Thuyết minh về Đảo Hòn Khoai
- Gồm 3 phần:
+ Mở bài
+Thân bài
+Kết bài
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !!
I. MỞ BÀI
Giới thiệu: Một vật dụng nhỏ gọn, tiện ích cho học sinh, sinh viên ngày nay chúng ta thường nhắc đến đó chính là cây bút chì
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc, xuất xứ
- Những thế kỉ trước chiếc bút chì có hình dáng khá to, gấp ba, bốn lần so với bút chì hiện nay.
- Thân ngoài được làm bằng gỗ, gồ ghề, không được mài nhẵn, trông rất lạ và rất vui mắt, nếu trông không kĩ, mọi người đều hiểu nhầm nó chỉ là một khúc gỗ thường mà thôi.
- Đầu cây bút là một khúc chì nhô ra, chắc vì khi đó, đồ chuốt bút chì chưa được phát minh nên ngòi bút khá cụt. Đó là những chiếc bút chì đầu tiên của nhân loại.
2. Cấu tạo
- Chiếc bút dài cờ một gang tay, hình dáng dài, nhỏ gọn.
- Ruột bên trong là khúc chì dài được bao bọc bởi một lớp gỗ. Lớp gỗ ngoài sau nhiều năm cải tiến thì đã được nhẵn phang hơn, gỗ tốt, khó gãy.
- Đầu bút khi mới mua chưa được chuốt nhọn.
- Ruột bút và lớp vỏ có chiều dài bằng nhau. Sau khi chuốt, đầu bút nhọn như hình tam giác.
- Chiếc bút chì còn hữu dụng hơn khi cuối thân bút được gắn vào một cục tẩy nhỏ.
3. Công dụng, ý nghĩa
- Từ nhỏ, ta đã được cầm chiếc bút, lựng khựng vẽ từng vòng tròn rồi dần dần là rèn từng nét chữ.
- Từ những trang vở đầu tiên những dòng viết, nét bút nghuệch ngoạc cũng để lại cho chúng ta những kỉ niệm về người bạn ấy.
- Chiếc bút chì còn cho ta những bức vẽ, những sự vật, con người được hiện bởi bàn tay khéo léo của những người hoạ sĩ tài ba. Để được một bức tranh chúng ta luôn cần đến bút chì, một chiếc bút khá hữu dụng.
- Bút chì còn có đặc điểm rất hay đó là khi chúng ta vô tình viết sai hay không đúng thì gôm được, còn bút bi thì bôi không được.
- Mặc dù giá thành chiếc bút rất vừa túi tiền và thậm chí là rẻ, nhưng nó có nhiều công dụng và có ích.
- Bút chì còn có nhiều độ đậm nhạt khác nhau nên nhà sản xuất đều chú thích độ đậm đó lên thân bút tạo thuận tiện cho người sử dụng khi mua.
- Hiện nay trên thị trường còn cho ra những chiếc bút chì bấm khá nhiều màu sắc, rất thu hút trẻ em.
- Chiếc bút chi được khắc tên sẽ trở nên rất ý nghĩa nếu chúng ta dùng làm quà tặng. Tuy chỉ là một vài chiếc bút chì bình thường nhưng trong nó là cả một tình thương yêu và một niềm tin rất lớn.
III. KẾT BÀI
Chiếc bút chì là một người bạn rất thân thiết và gần gũi đối với chúng ta, là một chiếc bút thông dụng, giá thành rẻ.
