Viết bài văn cảm nhận của anh chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt trong tác phảm vợ nhặt-kim lân và người đàn bà hàng chài trong tác phẩm chiếc thuyền ngoài xa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn vào yêu cầu của đề
II. Thân bài:
1. Khái quát:
* Vị trí, xuất xứ
* Hoàn cảnh sáng tác
* Vẻ đẹp người phụ nữ nói chung và biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua 2 nhân vật trong tác phẩm.
- Người phụ nữ từ xưa tới nay thường có phẩm chất: thủy chung, tần tảo, đảm đang, công dung ngôn hạnh,...
- Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hai nhân vật:
+ Bà cụ Tứ: người mẹ thương con, giàu tình cảm, từng trải nên bà rất thông cảm cho Tràng và Thị,...
+ Thị: giàu nghị lực sống, giàu niềm tin, nữ tính, tần tảo.
2. Cụ thể
a. Nhân vật bà cụ Tứ:
* Thương Tràng vì nhà nghèo mà không lấy được vợ cho con. Nhưng khi Tràng lấy được vợ thì lại thương con "không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cái tao đoạn này không".
* Người mẹ giàu tình cảm:
- Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ : ngạc nhiên, ngỡ ngàng, chấp nhận, gửi gắm và gieo niềm tin vào con.
- Động viên thị và đối xử với người con dâu mới nhẹ nhàng -> tình thương vô bờ của những người đồng cảnh.
* Người giàu niềm tin:
- Thức dậy quét dọn sân vườn cho quang quẻ với niềm tin là nhà cửa sạch sẽ thì mới vui tươi, phấn khởi lên được
- Bữa cơm ngày đói: ngày đói phải ăn cám mà bà gọi là "chè khoán"
- Nói với Tràng toàn những chuyện vui: nuôi lấy đôi gà, chẳng mấy chốc sẽ có ngay đàn gà.
2. Nhân vật thị:
* Người phụ nữ giàu nghị lực sống:
- Mới đầu thị ngồi vêu ra ở cửa kho để mong nhặt hạt rơi hạt vãi và trông xem có ai mướn không.
- Vin lấy câu đùa của Tràng mà chạy lại đẩy xe bò với Tràng thật.
- Điệu bộ chao chát, chỏng lỏn, trách Tràng là điêu, là nuốt lời
=> thực chất đều là biểu hiện của người giàu nghị lực sống
* Thị còn biểu hiện sự nữ tính, hiền thục
- Trên đường về nhà Tràng, bị trẻ con trêu -> che nón -> ngượng ngùng
- Về nhà Tràng, chỉ dám ngồi ghé ở mép giường. Khi gặp bà cụ Tứ thì đứng bật dậy, tay vân vê tà áo -> lễ phép
- Chứng kiến cảnh nhà Tràng (căn nhà siêu vẹo đứng rúm ró ở góc vườn um tùm những cây cỏ dại) thì nén tiếng thở dài -> không biểu lộ ra bên ngoài -> kín đáo, tế nhị
- Sáng hôm sau dậy sớm nhổ cỏ, quét nhà, gánh nước -> tần tảo, chịu khó đảm đang
- Bữa cơm ngày đói chỉ có chè khoán, mặt tối sầm, mọi người tránh nhìn vào mặt nhau -> thị điềm nhiên và vào miệng ăn. -> tế nhị
* Người phụ nữ giàu niềm tin, khát vọng
- Thị kể chuyện ở mạn Thái Nguyên, Hà Giang người ta phá kho thóc Nhật
=> Gieo vào óc Tràng niềm tin về việc gia nhập vào đoàn quân ấy
=> Hướng tới cách mạng là con đường thoát đói nghèo và đổi đời.
3. Đánh giá
- Khẳng định lại phẩm chất của bà cụ Tứ và thị.
- Những vẻ đẹp tâm hồn của 2 nhân vật này như hoàn thiện những mảnh ghép còn thiếu tạo nên bức tranh về người phụ nữ Việt Nam. Qua những vẻ đẹp này, ta nhớ tới một chị Dậu yêu chồng thương con, giàu nghị lực sống (Tắt đèn - Ngô Tất Tố), một cô Mị trẻ trung xinh đẹp, có sức sống tiềm tàng và tinh thần phản kháng mạnh mẽ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài), một người đàn bà hàng chài cam chịu nhẫn nhục và có những triết lí sống riêng (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu),... Những người phụ nữ Việt Nam đẹp từ trong văn học ra đến ngoài đời thực. ...
Truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật "bà cụ Tứ" – mẹ anh Tràng - người "nhặt vợ".
Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng "long khòng", khẽ mắt "lèm nhèm", "khuôn mặt bủng beo, u ám". Những hành động cử chỉ của cụ "nhấp nháy hai con mắt","chậm chạp hỏi", "lập cập bước đi", "lật đật", "lễ mễ" cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói " cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng".
Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.
Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình "cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình". Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình" không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không". Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :"Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được". Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con "Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian"ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ" xăm xắn quét tước nhà cửa". Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.
Nhân vật bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh éo le, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, tuy sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. Cụ tin vào triết lý dân gian: ai giàu ba họ ai khó ba đời- lạc quan về một ngày mai tươi sáng.Cụ đồng tình khi thấy Tràng thắp đèn mặc dù cụ biết lúc đó dầu rất đắt, dầu là thứ xa xỉ. Nếu để ý ta sẽ thấy chính bà lão "gần đất xa trời"này lại là người nói về tương lai nhiều nhất" cụ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Đó không đơn thuần chỉ là niềm lạc quan của người lao động mà còn là ước mơ về cuộc sống có phần tươi sáng hơn cho các con. Bà cụ trông cũng" tươi tỉnh khác hẳn ngày thường". Chính tâm trạng vui tươi phấn khởi của người mẹ già đã làm sáng lên cái không gian u ám và góp phần vào ngày vui trọng đại của cuộc đời người con trai. Sáng hôm sau cụ xăm xắn quét dọn nhà cửa, đó là những công việc sinh hoạt thường ngày nhưng đặt trong hoàn cảnh này, hành động quét dọn làm nhà cửa trông sạch sẽ, tinh tươm hơn giống như cụ đang muốn tự tay quét đi những tăm tối của ngày cũ và đón chờ những điều tươi sáng hơn. Và hình ảnh người mẹ già, cười đon đả: "Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy", cứ quẩn quanh, ám ảnh tâm chí người đọc. Cái lạc quan không những không bị mất đi mà lại càng trở nên mãnh liệt hơn trong mưa nắng cuộc đời. Trong buổi sáng đầu tiên đón tiếp nang dâu mới, nồi cháo cám " chát xít, nghẹn bứ trong miệng" mà ngon ngọt trong long, ngọt bởi tâm lòng người mẹ nghèo đang cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng thái độ lạc quan và sự tươi tỉnh động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh. Nhưng sự thật là vị đắng ngắt của cháo cám và tiếng thúc thuế từ xa vọng lại đã không làm niềm vui nhỏ của những con người nghèo khổ cất cánh lên được.
Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên "hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945". Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Ở bà cụ Tứ thấp thoáng hình ảnh của nhân vật lão Hạc, của mẹ Dần, vợ chồng Dần ( Nam Cao) những người nông dân nghèo nhưng chỉ sống vì con, hết lòng yêu thương con. Dẫu chỉ là một nhân vật phụ nhưng bằng tài năng, và tình cảm thiết tha trừu mến đối với tấm lòng người mẹ nghèo, Kim Lân đã khắc họa được chân dung nhân vật vừa sinh động, chân thực, vừa cảm động, day dứt với người đọc. Chính những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo. Ý nghĩa nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này là con người dù có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khám phá và thể hiện thành công điều đó ở nhân vật bà cụ Tứ.
Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài là những bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấp hối của chế độ thực dân, phong kiến trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì. Bao phủ lên những bức tranh đó là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp dân nghèo ở miền xuôi và miền ngược. Kim Lân, Tô Hoài tập trung thể hiện số phận bất hạnh của số đông phụ nữ – những nạn nhân đáng thương qua hình ảnh bà cụ Tứ, người "vợ nhặt" và Mị – cô "con dâu gạt nợ" nhà thống lí Pá Tra.
Nội dung tác phẩm Vợ nhặt kể về cuộc sống bức bối, ngột ngạt của nhân dân ta năm 1945 với nạn đói khủng khiếp làm chết hơn hai triệu người. Đó chính là hậu quả chính sách cai trị dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở Việt Nam. Cũng như một số tác phẩm khác viết về nạn đói, ngòi bút Kim Lân chứa chan thương cảm trước số phận bất hạnh của những con người nghèo khổ trong xã hội đương thời, nhất là đối với phụ nữ. Nhân vật bà cụ Tứ mẹ anh Tràng và chị "vợ nhặt" được tác giả miêu tả bằng sự thương cảm chân thành đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.
Tội nghiệp thay cho người con gái mà anh Tràng "nhặt" về làm "vợ". Sinh ra làm người, ai cũng có một cái tên dù đẹp hay xấu. Thế nhưng chị ta không có đến một cái tên để gọi. Không tên, không tuổi, không cha mẹ, anh em. Không ai biết gốc gác quê hương, nhà cửa của chị ta ở đâu. Về hình thức, chị ta giống như bao kẻ đói khát khác: ...áo quần tả tơi như tổ đỉa... trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt... Chị là hiện thân của hàng triệu nông dân bần cùng, tha phương cầu thực kiếm sống qua ngày, để rồi gục chết bất cứ lúc nào nơi đầu đường xó chợ.
Chị nhận lời làm vợ anh Tràng giống như một trò đùa, hay nói như tác giả là chuyện tầm phơ tâm phào đâu có hai bận giữa chị với Tràng, người đàn ông nghèo khổ làm nghề kéo xe thuê. Gặp lại Tràng, chị ta đang đói lắm nên sỗ sàng vòi anh đãi ăn bánh đúc. Chị cặm cụi ăn liền một chập bốn bát bánh đúc. Ăn không kịp thở, ăn mà không nói tiếng nào. Ăn như thế là đói đã lâu rồi nên quên cả ý tứ, sĩ diện, thẹn thùng. Nhìn cảnh ấy, Tràng động lòng thương, bèn bảo : Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về. Tưởng nói giỡn chơi, ai dè chị ta theo về thật khiến anh chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng. Một người đàn ông mới quen sơ sơ đôi lần, nay hào phóng đãi một bữa no nê, ngoài ra chẳng biết tí gì về anh ta; chỉ nghe nói là chưa có vợ, ai biết thật giả thế nào, ấy thế mà chị ta dám đi theo mà không hề đắn đo, sợ hãi. Có liều lĩnh, nhẹ dạ quá chăng? Mặc kệ! Trước mắt, cứ theo anh ta để được ăn cái đã, mọi chuyện tính sau. Vợ chồng là chuyện lâu dài, trong tình cảnh sống nay chết mai, biết thế nào mà nói trước. Có lẽ chị ta chỉ nghĩ đơn giản như vậy. Thế là Tràng đã "nhặt" được "vợ", giống như nhặt được một vật gì đó rơi trên đường (!). Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người "vợ nhặt" ấy, vì xã hội phong kiến khinh bỉ và không chấp nhận loại "vợ" theo không như vậy.
