một xóm chợ vùng rừng cận biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với những túp lều lá thô sơ kiểu cổ xưa nằm bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...
Ngoài những thứ đó, chợ Năm Căn còn có một nét rất riêng mà các chợ khác không có được. Đó là cái bề thế của một trấn "anh chị rừng xanh" đứng kiêu hãnh phô phang sự trù phú của nó trên vùng đất cuối cùng của Tổ quốc.
Chợ Năm Căn phong phú về hàng hoá, về các món ăn chứng tỏ Cà Mau là nơi đất lành chim đậu. Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.
Đất mũi Cà Mau đẹp như một bức tranh. Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Cảm ơn nhà văn Đoàn Giỏi đã cho em một chuyến du lịch đầy bất ngờ và thú vị qua những trang sách tuyệt vời của ông. Mong rằng có một dịp nào đó, em sẽ được đặt chân đến nơi mà Xuân Diệu đã hết lời ca ngợi qua những vần thơ:
Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non
Mấy trăm đời lấn luôn ra biển...
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền xé sóng - mũi Cà Mau.
BN THAM KHẢO VÀ K CHO MK NHA
CHÚC BN HC GIỎI
sorry bài này quá khó nên mình không biết làm nhưng hình hiển thị của bạn rất đẹp
Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau. Điều đó làm em vô cùng hanh phúc vì em chưa một lần nào được đến với một vùng đất độc đáo như thế. Đặc biệt là sau khi em được hoc bài Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi, niềm hứng thú trong em lại càng lớn. Chuyến tham quan Cà Mau của gia đình em đã diễn ra như thế đó.
Nghe được tin bố mẹ sắp xếp một chuyến tham quan vào dịp hè mà đặc biệt là ở Cà Mau, em vui sướng vô cùng. Niềm vui ấy thể hiện trong đôi mắt lấp lánh, trong nụ cười sung sướng của em suốt cả ngày biết tin. EM đã sắp xếp hết quần áo vào vali, mang đủ thứ vì sợ thiếu. May có mẹ cản lại chứ không em đã định ôm cả thế giới mất. Quần áo, đồ dùng đều đã chuẩn bị xong, gai đình em đi ra sân bay Nội Bài. Sân bay đông đúc quá làm em cứ bị ngợp vì em đi máy bay rất ít lần. May mà có bố mẹ luôn ở bên nên em bớt lo sợ hơn. Em lên máy bay trong niềm lâng lâng đến lạ. Chỉ một thoáng chốc thôi mà em đã ngủ mất rồi. Khi tới gần sân bay Tân Sơn Nhất, bố mẹ gọi em dậy. Có một người bạn của mẹ trong Sài Gòn làm du lịch nên vợ chồng cô sẽ cùng gia đình em tham quan chuyến này. Em thấy mọi thứ rất háo hức.
Gia đình cô HOa- người bạn của mẹ em lái xe đến đón gia đình em. Và chú cũng đưa tất cả mọi người thẳng tiến về Cà Mau sau nhiều giờ đồng hồ vì mọi người muốn đến đấy rồi nghỉ luôn thể. Đến thành phố, một khách sạn ba sao xinh đẹp chào đón em và gia đình. Phòng khách sạn nhỏ xinh cùng rất nhiều thức ăn ngon đã ru ngủ em lúc nào chẳng hay. Đêm. Thời gian trôi nhanh quá. Một ngày di chuyên từ Bắc vào Nam thật khiến con người ta mệt mỏi. Nhưng sáng hôm sau, mọi người đều đã dậy sớm, dậy sớm để chào ngày mới ở Cà Mau đó.
Với một người Bắc như em, người miền Tây sao mà dễ thương quá. Em bị hấp dẫn bởi mọi thứ. Em yêu thích từng món ăn vỉa hè, ham thích từng chút đáng yêu của con người. Cô HOa bảo còn chưa là gì đâu, đi ngắm cảnh đi thì em sẽ bị mê luôn. Thế rồi mọi người đi ngắm cảnh sông nước. Em đòi đi thăm chợ Năm Căn bằng được. May mà vẫn chưa quá muộn. Nhìn gương mặt em náo nức àm cả bố, cả mẹ, cả vợ chồng cô HOa đều cười em. Đến chợ rồi. Em không thể tin được mọi thứ lại đẹp đến thế. Nhiều thuyền quá đi. Thuê được một chiếc thuyền, em lần đầu xâm nhập vào chợ nổi. Ôi, những bà, những chị, những cô gái sao mà xởi lởi, thân thiện đến thế. EM nhìn mà thích mê. May có máy ảnh, em lập tức tách tách vài tấm. Điều kì lạ là mọi người còn cười rất thân thiện và thậm chí chụp ảnh cùng em. Em mê li đồ ăn, sự khéo léo và cả tiếng nói của mấy cô gái Hoa Kiều. HỌ nhiều hàng hóa quá đi. Đặc biệt, em đã được ăn món gỏi chấm ba khía. Thì ra đây là con ba khía. Em thích quá. EM cứ ăn suốt. Chẳng biết bao món đã bỏ bụng rồi mà em vẫn mê. Êm đềm trên con sông Năm Căn, em thấy thích không khí, thích cảnh vật nơi đây. Nhìn thấy rừng đước, em mới thấy nhà văn Đoàn Giỏi chẳng ngoa chút nào. Tất cả mọi thứ đều đậm chất miền Tây và mang hương sắc Việt Nam. Em yêu thích Cà Mau quá. QUanh em chỉ có màu xanh, xanh bát ngát.
Ngày vui rồi cũng trôi qua. Nô đùa chợ đêm, thăm chợ nổi, du thuyền.. làm gì thì em cũng làm rồi và bố mẹ thì cũng phải về với công việc. Gia đình cô Hoa tiễn cả nhà em cùng một đống đặc sản Cà Mau. Nhưng em chỉ quý ảnh của em thôi. Mọi thứ vui tươi, náo nức quá. EM thấy yêu vô cùng mảnh đất Cà Mau này. Từ sân bay Tân Sơn Nhất, em về thù đô, về trong niefm tiếc nuối đến lạ.
Chuyến đi kết thúc lâu rồi mà em vẫn thấy náo núc quá. Thiên nhiên VIệt Nam thì thật đẹp tươi. Và nếu, nếu có cơ hội, em thật mong mình sẽ đến thăm Cà Mau, đên thăm vùng đất đẹp của tổ quốc với thiên nhiên trong lành và con người nghĩa tình. Kí ức ấy đẹp tươi và đậm sâu trong tâm trí em mãi mãi.