Em tham khảo nhé:
Đền Cửa Ông ở Quảng Ninh tọa lạc trên một ngọn núi thấp trông ra vịnh Bái Tử Long, có phong cảnh tuyệt đẹp, thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đền Cửa Ông cách Hà Nội Bao xa ? Đền có tên Cửa Ông cách thành phố du lịch Hạ Long hơn 40km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội 180 Km theo đường quốc lộ 18A. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã trở thành khu di tích thắng cảnh, nơi ghi dấu những giá trị lịch sử, văn hóa xưa, là điểm du lịch ấn tượng, thu hút du khách ghé thăm trong lịch trình du lịch Hà Nội đi Hạ Long. Trên các ngọn đồi là hình ảnh đền Cửa Ông ở Quảng Ninh trông như đan xen, hài hòa dưới những bóng cây cổ thụ, tạo nên cảnh tĩnh mịch, hùng tráng, hoa mỹ nhưng trang nghiêm… Tất cả được xây bằng các loại vật liệu như: đá đúc, gạch Bát Tràng, vữa hồ pha mật, gạch lát nền bằng đất sét nung, ngói mũi đất nung…Cấu trúc đền Cửa Ông Quảng Ninh trang trí theo các điển tích: Long, Ly, Quy, Phượng…Phần bên trong Đền được sử dụng bằng các loại gỗ bền, chắc, đẹp như: đinh, lim, trắc, gụ…Khung ngôi đền được dựng theo lối: kèo, cầu, dường, trụ…trên đó được khắc hoạ bằng các bức phù điêu, bức trướng, câu đối…và các hoa văn được sơn son, thếp vàng lộng lẫy.v.v…Phía trước cửa ngôi Đền là vịnh Bái Tử Long, một “rừng” đảo muôn hình, muôn vẻ nổi bật trên nền xanh biếc của nước biển…Nằm trong cảnh rừng, biển, núi non, sơn thuỷ hữu tình, vị trí cửa di tích Đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh đã được người xưa ca tụng: “Nghìn trùng nước biếc buông tay áo. Bốn phía non xanh tạc hoạ đồ”. Đền Cửa Ông Quảng Ninh thờ ai ? Ðền Cửa Ông ở Quảng Ninh thờ Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng, người con thứ 3 của Trần Hưng Ðạo. Tướng lĩnh Trần Quốc Tảng có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên Mông. Ông đã cùng binh sĩ nhà Trần đóng quân tại vùng biên ải Cửa Ông để bảo vệ vùng biên giới và lãnh hải Đông Bắc đất nước mang đến cuộc sống bình yên cho người dân nơi đây. Không như những ngôi đền khác ở Việt Nam, sự tích đền Cửa Ông khá đặc biệt. Trước khi thờ tướng Trần Quốc Tảng, đền Cửa Ông có tên gọi là Miếu Hoàng tiết chế, thờ Hoàng Cần, người địa phương có nhiều công đánh phá giặc cướp, được các triều vua phong "Khâm sai Đông Đạo Tiết chế. Sau khi Trần Quốc Tảng mất (năm 1313) nhân dân địa phương truyền lại thấy ông hiển thánh tại khu Vườn Nhãn (phường Cửa Ông ngày nay) nên đã lập biểu tâu lên vua Trần Anh Tông, được chấp thuận và chu cấp tiền bạc để lập miếu tế lễ đói chính là đền Cửa Ông ở Quảng Ninh thời nay. Khu vực Cửa Ông (xưa gọi là Cửa Suốt) là nơi Trần Quốc Tảng đóng quân đồn trú bảo vệ tuyến biên giới và lãnh hải phía đông bắc Việt Nam, lập nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân nhà Nguyên. Đền Cửa Ông linh thiêng và đền cũng là nơi duy nhất thờ đầy đủ gia thất Trần Hưng Đạo và các cận thần của ông. Tại đây có 34 pho tượng quý, có giá trị nghệ thuật cao được các nghệ nhân chạm trổ công phu, tỉ mỉ, sắc nét. Đó là tượng Trần Hưng Đạo, tượng Thánh Mẫu (phu nhân Trần Hưng Đạo), hai công chúa (con gái Trần Hưng Đạo), Trần Quốc Tảng, Trần Anh Tông, Trần Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lê Phu Trần, Đỗ Khắc Chung... Nét văn hóa lịch sử đền Cửa Ông được thể hiện rõ nét qua lễ hội đền diễn ra từ ngày 2 tháng 1 âm lịch và kéo dài đến hết xuân. Vào mùa hội, nườm nượp du khách từ khắp mọi miền đất nước cùng đi lễ Đền Cửa Ông để thăm thắng cảnh nới đây và cầu tài, cầu lộc, cầu bình an cho gia đình. Khách đến du lịch đền cửa Ông ở Quảng Ninh sẽ có thể đi bằng đường bộ qua thành phố Hạ Long, cũng có thể đi bằng đường thủy ven vịnh Hạ Long, qua vịnh Bái Tử Long đến sát cửa đền Hạ. Lễ hội được tổ chức linh đình với bài văn khấn đền Cửa Ông Quảng Ninh để tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra miếu ở xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết là nơi Ðức Ông hoá trôi dạt vào…) và quay trở về đền tượng trưng cho cuộc tuần du của Ðức Ông. Sau các nghi thức tế lễ truyền thống tại lễ khai mạc, nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian được diễn ra như múa rồng, cờ bỏi, bịt mắt đập niêu, bịt mắt đánh trống, tổ tôm điếm, đẩy gậy, kéo co…Và quý khách hãy sắm lễ đi đền Cửa Ông thật đầy đủ nhất để tỏ lòng thành tâm với ngài. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã hiểu rõ chúng tôi đã giới thiệu về đền Cửa Ông Cẩm Phả Quảng Ninh rất rõ và cũng như ý nghĩa của ngày hội diễn ra tại đền. Ngôi đền không chỉ nổi danh linh thiêng đối với người dân Quảng Ninh mà còn tất cả nhân dân Việt Nam. Đền Cửa Ông Quảng Ninh đã được Bộ Văn hoá thông tin cấp bằng xác nhận là di tích thắng cảnh.
a, Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp
b, Dàn ý
+ Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống
+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe
+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp
c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:
+ Gồm hệ thống chuyển động
+ Hệ thống chuyên chở
+ Hệ thống điều khiển
- Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.
d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
Phân đoạn
a) Mở bài (từ Cuối buổi chiều, Huế đến trong thành phố hằng ngày đã rất yên tĩnh này).
b) Thân bài (từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt).
c) Kết bài (phần còn lại).
Nội dung
- Khi hoàng hôn buông xuống, Huế đặc biệt yên tĩnh.
- Sự thay đổi sắc màu của sông Hương và hoạt động của con người bên sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
+ Thân bài : chia làm hai đoạn.
Đoạn 1: từ "Mùa thu ... hai hàng cây" sự thay đổi màu sắc của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
Đoạn 2.(đoạn còn lại): hoạt động của con người ở bên sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Sự thức dậy của Huế.
Giới thiệu về đảo Hòn Khoai
Diện tích đảo Hòn Khoai chỉ khoảng 4 km2, nằm ở phía đông nam Mũi Cà Mau, thuộc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển. Đỉnh hòn cao 318 m so với mặt nước biển, xung quanh còn có Hòn Lớn, Hòn Nhỏ, Hòn Tượng, Hòn Sao, Hòn Đồi Mồi, tạo thành quần đảo Hòn Khoai nhấp nhô giữa biển.
- Trong lịch sử, Hòn Khoai có nhiều tên khác như: đảo Giáng Tiên, hòn Độc Lập, hay đảo Poulop đặt vào thời Pháp. Riêng người dân địa phương thì quen gọi là Hòn Khoai vì hình dáng giống như một củ khoai khổng lồ.
Nơi đây có thảm rừng nguyên sinh phủ dày, thuộc hệ sinh thái rừng nhiệt đới hải đảo. Trong đó, hệ thực vật rất phong phú, với hơn 1.400 loài: Cây ăn trái gồm xoài, dừa... Cây lấy gỗ gồm lim, bằng lăng, chiêu liêu, dầu rái, muỗng, quế quan, rè vàng, thị rừng, trám mạo, trâm trắng... Cây làm thuốc có cốt toái bổ lá lớn, cốt toái bổ lá nhỏ, dây tiết dê, huyết rồng, khoai mài, ngũ gia bì, quế quan, sầu đâu, thần thông, thiên kim đằng, thiên niên kiện...
- Dưới tán rừng trên đảo là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã như heo rừng, kỳ đà, trăn, rắn... Vùng biển quanh đảo sạch trong, kín gió, là nơi neo đậu, tránh bão của nhiều tàu thuyền ngư dân, đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển như mực, tôm hùm, tôm tít, cá mú, cá bốp... Ngoài ra, trên đảo còn có rất nhiều hoa vong đỏ, bằng lăng tím. Đặc biệt, khi mùa xuân về trên Hòn Khoai, hoa mai nở vàng khắp đảo.
Trên đảo có 2 bãi biển, gồm Bãi Lớn ở phía Đông Nam và Bãi Nhỏ ở phía Bắc, với những viên đá nằm ngổn ngang, chồng chất lên nhau chạy dài khắp bãi. Đường đi lại trên đảo có một con đường chính từ Bãi Lớn đến đỉnh đảo, dài khoảng 3 km đã được trải nhựa phẳng phiu. Trên đảo còn có nhiều dòng suối tự nhiên, trong đó có 2 suối lớn, nước ngọt chảy quanh năm, là nguồn cung cấp nước cho đảo và tàu đánh cá quanh khu vực.