Chị ta theo Tràng về cái xóm ngụ cư: Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết. Quả là một khung cảnh ngập tràn tử khí! Con người đang mấp mé bên vực thẳm của cái chết.
Về đến nhà Tràng, chị "vợ nhặt" cứ ngồi mớm ở mép giường, hai tay ôm khư khư cái thúng, mặt bần thần. Tràng mời ngồi, sao chị ta lại không dám ngồi cho đàng hoàng, ngay ngắn? Thì ra cái thế ngồi rụt rè, chông chênh ấy là cái thế của lòng chị, đời chị. Chị băn khoăn không biết chỗ này có phải là chỗ của chị hay không ? Mái nhà xa lạ này liệu cỏ phải là chỗ dung thân của chị ? Căn nhà xơ xác, dúm dó của mẹ con Tràng chắc cũng không khỏi làm cho chị thất vọng. Đúng là cảnh "đồ nát đụng nhau", không biết được mấy ngày?! Mặt chị bần thần vì mải nghĩ đến chuyện thành vợ bỗng dưng của mình. Nó là thực mà cứ như không phải thực. Làm vợ, làm dâu mà thảm hại đến thế này ư?! Lấy chồng, hạnh phúc lớn nhất của đời người con gái, chị có được hưởng chút nào đâu? Buồn lắm! Tủi lắm! Nỗi buồn tủi không thể nói thành lời. Trăm mối ngổn ngang trong lòng. Nỗi đau không trào ra theo nước mắt mà chảy ngược vào tim nên càng đau, càng tủi. Nhà văn Kim Lân viết về người "vợ nhặt" với ngòi bút chan chứa xót thương. Trong chế độ phong kiến thực dân thời ấy, có bao nhiêu người phụ nữ phải chịu thân phận bất hạnh như thế ? Ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội, ý nghĩa nhân đạo sâu xa của tác phẩm ẩn chửa trong sổ phận của nhân vật đáng thường này.
Hình ảnh bà cụ Tứ bổ sung cho hình ảnh chị "vợ nhặt" để hoàn chỉnh số phận tăm tối của phụ nữ nói chung trong xã hội đương thời. Có thể nói nhân vật này tuy là phụ nhưng lại chiếm được cảm tình của người đọc bởi nét chân phương của một bà mẹ nghèo rất đỗi thương con, bởi lòng nhân hậu rất đáng quý trọng. Khi thấy người con gái lạ mặt ngồi ở giường con trai mình, bà cụ Tứ ngạc nhiên lắm, chẳng hiểu ra làm sao cả. Nhưng đến lúc nghe Tràng bảo: Kìa nhà tôi nó chào u... thì bà vỡ lẽ ngay: Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình... Hóa ra là thằng con trai mình cũng đã kiếm được một cô vợ, dù là trông dở người dở ma. Bà tủi phận làm cha làm mẹ mà không cưới nổi vợ cho con. Trăm sự cũng tại cái nghèo mà ra cả : Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cải mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt. Bà vừa vui mừng, vừa lo lắng: Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không ? Nhưng ngẫm tới thân phận nghèo khó của mình, bà lại tự an ủi: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được...
Nghĩ thế nên bà vui vẻ chấp nhận nàng dâu mới. Bà cư xử với chị dịu dàng, gọi chị là con, xưng là u và nhìn cô con dâu mới bằng ánh mắt xót thương, thông cảm.
Bữa cơm đầu tiên mẹ chồng đãi hàng dâu chĩ có món cháo loãng với muối hột và chè cám, ấy thế nhưng bà cụ Tứ cố tỏ ra vồn vã, tươi cười, chỉ toàn nói tới chuyện vui. Bà khen cháo cám ngon đáo để, nhà khác chẳng có mà ăn. Chao ôi ! Đói đến mức nào thì ăn cám thấy ngon ?! Bà từ tốn nói với con trai và con dâu : Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mậy liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khả... Biết thể nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau... Bà cảm động bày tỏ ý muốn và nỗi khổ tâm của mình: Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đẩy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá... Hình ảnh bà mẹ già nua cố bấu víu, hi vọng vào tương tai thật đáng thương và cũng đáng quý biết bao!
Nội dung truyện ngắn vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời đầy biến cố của đôi vợ chồng trẻ người Mông ở vùng cao Tây Bắc dưới ách thống trị tàn bạo của bọn lang đạo chúa đất và thực dân Pháp. Nhân vật chính của truyện là Mị. Vì nghèo khổ, bố mẹ Mị phải vay tiền của thống lí Pá Tra để làm đám cưới. Mãi cho tới năm mẹ Mị qua đời vì bệnh tật và Mị cũng đã lớn khôn mà bố Mị vẫn không có tiền trả nợ. Mị là cô gái đẹp người đẹp nết, được nhiều chàng trai trong vùng đem lòng yêu mến. Lẽ ra Mị phải được sống trong tình yêu và hạnh phúc, thế nhưng chỉ vì món nợ không thể trả nổi của gia đình nên Mị bị bố con tên thống lí Pá Tra gian tham và tàn bạo bắt về làm "con dâu trừ nợ". Từ cuộc đời của người con gái xinh đẹp mà bất hạnh này, nhà văn Tô Hoài đã phản ánh chân thực và sinh động kiếp sống đau thương, tủi nhục của người phụ nữ vùng cao thuở trước.
Từ ngày bị bắt về làm vợ A Sử, sống trong nhà thống lí Pá Tra, Mị đã rơi vào cảnh đoạ đày của địa ngục trần gian. Cô đau đớn đến tuyệt vọng: Có đến hàng mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc. Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ lạy, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái:
Mày về lạy chào tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì không lấy ai làm nương ngô giả được nợ người ta, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được, con ơi!
Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón xuống đất, nắm lá ngón Mị đã tìm hái trong rừng, Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ nữa. Mị đành trở lại nhà thống lí.
Mị buồn tủi, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, buông xuôi cuộc đời cho số phận. Những năm tháng Mị sống với cha con tên thống lí Pá Tra là chuỗi dài đoạ đày, đau khổ. Danh nghĩa là con dâu nhà quan lớn nhưng thực chất Mị là đày tớ không công, là nô lệ mãn đời, bị coi rẻ hơn cả con trâu, con ngựa. Suốt ngày, Mị phải làm việc quần quật không lúc nào ngơi; đến đêm lại phải thức để hầu hạ thằng chồng vũ phu, tàn ác. Đau khổ, cực nhục đã cướp mất tuổi thanh xuân của Mị, biến cô thành người nhẫn nhịn và cam chịu. Mọi cảm xúc dường như đã nguội lạnh. Cô gái Mông xinh đẹp, hồn nhiên đa tình đa cảm thuở nào giờ đây ủ rũ, héo hắt, sống âm thầm như chiếc bóng, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.
1/ Giới thiệu chung:
- Kim Lân là một cây bút có sở trường truyện ngắn, có nhiều trang viết cảm động về đề tài nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông giản dị mà thấm thía.
- "Vợ nhặt" là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, viết về người nông dân Việt Nam trước bờ vực của sự sống, cái chết. Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Điều đó được thể hiện rõ nét qua đoạn trích: "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng".
2/ Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong đoạn trích:
a/ Cuộc đời, số phận: nghèo khổ, bất hạnh (sống phận mẹ góa con côi ở xóm ngụ cư, con trai lại nhặt được vợ trong bối cảnh nạn đói khủng khiếp).
b/ Tính cách, phẩm chất: giàu tình thương con; nhân hậu; nhạy cảm và từng trải; lạc quan, tin yêu vào cuộc sống.
* Tình thương con và tấm lòng nhân hậu của một người mẹ thấu hiểu lẽ đời:
- Trước cảnh “nhặt vợ” của Tràng, bà cụ Tứ "vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình". Bà hờn tủi cho thân mình đã không làm tròn bổn phận với con. Giọt nước mắt của cụ vừa ai oán, xót xa, buồn tủi vừa thấm đẫm tình yêu thương cụ dành cho con.
- Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu: "ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng". Bà thật sự mong muốn các con sẽ hạnh phúc.
- Ân cần dặn dò, chỉ bảo các con yêu thương, hòa thuận với nhau, chăm chỉ làm ăn.
* Niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống:
- Người mẹ nghèo ấy trong mọi hoàn cảnh dù khắc nghiệt nhất, đáng buồn tủi nhất vẫn cố gắng xua tan những buồn lo để vui sống, khơi lên ngọn lửa niềm tin và hi vọng cho con cái, trở thành chỗ dựa tinh thần vững chãi cho các con. Bà vui với triết lí dân gian giản dị mà sâu sắc: "Ai giàu ba họ, ai khó ba đời".
c/ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: đặt nhân vật vào tình huống truyện độc đáo, éo le và cảm động; miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sắc sảo; ngôn ngữ nhân vật có màu sắc riêng; nghệ thuật kể chuyện sinh động, tự nhiên.
3/ Nhận xét về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Kim Lân trong tác phẩm Vợ nhặt:
- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.
- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.
- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.
- Tin tưởng vào sự đổi đời của các nhân vật qua hình ảnh lá cờ Việt Minh và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.
=> Tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc, mới mẻ, tiến bộ.
4/ Đánh giá:
- Nhân vật bà cụ Tứ là một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thể hiện được chủ đề, tư tưởng của truyện ngắn.
- Tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Kim Lân đã góp phần đưa tác phẩm Vợ nhặt trở thành một trong những kiệt tác của văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.
Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”. Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.
Nhân vật bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh éo le, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, tuy sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. Cụ tin vào triết lý dân gian: ai giàu ba họ ai khó ba đời- lạc quan về một ngày mai tươi sáng.Cụ đồng tình khi thấy Tràng thắp đèn mặc dù cụ biết lúc đó dầu rất đắt, dầu là thứ xa xỉ. Nếu để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời”này lại là người nói về tương lai nhiều nhất” cụ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Đó không đơn thuần chỉ là niềm lạc quan của người lao động mà còn là ước mơ về cuộc sống có phần tươi sáng hơn cho các con. Bà cụ trông cũng” tươi tỉnh khác hẳn ngày thường”. Chính tâm trạng vui tươi phấn khởi của người mẹ già đã làm sáng lên cái không gian u ám và góp phần vào ngày vui trọng đại của cuộc đời người con trai. Sáng hôm sau cụ xăm xắn quét dọn nhà cửa, đó là những công việc sinh hoạt thường ngày nhưng đặt trong hoàn cảnh này, hành động quét dọn làm nhà cửa trông sạch sẽ, tinh tươm hơn giống như cụ đang muốn tự tay quét đi những tăm tối của ngày cũ và đón chờ những điều tươi sáng hơn. Và hình ảnh người mẹ già, cười đon đả: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy", cứ quẩn quanh, ám ảnh tâm chí người đọc. Cái lạc quan không những không bị mất đi mà lại càng trở nên mãnh liệt hơn trong mưa nắng cuộc đời. Trong buổi sáng đầu tiên đón tiếp nang dâu mới, nồi cháo cám “ chát xít, nghẹn bứ trong miệng” mà ngon ngọt trong long, ngọt bởi tâm lòng người mẹ nghèo đang cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng thái độ lạc quan và sự tươi tỉnh động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh. Nhưng sự thật là vị đắng ngắt của cháo cám và tiếng thúc thuế từ xa vọng lại đã không làm niềm vui nhỏ của những con người nghèo khổ cất cánh lên được.
Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945". Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Ở bà cụ Tứ thấp thoáng hình ảnh của nhân vật lão Hạc, của mẹ Dần, vợ chồng Dần ( Nam Cao) những người nông dân nghèo nhưng chỉ sống vì con, hết lòng yêu thương con. Dẫu chỉ là một nhân vật phụ nhưng bằng tài năng, và tình cảm thiết tha trừu mến đối với tấm lòng người mẹ nghèo, Kim Lân đã khắc họa được chân dung nhân vật vừa sinh động, chân thực, vừa cảm động, day dứt với người đọc. Chính những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo. Ý nghĩa nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này là con người dù có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khám phá và thể hiện thành công điều đó ở nhân vật bà cụ Tứ.
Bạn tham khảo bài này nha:
Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.
Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”.
Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.
Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.
Nguồn: Search Google : http://tailieuvan.net/phan-tich-nhan-vat-ba-cu-tu-trong-vo-nhat-cua-kim-lan-ngu-van-12/
Mị là nhân vật chính của Tây Nguyên “Vợ chồng A Phủ” trong lời kể trầm buồn mở đầu tác phẩm, hình ảnh Mị đã mang đến cho người đọc một sự ám ảnh sâu sắc: “Ai ở xa về, có việc vào nhà Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi đay bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đó là tư thế vẻ mặt của một người cam chịu làm nô lệ, không dám ngẩng đầu, cô chìm vào trong lao động khổ sai và lần như lần nào các vật vô tri: quay sợi, tảng đá, tàu ngựa
Theo lời kể chuyện, cuộc đời Mị dần hiện lên như một cuốn phim. Thuở thiếu nữ, Mị là một cô gái Mèo xinh đẹp, thùy mị, nết na, tài hoa, hiền lành, yêu đời và vui sống. Mị làm siêu lòng bao chàng trai Mông: “những đêm tình mùa xuân đến, trai đứng nhẫn cả bức vách đầu buồng Mị” Mị rất nhạy cảm với cái đẹp bao nhiêu rung động của tâm hồn trước vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng, của người tình Mị gửi vào tiếng sáo: “có biết bao nhiêu người mê ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Mị cũng có một tình yêu, có điệu gõ vách hẹn hò và ngón tay đeo nhẫn. Tâm hồn thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa ấy đã rộng mở để đón nhận hương hoa của cuộc đời.
Nhưng tất cả đã chấm dứt trong cái đêm ai oán khi Mị bị bắt cóc về nhà thống lý Pá Tra trong tiếng nhạc sinh tiền cúng ma, cô đã trở thành con dâu nhà thống lý để trả món nợ hôn nhân từ đời cha mẹ để lại. Mị trở thành con dâu gạt nợ là người con gái hiếu hạnh và cũng là cô gái trong trắng, yêu đời, khao khát được sống được yêu thương, Mị đã tìm cách cứu cha, cứu mình, cô van xin cha: “con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Lòng hiếu hạnh của cô gái Mông trong trắng ngây thơ không chống lại được hoàn cảnh và uy quyền của cha con nhà thống lý. Cô bị chúng biến thành nô lệ trung thân.
Những ngày đầu làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, Mị thấm thía nỗi đau của một cuộc đời bị tước đoạt: “Có đến mấy tháng liền đêm nào Mị cũng khóc”. Mị tìm đến lá ngón mong kết thúc cuộc sống không đáng sống. Cô Mị hiếu thảo trước khi ăn lá ngón đã về lạy cha để vĩnh biệt và xin người cha khốn khổ cho mình được chết. Vì những lời nói thống thiết của cha già, Mị không thể chết. Mị đành ném nắm lá ngón, quay lại nhà thống lý, chấp nhận cuộc đời nô lệ.
Ngày tháng trôi qua lạnh lùng “ở lâu trong cái khổ Mị cũng quen rồi”. Tháng ngày của Mị là công việc, những công việc giống nhau, nối tiếp nhau, lặp đi lặp lại một cách nhàm chán”. Ăn tết xong thì đi lên núi hái thuốc phiện, giữa năm giặt đay se đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp”. Mị đã trở thành công cụ trong nhà thống lý Pá Tra “dù làm gì trong tay cô lúc nào cũng có bó đay để tuốt thành sợi”. Những nhọc nhằn về thể xác đã khiến tinh thần Mị tê liệt. Nhà văn đã dùng phép so sánh nghệ thuật đau đớn “ Mị như con trâu con ngựa. Mị không bằng con trâu con ngựa. Mị như con rùa lùi lũi trong xó cửa” cách so sánh ấy đã cực tả nỗi đau của kiếp người là kiếp vật. Có thể nói rằng Mị đã bị bóc lột một cách trọn vẹn, bị tước đoạt cả về ý thức thời gian không gian “ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng”
Mị còn mang một nỗi ám ảnh ghê gớm: “Con ma nhà thống lý, dù bị A Sử tra tấn tàn bạo, Mị không bao giờ nghĩ đến chuyện phản kháng.
Mị là hiện thân của sự bất hạnh của người phụ nữ miền núi thời phong kiến, nạn nhân của thần quyền và thần quyền.
Người đàn bà của làng chài là hiện thân của người phụ nữ lao động vùng biển thời hậu chiến. Nếu nhân vật Mị hiện trước mắt người đọc qua lời trần thuật của Tô Hoài thì người đàn bà làng chài xuất hiện qua một tình huống mang tính nhận thức. Đó là tình huống của nghệ sĩ Phùng chụp được một tấm ảnh đẹp như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, chụp chiếc thuyền ngoài xa. Khi chiếc thuyền vào bờ người nghệ sĩ đã phải chứng kiến một cảnh đời cay cực ngang trái: “Người chồng tới tấp đánh vợ, đứa con ngăn bố với tốc độ thù ghét”.
Người đàn bà trong mắt của nghệ sĩ luôn săn tìm cái đẹp là “người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của người đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Người phụ nữ ấy gây ấn tượng về cuộc đời nhọc nhằn lam lũ. Nhà văn miêu tả nhân vật của mình một cách chân thật đến từng chi tiết khiến người đọc cảm giác người đàn bà từ chiếc thuyền lưới vó bước thẳng vào trang giấy. Hình ảnh chị với “tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng” gợi bao xót xa thương cảm. Người đàn bà đã tự kể về mình “từ nhỏ tôi đã là một đứa con gái xấu, lại rỗ mặt sau một trận đậu mùa nữa” một ngoại hình thiệt thòi, việc lấy chồng của chị cũng là việc không bình thường: “cũng vì xấu. Trong phố không ai lấy. Tôi chủ động có mang với một anh chàng trai nhà hàng chài giữa phố hay đến nhà tôi mua bả về đan lưới”. Lời tâm sự của chị dấy lên trong lòng người đọc sự đồng cảm với người phụ nữ kém may mắn. Hạnh phúc đến với chị khó khăn, chật vật biết nhường nào. Khát vọng lớn nhất của chị là có được chiếc thuyền rộng rãi và có đủ gạo để nuôi sống đàn con. Trong cảnh túng quấn, người chồng thay đổi tâm tính. Anh ta cho rằng nỗi khổ của mình là do đám vợ con đông đúc gây nên. Anh đã không bỏ mặc vợ con nhưng càng lao vào con đường kiếm sống gian nan, anh ta càng rơi vào bế tắc. Hệ quả tất yếu là anh ta trở nên dữ tợn, biến vợ thành nô lệ cho những hành động xâm hại lỗ mãng của mình.
Tác giả dành khá nhiều chi tiết để làm nổi bật vẻ cam chịu của người đàn bà, từ khuôn mặt mệt mỏi, cặp mắt nhìn xuống chân đến vẻ mặt lúng túng khi đi vào công sở: “Nếu như có một thoáng nào đó người đàn bà lộ ra cái vẻ sắc sảo chỉ đến thế mà thôi, chỉ vừa đủ để kích thích trí tò mò của chúng tôi” rồi lại trở về trong phút chốc ngồi trước mặt chúng tôi vẫn là người đàn bà đầy lúng túng sợ sệt. Đặc biệt lạ là hành động vái lạy của chị. Lần thứ nhất như lời van xin của đứa con trai đừng làm điều gì dại dột với bố khi thằng bé bênh mẹ, lao vào trả thù bố. Lần thứ hai hành động đó lặp lại với Đẩu vị chánh án đang ra sức bảo vệ công lý, với những đề nghị khẩn thiết: “Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó”.
Nếu trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài nhân vật Mị với so sánh tiềm tàng đã phản kháng, chờ có cơ hội thoát khỏi những đọa đầy thì người đàn bà thầm lặng chịu mọi đớn đau dù bị chồng thường xuyên đánh đập: “ba ngày một trận nhẹ….” Chị hiểu rằng những trận đòn của chồng bắt nguồn từ sự ức chế tâm lý: “… là lão xách tôi ra đánh … cũng như đàn ông khác uống rượu”. Chị nhớ rất rõ điểm tốt của chồng để biện hộ cho những hành động tội ác của anh ta: “Lão chồng tôi khi ấy là một chàng trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi”. Chị tha thiết xin quý tòa đừng bắt mình phải ly dị lão chồng vũ phu ấy. Với chị đàn bà vùng biển: “Phải gánh lấy cái khổ”, “đàn bà ở thuyền đôi chúng tôi phải sống cho con chứ, không thể sống cho mình như ở trên đất được”. Điều duy nhất chị dành cho mình là việc xin chồng đưa mình lên bờ mà đánh vì không muốn các con phải chứng kiến cảnh bố đánh mẹ”. Nếu có một lúc nào đó khuôn mặt người đàn bà sáng lên nụ cười hạnh phúc là lúc chị nhớ đến “ ở trên thuyền cũng có lúc việc chúng ta sống hòa thuận vui vẻ”. Đó là những giây phút hiếm hoi quá ít ỏi so với những trận đòn cơm bữa của chồng, sự hòa thuận vui vẻ đó như những đốm sáng lóc lên trong cuộc đời tăm tối dài dằng dặc của chị.
Song nếu như người đàn bà thuận theo sự giúp đỡ của Phùng và Đẩu sẽ ly dị lão chồng độc ác thì: cuộc đời người đàn bà sẽ đi về đâu? Ai sẽ giúp mụ nuôi những đứa con. Như thế với cái nhìn của người ngoài, người đàn bà ấy bất hạnh, trong khi đàn bà ấy ý thức rằng được ở với người chồng vũ phu đã là một may mắn hạnh phúc. Đó là cái hạnh phúc dựa trên nỗi đắng cay, hạnh phúc được nhờ sự hy sinh.
Nguyễn Minh Châu chỉ gọi nhân vật của mình là người đàn bà một cách phiếm định, đó là dụng ý của nhà văn. Ông muốn nói hộ người đàn bà vô danh ở những vùng biển suốt một dải non sông, bao nỗi niềm đau thương, bao nhiêu giọt nước mắt tủi hổ của người đàn bà mà đời không nhìn thấy. Thấp thoáng trong chị là bóng dáng biết bao người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hy sinh.
Nhân vật Mị và người đàn bà làng chài đều là những nhân vật bé nhỏ nạn nhân của hoàn cảnh. Tội ác của phong kiến chúa đất đã biến Mị thành con dâu gạt nợ kiếp người thành kiếp vật, còn người đàn bà là nạn nhân của tình trạng đói nghèo và nhận thức tăm tối. Khát vọng sống mãnh liệt đã khiến Mị vùng dậy, đổi đời nhờ cách mạng. Với người đàn bà làng chài, Nguyễn Minh Châu khiến người đọc luôn day dứt về số phận người phụ nữ thời hậu chiến. Công cuộc giải phóng dân tộc chúng ta đã hoàn thành vẻ vang nhưng ở đâu đó vẫn còn những phận người khốn khổ chưa được giải thoát. Hình ảnh bãi xe tăng hỏng như một gợi ý rằng cuộc chiến chống đói nghèo tăm tối còn gian nan hơn cả cuộc chiến chống ngoại xâm. Và chừng nào chưa thoát được đói nghèo, người phải chung sống với cái xấu cái ác. Và nữa qua nhân vật người đàn bà Nguyễn Minh Châu còn gửi gắm những quan điểm nghệ thuật: mối quan hệ khăng khít giữa nghệ thuật và đời sống, yêu cầu hiểu biết và bản lĩnh trung thực của người nghệ sĩ, chủ nghĩa nhân đạo trong như thế trong thể xa lạ với sự vật cụ thể của con người.
So sánh nhân vật Mị trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" với người đàn bà làng chài trong tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"
1 câu trả lời
Kim Lân thuộc hàng những cây bút truyện ngắn tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và những con người dân quê lam lũ, hồn hậu, chất phác mà giàu tình thương yêu. “Vợ nhặt” là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông. Tác phẩm đã khắc họa thành công vẻ đẹp phẩm hạnh của nhân vật người vợ nhặt, một người phụ nữ nghèo khổ nhưng giàu tình yêu thương, luôn khao khát hạnh phúc gia đình giản dị, biết hướng tới tương lai tươi đẹp.
Vợ chồng A Phủ:
- Số phận và cảnh ngộ của con người. Số phận bi thảm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến trước cách mạng khi chịu sự thống trị của thực dân, phong kiến, thần quyền, hủ tục
Tư tưởng nhân đạo: ngợi ca sức sống mãnh liệt, tiềm tàng của con người và con đường họ tự giải phóng, đi theo cách mạng
Vợ nhặt:
- Số phận, cảnh ngộ của con người: Đặt nhân vật vào tình cảnh thê thảm của người dân lao động trong nạn đói 1945, tác giả dựng lên không khí tối tăm, ảm đạm bao trùm xóm ngụ cư
- Tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:
+ Đi sâu lí giải, phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót, căm giận
+ Ngợi ca tình người cao đẹp, khát vọng sống, hạnh phúc và hi vọng vào một tương lai tươi sáng
Gợi ý trả lời:
Bước 1: Khái quát nhân vật:
- Mị là một cô gái trẻ đẹp. đảm đang, duyên dáng, thổi sáo giỏi, được nhiều chàng trai yêu mến ngày đêm thổi sáo đi theo.
- Số phận của Mị tiêu biểu cho số phận người phụ nữ nghèo ở miền núi ngày trước: có những phẩm chất tốt đẹp, đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị đày đọa trong cuộc sống nô lệ.Mị trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống Lí Pá Tra
(Phần này chỉ nêu ngắn gọn, không phân tích)
- Bị vùi dập đến cùng nhưng ở người con gái ấy vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/cac-de-van-ve-vo-chong-a-phu
Với dạng đề này em có thể triển khai theo hướng:
1. Phân tích vẻ đẹp của từng nhân vật rồi chỉ ra điểm giống, khác nhau.
2. Chỉ ra điểm giống, khác nhau của 2 nhân vật theo luận điểm
Dàn ý:
I. Mở bài
II. Thân bài
1. Khái quái
- Tác giả tác phẩm, giá trị nội dung nghệ thuật
- Khái quát về 2 nhân vật
2. Cụ thể:
a. Giống:
- Cả 2 nhân vật đều là những nhân vật điển hình được tác giả khắc họa trong hoàn cảnh điển hình.
- Cả 2 nhân vật tuy có vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng tâm hồn lại thật đẹp, thật đáng trân trọng.
b. Khác: Mỗi nhân vật lại được nhà văn khắc họa với vẻ đẹp tâm hồn riêng:
b1. Nhân vật Thị trong Vợ nhặt:
Nhân vật Thị có thân hình gầy rộc, ngồi vêu trên cửa hang và khuôn mặt như lưỡi cày, quần áo rách tả tơi như tổ đỉa. Nạn đói đã tàn phá và hủy hoại tất cả, con người cũng điêu đứng vì nạn đói. Bề ngoài thị có vẻ "chao chát", "chỏng lỏn" nhưng thực chất là người phụ nữ dịu dàng, nữ tính, lạc quan.
