K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 2 2019

mn trả lời nhanh hộ mk nhá

24 tháng 1

em rất cảm động về tình cảm của hai bà cháu dành cho nhau 

1 tháng 12 2021

Tham Khảo :

Tình thương của bà dành cho con cháu vô cùng thắm thiết bao la. Các con các cháu ở xa, đi xa về, bà mong đợi, bà nhớ thương. Đã bước sang giêng hai rồi, nhưng chùm cam ngọt trong vườn, bà vẫn dành lại cho con cháu:

Trong vòm lá mới chồi non
Chùm cam bà giữ vẫn còn đong đưa.

Chữ “dành”, chữ “chờ’' , chữ “phần” trong hai câu thơ 3, 4 tiếp theo đã nói lên thật cảm động đức thảo hiền của người bà kính yêu: “Quả ngon dành tận cuối mùa / Chờ con, phần cháu, bà chưa trảy vào”. Ai đã đọc tục ngữ ca dao chắc sẽ hiểu được tấm lòng đôn hậu và đức hy sinh mênh mông của ông bà, cha mẹ đối với con cháu: “Cái gì thơm ngon: dành con, phần cháu / Cái gì quý báu: dành cháu, phần con”

Tham khảo
Trong các tác phẩm văn học viết về tình cảm gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm bà cháu thì có rất nhiều nhà thơ nói đến, chúng mình đã từng được đọc, được học như "Tiếng gà trưa" của thi sĩ Xuân Quỳnh; "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt...Trong số đó, bài thơ "Quả ngọt cuối mùa" của nhà thơ Võ Thanh An cũng đã chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà. 

18 tháng 7 2018

 Sử dụng biện pháp tu từ: Ẩn dụ

Quả khi chín tới bắt đầu có mùi thơm, lòng cũng chuyển từ xanh sang màu ruột chín thường là màu vàng, và vị quả đổi từ chát, chua sang ngọt ngào... quả càng chín tới hương càng đượm lòng càng ngọt vị càng ngon. 
Tác giả đem lòng bà mà ví với quả là biện pháp tu từ tượng hình nữa. Khi ta ngất ngây với vị quả chín trong miệng, với hương quả ngào ngạt trên mũi thì tình cảm bà dành cho ta cũng nồng nàn như thế.
Cả hai thực thể, quả chín và bà đều tăng trưởng về mức độ nồng nàn theo thời gian.

27 tháng 4 2021

100 đến 150 thì viết thành bài luận hả bạn?

10 tháng 12 2021

Em tham khảo:

 

Đến hai câu kết, là nỗi khát mong của người nghệ sĩ muôn đời mong được tri âm, đồng cảm:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”.

Ba trăm năm là khoảng thời gian xác định nhưng rất dài. Nó là khoảng thời gian đủ để mọi việc lui vào quá khứ cái còn cái mất. Cả câu thơ là hơn ba trăm năm sau liệu trên thế gian này có người nào khóc Tố Như. Ông khắc khoải mong chờ một sự cảm thông của hậu thế. Vậy là từ số phận của nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du liên tưởng tới số phận mình. Chiếc gạch nối xuyên thời gian, không gian ấy có ý nghĩa như một yêu cầu phổ quát đặt ra cho mọi dân tộc, mọi thời đại về thái độ nhân hậu, trước hết là sự cảm thông đối với cái đẹp, sự hoàn thiện hoàn mĩ thể chất và tâm hồn con người. Nguyễn Du là con người bị bế tắc, mong được giải thoát mà vẫn không tìm thấy đường ra. “ Khấp” là đến tận cùng của sự đau thương. Khấp là khóc cho Nguyễn Du cũng như bao người tài hoa như ông.

10 tháng 12 2021

Cảm ơn bạn 

TK#

Mùa xuân luôn là đề tài phong phú cho các thi nhân thử bút. Đã có không ít bài thơ hay viết về mùa xuân. Nhà thơ Thanh Hải cũng khá thành công khi viết bài thơ Mùa xuân nho nhỏ để nói lên ước nguyện khiêm tốn của mình, ước nguyện được dâng hiến mùa xuân bé nhỏ của mình vào mùa xuân chung của dân tộc, vào xuân bất tận của đất trời.

Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn, sinh ngày 4-11-1930, ở Thừa Thiên Huế. Ông hoạt động cách mạng từ những năm cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thanh Hải là một trong những cây bút có công lớn trong việc xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ. Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ cuối cùng của Thanh Hải, được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời (1980). Bài thơ thể hiện cái nhìn tươi tắn, lạc quan của tác giả đối với đất nước, với con người Việt Nam trong thời kì cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mở đầu bài thơ, Thanh Hải dựng lên khung cảnh của một mùa xuân:

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi, con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Không gian mùa xuân hiện lên trước hết từ một dòng sông xanh với một bông hoa tím biếc. Đây là những hình ảnh vốn rất riêng của quê hương xứ Huế – quê hương yêu dấu của tác giả. Sự hoà hợp giữa màu xanh của dòng sông và sắc tím của bông hoa đã tạo nên một cảm giác mát dịu. Khung cảnh mùa xuân còn gợi lên những âm thanh quen thuộc, vui tươi của con chim chiền chiện, loài chim thường xuất hiện vào mùa xuân, như một dấu hiệu của mùa xuân. Tiếng hót của con chim chiền chiện vang trời đã làm cho không khí mùa xuân trở nên náo nức lạ thường. Tiếng chim chiền chiện đã được cụ thể hoá, hình tượng hoá. “Từng giọt long lanh rơi / Tôi đưa tay tôi hứng” là một hình thức chuyển đổi cảm giác. Âm thanh vốn chỉ nghe thấy, nhưng được chuyển đổi nên có thể cảm nhận, nhìn thấy và có thể tiếp xúc được. Ngay trong đoạn mở đầu, chúng ta đã hình dung được tâm trạng say mê, đầy hào hứng của nhà thơ trước mùa xuân mới của đất trời.

 

Bài thơ được viết khi cả nước đang trong không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong không khí chung đó, không thể thiếu hình ảnh của những người đã cầm súng bảo vệ Tổ quốc và những người làm ra hạt gạo nuôi sống bao thế hệ:

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy bên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.

Những người đang ngày đêm cầm súng bảo vệ tổ quốc và những người góp phần xây dựng quê hương đã được tác giả nhắc đến đầu tiên trong bài thơ. Đó là những người đã chịu nhiều hi sinh trong kháng chiến cũng như trong thời bình. Mùa xuân hiện hữu trong tất cả các hoạt động, mùa xuân theo người chiến sĩ ra mặt trận, mùa xuân theo người nông dân ra đồng. Mùa xuân không còn là khái niệm thời gian mà đã trở thành người bạn của những người ngày đêm làm giàu và mang lại bình yên cho dân tộc. Xuân trong thơ Thanh Hải gần như đã có hồn và dường như thật hối hả trong nhịp sống chung của dân tộc. Nhắc đến hình ảnh người lính, tác giả không quên lịch sử hào hùng của dân tộc:

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Bằng những câu thơ giản dị, tác giả đã khái quát một cách cô đọng lịch sử của dân tộc, Chặng đường dân tộc đã đi qua thật dài và nhiều chông gai. Nhưng không vì thế mà làm cho bước đi của dân tộc bị chậm lại. Đất nước vẫn như những vì sao tiến lên phía trước. Câu thơ chính là lòng tin và niềm tự hào của tác giả vào đất nước, vào Đảng, vào sự nghiệp cách mạng. Cảm động biết bao khi đó là lời của một người đang nằm trên giường bệnh và sắp từ biệt cõi đời. Phải là người có sức sống, niềm lạc quan và tin tưởng nồng nhiệt mới có được những vần thơ như thế.

Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ mang nhiều ý nghĩa. Mùa xuân với khái niệm thời gian đã được tác giả chuyển thành khái niệm của một sự vật nhất định. Chủ đề của bài thơ bộc lộ rõ qua đoạn thơ:

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập trong hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Đến đây cái tôi đã được thay bằng cái ta và cảnh vật của thiên nhiên trong mắt quan sát của nhà thơ đều được thu nhỏ lại trong cái ta ấy. Mỗi một bông hoa, mỗi một tiếng chim, mỗi cảnh vật thiên nhiên đều góp phần tạo nên mùa xuân chung của đất nước. Và ta là tác giả cũng là một con người cụ thể, ta hãy như con chim chiền chiện, như bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh, như một nốt trầm trong bản hoà ca xao xuyến của dân tộc. Cái ta chỉ khiêm tốn giữ vị trí của nốt trầm trong bản nhạc. Mỗi con người đều là một mùa xuân nho nhỏ, cống hiến sức lực và cuộc đời của mình để làm nên mùa xuân lớn của đất nước, của dân tộc.

Khổ thơ cuối cùng là lời tâm tình của tác giả, lời của một đứa con nói với quê hương:

Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai
Nam bình Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.

Khổ thơ mang đậm làn điệu dân ca xứ Huế và là khổ thơ duy nhất trong bài có hình ảnh Huế – quê hương của tác giả. Không vì thế mà bài thơ không chứa trong đó tình cảm của tác giả đối với quê hương. Cái hay của câu thơ ở chỗ đã đúc kết được tất cả vẻ đẹp của mùa xuân, của xứ Huế thơ mộng và chất chứa trong đó là nỗi niềm của một người con đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời.

Bài thơ được viết khi tác giả phải nằm trên giường bệnh nhưng vẫn tràn đầy lòng yêu đời, yêu cuộc sống và hơn cả là tinh thần dân tộc, ý thức trách nhiệm của nhà thơ đối với đất nước. Đó chính là thông điệp Thanh Hải gửi đến tất cả mọi người: “Hãy góp một mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân chung của đất nước, của dân tộc”.

18 tháng 4 2021

Tham khảo !

“Mùa xuân nho nhỏ” là một trong những bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Thanh Hải. Tác phẩm đã diễn tả được lòng yêu thiên nhiên, đất nước cũng như khát vọng cống hiến chân thành của nhà thơ.

 

Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên vào mùa xuân với những nét đẹp thật giản dị:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

Bức tranh được mở ra với không gian thật thoáng đãng của dòng sông, bầu trời và tiếng chim chiền chiện. Dòng sông xanh - một dòng sông thơ mộng hòa với đó là sắc tím của loài hoa. Tiếng chim chiền chiện đang ca lên bài ca mùa xuân bằng tiếng hót trong trẻo của mình. Đây là loài chim báo hiệu khi mùa xuân về với khát khao hy vọng về một tương lai ấm no, hạnh phúc cho con người. Những câu thơ đọc lên gợi ra một bức tranh mùa xuân dịu dàng, say đắm. Hai tiếng “hót chi” vốn là giọng điệu quen thuộc của người dân xứ Huế. Khi được nhà thơ đưa vào trong trang thơ để diễn tả lên cảm xúc thiết tha, yêu đời của người với cảnh vật. Chỉ với một vài hình ảnh đơn giản cũng đủ để chúng ta cảm nhận được hơi thở của mùa xuân.

Tiếp đến là những cảm nhận về mùa xuân của đất nước:

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

“Người ra đồng” và “người cầm súng” là hai lực lượng chính để bảo vệ và xây dựng đất nước - những người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ nền hòa bình và những người nông dân lao động phục vụ chiến đấu. Mùa xuân ở đây đã bắt đầu gắn với ý thức và tinh thần bảo vệ dân tộc cùng với trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn mùa xuân hoà bình cho dân tộc và đất nước. Máu, mồ hôi và nước mắt của nhân dân Việt Nam đã góp phần xây dựng và bảo vệ những mùa xuân tươi đẹp mãi cho dân tộc. Nhiều mùa xuân đã trôi qua, máu và mồ hôi đã đổ xuống thì đất nước mới có được nền độc lập như ngày hôm nay:

 

“Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”

Hình ảnh đất nước bốn nghìn năm - gợi ra chiều dài lịch sử lâu đời của dân tộc. Trong suốt bốn nghìn năm đó, đất nước đã phải trải rất nhiều “vất vả” và “gian lao” để dựng nước và giữ nước. Đất nước lúc này đã giống như “vì sao” ngày càng phát triển mạnh mẽ. Cách dùng từ “cứ” thể hiện sự quyết tâm vươn về phía trước, không chịu đầu hàng khuất phục trước mọi khó khăn. Những vất vả khi trước đã được đến đáp bằng những mùa xuân tươi đẹp của hiện tại.

Cuối cùng, nhà thơ bộc lộ ước nguyện chân thành của mình:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Tác giả mong muốn trở thành “con chim hót” để nhập gọi mùa xuân về. Và mong muốn làm “một cành hoa” để dâng hiến hương sắc đẹp đẽ cho đời. Cuối cùng tác giả còn muốn “nhập vào hòa ca” để trở thành một nốt trầm xao xuyến trong bản nhạc say mê. Chữ “ta” thể hiện tinh thần hào sảng, đầy hứng khởi và cảm xúc đang hòa mình vào cuộc sống tươi đẹp của mọi người trong tiết trời xuân đầy ấm áp, hạnh phúc.

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Một người cống hiến một “mùa xuân nho nhỏ” sẽ tạo thành một mùa xuân lớn, vĩ đại, đầy đủ và trọn vẹn. “Mùa xuân nho nhỏ” ở đây là một ẩn dụ rất thông minh và sâu sắc. Nhà thơ muốn nhắc nhở mỗi chúng ta hãy khiêm tốn, chân thành, hãy biết cách sống cho tất cả, sống cho tình thân ái bao la và sống để cống hiến cho đất nước, đó là lẽ sống đẹp và lẽ sống cao cả.

Kết thúc bài thơ là tiếng hát đầy yêu thương:

“Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế”

Như vậy, “Mùa xuân nho nhỏ” đã cho người đọc cảm nhận được tiếng lòng đầy tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, thể hiện ước nguyện chân thành từ tận đáy lòng của nhà thơ.

21 tháng 2 2022

Tham khảo: 

– Nêu được cảm nhận về điều mà “Đất” muốn nói với người qua những hình ảnh “quả ngọt”, “lá tươi” : muốn đem đến cho con người quả ngọt, trái thơm và màu xanh tươi của cây lá (màu xanh của sự sống, niềm hi vọng và cái đẹp…). Đó là những mong muốn, khát khao chân thành, đẹp đẽ (“rạơ rực trong quả ngọt”, “rưng rưng màu lá tươi”) vì nó giúp cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp và có ý nghĩa hơn.

21 tháng 2 2022

Trong bài thơ "Đất" , nhà thơ Trần Đăng Khoa viết :

Đất muốn nói điều chi thế

Mà không nói được với người

Mà rạo rực trong quà ngọt

Mà rưng rưng màu lá tươiEm cảm nhận được điều muốn nói của "Đất" với người là hãy yêu quý, bảo vệ và trân trọng thiên nhiên . Vì thiên nhiên là nơi chúng ta sinh sống, là nơi cho chúng ta không khí trong lành, nguồn nước, những hoa thơm trái ngọt  vậy nên hãy bao vệ thiên nhiên .