Đỉnh hòn có ngọn hải đăng do Pháp xây dựng từ 1920, hình khối vuông, mỗi cạnh dài 4m, cao 12.5m, kết cấu bằng đá hộc và xi-măng, công suất quét sáng bán kính 35km. Hải đăng Hòn Khoai là một trong những công trình đèn biển có mặt sớm nhất tại hải phận Việt Nam, dù đã gần 100 năm nhưng kiến trúc vẫn còn nguyên vẹn, và nằm trong hệ thống đèn biển Cần Giờ - Côn Đảo - Hòn Khoai - Phú Quốc, chiếu sáng cho tàu thuyền qua lại trên biển.
- Tại ngọn hải đăng này, cuối năm 1940, thầy giáo, chiến sĩ cách mạng Phan Ngọc Hiển đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa và giành thắng lợi, ghi mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Năm 1990, đảo Hòn Khoai Cà Mau đã được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.
Theo thông tin về đảo Hòn Khoai, hiện chưa có nhiều người dân sinh sống mà chủ yếu là các cán bộ, chiến sỹ Hải quân, lực lượng Biên phòng, kiểm lâm, với nhiệm vụ chính là cùng phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự cho khu vực đảo, nhất là sẵn sàng cứu giúp ngư dân khi gặp nạn, giông bão... Trong quy hoạch, Khu du lịch sinh thái cụm đảo Hòn Khoai có quy mô khoảng 561ha, bao gồm diện tích rừng, khu vực quân sự, dịch vụ hàng hải và khu di tích lịch sử...
Du lịch đảo Hòn Khoai
Tàu chở khách du lịch Hòn Khoai sẽ ghé Bãi Nhỏ, khách xuống thuyền con để vào bờ chừng 50m. Phía bên phải là một bãi đá trứng thật đẹp như có bàn tay ai đó sắp đặt. Bước lên bờ rợp bóng cây phong ba, phi lao vi vu theo gió. Phía trên là đồn biên phòng 700, dựa lưng sát vách núi, loáng thoáng bóng áo xanh của những người lính giữ đảo. Hạt kiểm lâm cũng nằm cạnh đó, thêm vài ba quán bán nước giải khát và hàng tạp hóa phục vụ nhu cầu cơ bản trên đảo.
Hành trình đầu tiên là lên đỉnh đảo, du khách sẽ vượt chặng đường khoảng 3km theo hình trôn ốc, với những đoạn dốc cao, lổn ngổn đá tảng lớn nhỏ, lác đác những thân cây cổ thụ to lớn đến vài người ôm không xuể... thi thoảng ngang qua những con suối nước trong veo... bắt gặp những chú sóc đen chuyền cành thoăn thoắt, hay đàn khỉ nháo nhác tò mò, cùng tiếng chim hót líu lo như đón chào khách đến thăm...
- Tới đỉnh, du khách sẽ thấy ngọn hải đăng vươn cao trên nền trời thăm thẳm, kề bên có bia ghi sơ lược cuộc khởi nghĩa năm xưa, cùng mấy dãy nhà xây từ thời Pháp thuộc, nay chơ vơ hoang phế, chung quanh là nhiều cây xoài, mít, trái sai oằn, cùng những luống cải, rau xanh tươi mơn mởn...
- Theo cầu thang xoắn ốc lên ngọn hải đăng, không gian mở ra xanh biếc, mây trời lộng gió khơi xa... Trên đây còn có kính viễn vọng, cho bạn ngắm nhìn các hòn đảo vây quanh, hay hướng về mũi Cà Mau để một lần được chiêm ngưỡng từ xa mũi đất thiêng liêng của tận cùng Tổ quốc, mà không dễ gì thấy được nếu không ra đến đảo.
Trở xuống núi, bạn có thể vòng qua phía Đông tiếp tục khám phá đảo Hòn Khoai. Men theo con đường nhựa thoai thoải, đi giữa những tán cây rừng rợp mát, sẽ dẫn bước bạn đến Bãi Lớn với bờ biển trong xanh, sóng lăn tăn vỗ về... trên là rừng cây, đá núi, đan xen hài hòa với nhau, tạo nên cảnh đẹp hoang sơ.
Sau chuyến du ngoạn khắp đảo, sẽ thêm trọn vẹn nếu bạn thưởng thức các món hải sản tươi rói ngay trên bờ biển, giữa không gian sóng biển rì rào... Trong tương lai không xa, đảo Hòn Khoai sẽ gần hơn với du khách và trở thành “hòn đảo ngọc” trên vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc.