K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2019

2 câu chuyện luôn hả bạn

25 tháng 3 2019

Chỉ kể một câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo thôi.

28 tháng 3 2016

ngắn thôi nha

 

13 tháng 3 2018

Đề.2, KỂ 1 KỈ NIỆM VỀ THẦY GIÁO HOẶC CÔ GIÁO CỦA EM , QUA ĐÓ THỂ HIỆN LÒNG BIẾT ƠN CỦA EM VỚI THẦY , CÔ

Bài làm

Bước vào cổng trường, không khí rộn ràng náo nức của các em học sinh khiến cho chúng em cũng bang khuâng một niềm vui xao xuyến, chúng em như tìm thấy được bóng dáng của chính mình trên những khuôn mặt hồn nhiên, trong sáng kia. Chúng em đã từng trải qua quãng thời gian đẹp như vậy, để giờ đây khi trở về thì những kí ức ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ, những kí ức khi xưa cũng ùa về.

Chúng em đã vào văn phòng của thầy cô để tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành nhân ngày lễ trọng đại này. Những bó hoa tươi thắm cũng chính là tấm lòng trân trọng biết ơn của chúng em dành cho thầy cô. Chúng em mỗi ngày một lớn thêm, thầy cô dường như vẫn vậy, vẫn là những người thầy, người cô đầy nhân hậu, nhiệt huyết với nghề. Chuyến về thăm trường này một mặt chúng em muốn gửi lời tri ân đến thầy cô nhưng cũng là chuyến đi đầy mong mỏi cho cuộc gặp gỡ với cô giáo chủ nhiệm cũ đầy kính yêu của lớp chúng em xưa.

Cô giáo chủ nhiệm của lớp em là cô Duyên, cô là người phụ trách, dìu dắt các hoạt động của lớp nhưng cũng là giáo viên phụ trách môn tiếng việt của chúng em. Cô là một người mẹ thứ hai của chúng em với tấm lòng nhân hậu, yêu thương, quan tâm tận tụy đến từng hoạt động, đến từng học sinh trong lớp, cô là người mà chúng em vô cùng yêu mến và kính trọng. Dù đã ra trường được nhiều năm nhưng cô vẫn nhớ rõ tên, biệt danh của từng đứa, điều này khiến cho em và các bạn đều vô cùng xúc động.

Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó là vào kì học thứ nhất của năm học lớp năm, khi ấy chúng em đã là những người anh người chị trong mái trường tiểu học, tâm sinh lí cũng phát triển chưa toàn diện nên chúng em vô cùng ngang bướng và khó bảo. Từ lớp một đến lớp bốn thì thành tích học của chúng em rất tốt, nhưng lên lớp năm chúng em trở nên lười biếng, phá phách hơn và thường xuyên nằm trong danh sách những lớp cá biệt của trường. Các thầy cô giáo cũng rất e dè khi nhận làm chủ nhiệm của em, nhưng cô Duyên thì không như vậy, cô đã đề nghị ban giám hiệu xin làm chủ nhiệm của lớp chúng em.

Ngày đầu vào lớp, như thường lệ chúng em không mấy chú ý đến sự xuất hiện của cô giáo mới mà chỉ nghĩ xem có những trò nghịch ngợm, phá phách nào cho thú vị. Nhưng cô Duyên không bị những trò nghịch ngợm của chúng em làm cho tức giận, ngược lại chúng em càng nghịch thì cô càng nhẹ nhàng nhắc nhở, cô đến từng nơi, chỉ dẫn cho từng đứa học sinh chúng em. Ai mắc lỗi cô cũng không trách móc trước lớp mà cô thường gọi riêng những học sinh ấy để nhắc nhở nhẹ nhàng. Dần dà trước sự quan tâm của cô,chúng em cảm thấy yêu mến cô hơn và cũng nghe lời cô học hành cẩn trọng.

Trong suốt quá trình học, cô luôn chủ động giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong học tập và thi đua. Không chỉ vậy, cô còn thường xuyên tổ chức cho chúng em vui chơi, liên hoan nhẹ vào mỗi buổi sinh hoạt, thay vì hoạt động kiểm điểm những học sinh có hành vi không tốt trong tuần. Sự xuất hiện của cô như một phép thần kì đối với lớp học chúng em, lớp em từ một lớp nghịch ngợm phá phách đã có ý thức học hơn, và cuối kì kết quả học tập tốt chính là công lao to lớn của cô.

Những người thầy, người cô là những người cho ta kiến thức, dạy dỗ chúng ta nên người, bằng tấm lòng nhiệt huyết với nghề và tấm lòng yêu thương học sinh, các thầy cô đã trở thành những người chèo đò đưa bao thế hệ học sinh đến bến bờ bên kia của tri thức. Là mỗi học sinh chúng ta cần biết ơn, trân trọng những người đã yêu thương, dạy dỗ chúng ta, cho chúng ta những kiến thức bổ ích mà trang bị cho chúng ta những hành trang để bước vào đời.

13 tháng 3 2018

ĐỀ 1: KỂ MỘT CÂU CHUYỆN MÀ EM BIẾT TRONG CUỘC SỐNG NÓI LÊN TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO CỦA NGƯỜI VIỆT NAM TA.

Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.

Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:

- Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.

Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.

Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.

Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá... ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.

Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp - Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.

Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:

-  Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.

-   Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ...

Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.

Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:

-   Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.

Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa...".

12 tháng 3 2018

nhanh nhé

13 tháng 3 2018

Viết tên mà cx sai chính tả ngu !!

13 tháng 3 2018

Nhân ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam, trường em đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm nhằm tri ân công ơn của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Chúng em đã chuẩn bị những bó hồng tươi thắm, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất dành cho thầy cô nhân ngày lễ đặc biệt này. Cũng trong ngày 20/11 chúng em được chứng kiến tấm lòng yêu thương, trân trọng của các anh chị đã ra trường dành cho mái trường và thầy cô giáo cũ của mình.

Vào buổi sáng ngày 20/11 chúng em vô cùng náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ mít tinh, có lớp đảm nhận nhiệm vụ bày biện, tổ chức cho buổi lễ, lớp thì phân công nhau trực nhật để không gian sân trường trang trang, đẹp đẽ nhất. Cũng có lớp tập dượt lại những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn cho lễ kỉ niệm sắp tới.

Mọi người đều vô cùng nhộn nhịp với công việc của riêng mình. Khi buổi lễ bắt đầu, chúng em được nghe lời diễn văn đầy ý nghĩa của thầy hiệu trưởng về ý nghĩa của nghề giáo và ngày kỉ niệm 20/11. Sau đó những tiết mục văn nghệ cũng được diễn ra một cách suôn sẻ với giải nhất thuộc về anh chị lớp 5A.

Sau lễ mít tinh, chúng em thu gọn bàn ghế vào thì thấy những anh chị đã ra trường nhiều năm trước trở về trường và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Các anh chị đều dành cho thầy cô giáo cũ của mình tấm lòng thương yêu chân thành, vì vậy mà dù đã ra trường thì anh chị cũng vẫn thu xếp thời gian để về thăm lại mái trường xưa, thăm lại thầy cô và nói những lời tri ân công lao đầy sâu sắc.