* Trước khi về nhà Tràng:
- Thị ngồi vêu ở cửa kho thóc nhặt hạt rơi hạt vãi để sống qua ngày.
- Ton ton chạy lại đẩy xe cho chàng. => lòng tốt
- Ăn một chặp hết 4 bát bánh đúc => tự nhiên, chân thật
* Khi theo Tràng về làm vợ:
- Chiều hôm trước:
+ Thị theo Tràng về nhà, bị đám trẻ con trêu -> ngượng nghịu, cúi mặt e thẹn.
+ Thị chứng kiến cảnh nhà Tràng, nén tiếng thở dài, bước vào nhà chỉ dám ngồi ghé ở mép giường. -> nữ tính
+ Khi nhìn thấy bà cụ Tứ -> lễ phép
- Sáng hôm sau:
+ Dậy sớm quét tước nhà cửa cho gọn gàng -> đảm đang, tháo vát
+ Khi bà cụ Tứ đem chè khoán ra -> điềm nhiên và vào miệng, tránh nhìn nhau để không thấy tủi hờn.
+ Nói chuyện về việc quân ta phá kho thóc cứu đói chứ không cam chịu nữa -> gieo vào lòng mọi người niềm tin
b2. Nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa:
Bề ngoài người đàn bà xấu xí thô kệch, thậm chí là thất học mù chữ nhưng tâm hồn lại sâu sắc, từng trải, thấu hiểu lẽ đời. Người đàn bà cam chịu, tảo tần vì đàn con thơ. Người đàn bà bao dung trước bạo lực của người chồng lên mình vì hiểu được căn nguyên của nỗi khổ. Sẵn sàng tha thứ cho sự hành hung của hắn lên chị...
* Tâm hồn giàu đức hi sinh và trái tim người mẹ bao la
- Thất học nhưng mang tôn chỉ sống thiêng liêng: Đàn bà trên thuyền phải sống cho con chứ không được sống vì mình như ở trên mặt đất à Nguồn gốc của mọi bi kịch, đau thương, tự nguyện chấp nhận mọi nỗi đau
- Niềm vui sâu sắc nhất của chị là được nhìn thấy các con ăn no à niềm vui giản dị, thiêng liêng được chắt chiu từ nỗi khổ.
- Đau đớn vì thái độ và hành động bạo lực của con với cha. Chị miệng mếu máo gọi, quỳ xuống “chắp tay vái lấy vái để”, giọt nước mắt nhỏ xuống vì chị cảm thấy có lỗi vì bản thân là nguyên nhân gây tổn thương tâm hồn trẻ thơ của con.
* Tấm lòng bao dung, độ lượng, vị tha
- Cam chịu những cơn tức giận lửa cháy của chồng vì thấu hiểu chồng, hiểu được nguồn gốc của cơn tức giận đó: vì đói nghèo, vì công việc làm ăn, vì gánh nặng và lo toan cuộc sống đã biến một người hiền lành trở nên man rợ.
- Tự nhận phần lỗi về bản thân mình: “giá như tôi đẻ ít đi”
=> Ý thức được nhân phẩm, quyền sống và giá trị con người bị xúc phạm nhưng lại nhận thức được nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực à Chừng nào cái đói chưa chấm dứt thì bi kịch và đau khổ vẫn còn. Hiểu điều đó, chị chưa bao giờ trách chồng và cam chịu tất cả.
* Nghị lực cuộc sống và sự thấu hiểu lẽ đời
- Nghị lực thể hiện ở việc
+ Chị chấp nhận, chịu đựng và kìm nén được mọi nỗi đau thể xác và tinh thần
+ Dám vượt qua vẻ lúng túng, sợ sệt bên ngoài ban đầu để kể lại câu chuyện cuộc đời mình (phơi bày cuộc đời mình trước nhiều người không phải là điều mà ai cũng có thể làm được) và thuyết phục Phùng, Đẩu đừng bắt bản thân chị bỏ chồng, khiến hai người “vỡ lẽ” ra những nhận nghịch lí nhưng lại hợp lí trong cuộc sống.
- Bề ngoài thất học nhưng lại rất thấu hiểu lẽ đời:
+ Chị hiểu Phùng và Đẩu gay gắt với chị bởi vì họ có lòng tốt muốn giúp đỡ chị và thương chị.
+ Hiểu được tình trạng tha hóa của con người à Người chồng cũng thực sự là nạn nhân, là một kẻ đáng thương. (Thậm chí là không thể dùng rượu để giải tỏa cảm xúc nên buộc phải đánh vợ).
c. Đánh giá:
- Cả hai nhân vật nữ này đều có những vẻ ngoài xấu xí, thô kệch nhưng lại có vẻ đẹp khuất lấp đáng trân trọng. Đằng sau vẻ lam lũ, thô kệch là một sự tần tảo, tình mẫu tử và lòng vị tha sâu sắc. Đằng sau vẻ chao chát chỏng lỏn là một người phụ nữ có sự nữ tính, đảm đang. ... Dường như ở họ đều tiềm tàng và mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Điều này thật đáng trân trọng và cảm phục.
- Qua hình tượng nhân vật đã phần nào làm sáng tỏ được tài năng và cái tâm của người cầm bút.