Hình ảnh của các anh chị khiến cho em vô cùng cảm động, đó chính là tinh thần tôn sư trọng đạo mà thầy cô vẫn thường dạy cho chúng em trong những giờ học đạo đức. Đó cũng chính là những đức tính tốt, những tấm gương đẹp để cho chúng em học tập và noi theo.

~~~

Nguồn: https://vndoc.com/ke-chuyen-lop-5-ke-lai-mot-cau-chuyen-noi-ve-truyen-thong-ton-su-trong-dao/download

Bạn tham khảo nha.

13 tháng 3 2018

Vua Nghiêu trị vì thiên hạ, giúp cho đất nước thanh bình, hiền tài được trọng dụng, nhân tài ở khắp mọi nơi. Nhưng ông vẫn lo mai một nhân tài, nên thường xuyên đi vào núi sâu để cầu hiền học đạo.

Một lần, vua Nghiêu đi đến núi Vương Ốc và nghe thấy có tiếng đọc sách văng vẳng ở trong rừng. Đi theo tiếng đọc vua tìm đến một ngôi nhà tranh thấy một đứa trẻ đang ngồi đọc sách. Vua Nghiêu thấy cậu bé đang đọc một cuốn sách kinh điển về đạo đức liền hỏi: “Cậu bé còn nhỏ tuổi thế mà đã có thể đọc hiểu được cuốn sách sâu sắc này hay sao?” Cậu bé đáp: “Từ đầu cháu cũng không hiểu lắm, nhưng được Sư phụ giảng nên cháu dần dần hiểu ra.” Vua Nghiêu nói: “Sư phụ của cậu là ai, tên họ là gì? Có đang ở đây không?” Cậu bé đáp: “Sư phụ của cháu họ Doãn tên Thọ, đi ra ngoài hái thuốc chưa về.” Vua Nghiêu lại hỏi: “Vậy sư phụ của cháu khi nào về?” Câu bé trả lời: “Cái này rất khó nói, có khi một tháng cũng có khi mười mấy ngày.” Vua Nghiêu thấy trong phòng toàn là sách, đa số đều là sách về đạo đức, còn có sách về thiên văn, vua nghĩ Doãn Thọ hẳn là một bậc cao nhân.

Trưa ngày hôm sau, vua Nghiêu lại sai tùy tùng chuẩn bị lễ vật, đến nhà Doãn Thọ, nhưng Doãn Thọ vẫn chưa về, còn cậu bé vẫn đang đọc sách, liền nói với cậu bé: “Ta muốn gặp thầy của cháu mà chưa có cơ hội. Nay vì việc ở kinh thành nên ta phải về ngay, phiền cháu chuyển lễ vật đến cho thầy. Mùa xuân năm sau ta sẽ lại đến.” Cậu bé nói: “Hôm qua cháu đã nghe hàng xóm nói ngài là Thiên tử, sư phụ cháu vốn ít giao thiệp với quý nhân, những lễ vật này cháu không dám nhận, xin ngài mang về cho.” Vua Nghiêu đành phải mang lễ vật về, tùy tùng đều cho rằng đứa trẻ này thật là vô lễ, vua Nghiêu nói: “Trẫm lại rất thích sự ngây thơ của cậu bé, quả là đứa trẻ hiếm hoi trên thế gian, không hổ là đệ tử của bậc cao nhân.”

Sau khi trở về vua Nghiêu kể lại câu chuyện của Doãn Thọ, trong đó có hai vị lịch quan là em vua đều nói Doãn Thọ quả là bậc đạo sỹ, vốn muốn tiến cử ông với vua, nhưng biết rằng ông ở ẩn không muốn ra làm quan nên không tiến cử nữa. Vua Nghiêu nói: “Trẫm nghĩ từ xưa đến nay các tiên đế đều cầu học bậc thánh hiền, như Hoàng Đế học Đại Điên, Chuyên Húc Đế học Lạc Đồ, Hoàng Khảo học Xích Tùng Tử. Doãn tiên sinh đạo đức cao siêu lại cao đạo không muốn ra làm quan, trẫm sẽ bái làm sư phụ, đến tận nơi học tập. Hai ngươi hãy nhân danh trẫm đến giới thiệu trước rồi trẫm sẽ đến gặp sau.” Hai người tuân lệnh.

Đông qua xuân về, vua Nghiêu cùng hai người anh em đi đến núi Vương Ốc, khi nhìn thấy ngôi lều tranh của Doãn Thọ từ xa, vua Nghiêu đã cho xe dừng lại, ba người cùng đi bộ vào. Đi đến lều tranh thì chỉ thấy đồng tử đang ngồi đọc sách, vua Nghiêu liền hỏi: “Sư phụ đâu?” Đồng tử vội vàng chạy vào bẩm báo. Sau đó, Doãn Thọ đi ra cung kính nói với vua: “Hôm trước thảo dân có việc đi ra ngoài nên ngài đến mà thảo dân không biết để đón tiếp xin ngài thứ lỗi. Thảo dân có nghe đệ tử kể lại ý vua, vô cùng lo lắng. Việc các bậc hoàng đế đi cầu học thời cổ đại là có, nhưng các vị ấy đều là những người thầy có đạo đức học vấn cao siêu hơn người thường, còn thảo dân đây chỉ là một kẻ ở trong núi sâu, học vấn đơn giản, đâu dám nhận là “thầy của vua”. Vua Nghiêu liền trả lời: “Đệ tử thực lòng muốn học, xin thầy giáo đừng từ chối.” Nói rồi vua đi đến bái thầy, Doãn Thọ vội vàng đáp lễ nhưng vẫn từ chối. Một vị lịch quan nói: “Chủ nhân của chúng tôi rất thành tâm, đã trai tịch sạch sẽ trước khi đến, xin tiên sinh đừng từ chối.” Lúc này Doãn Thọ mới đồng ý.

Doãn Thọ mời vua và hai người anh em ngồi xuống nói chuyện, Doãn Thọ giảng về đạo đức và thiên hạ, vua nghe cảm thấy khâm phục vô cùng. Vua Nghiêu nói: “Đệ tử muốn tìm một bậc đại thánh nhân để nhường ngôi vị, và muốn tìm những bậc hiền tài để trợ giúp.” Doãn Thọ nói: “Vua khiêm nhường như vậy, nếu gặp được bậc thánh nhân xuất thế thì quả là hợp với chí nguyện của ngài, đạo đức của ngài là tấm gương cho thiên hạ. Các bậc thánh nhân trong thiên hạ còn có Sào Phủ, Tử Châu Chi Phụ, Y Bạc Tử, Bị Y, Phương Hồi đều là những hiền sỹ chân chính, ẩn cư trong núi, không xuất thế nhân.” Về sau vua Nghiêu đều đến học hỏi những vị hiền sỹ này.

Vua Nghiêu ở trong núi Vương Ốc mười ngày, hàng ngày Doãn Thọ đều giảng cho vua những kinh điển đạo đức, tối đến cùng vua quan sát thiên tượng, giảng về thiên văn, lý của các ngôi sao và dự đoán. Từ đó, vua Nghiêu bất kể đông hè, thường đến học hỏi Doãn Thọ, vua rất cung kính đối với thầy, thường để cho Doãn Thọ ngồi trên còn mình ngồi dưới, hướng mặt về phía Bắc hành lễ cầu giáo.

Doãn Thọ nhiều lần giảng cho vua Nghiêu về đạo đức nhân nghĩa và đạo thanh tịnh vô vi. Vua Nghiêu thực hành rất nghiêm túc, thương yêu dân chúng, cai trị thuận theo thiên ý, khởi xướng đại đạo; định ra pháp luật, nghiêm cấm dối trá; khích lệ người dân phê bình những lỗi lầm của mình; xét xử công minh, trọng dụng hiền tài; nhân từ thương dân, luôn quan tâm đến bách tính muôn dân, trở thành một tấm gương trong việc trị vì đất nước.

“Sử ký” viết: Phẩm chất và tài trí của vua Nghiêu đều rất phi phàm, “kỳ nhân như thiên, kỳ tri như thần” (đức nhân của ngài như trời, trí của ngài như thần). Ông nêu cao tinh thần đạo đức, luôn lắng nghe ý kiến người dân, để lại cho hậu nhân một tấm gương về tinh thần tôn sư trọng đạo.

Sư Văn tôn sư kính học

Vào thời Xuân Thu, Sư Văn từ nhỏ đã lập chí học âm nhạc, khi ông nghe nói Sư Tương đánh đàn khiến cho chim chóc nhảy theo tiếng nhạc, cá nhảy ra khỏi mặt nước để nghe, liền chuẩn bị hành lý đến bái Sư Tương làm thầy.

Sư Tương là một người thầy nổi tiếng nghiêm khắc, không dễ dàng nhận đồ đệ, Sư Văn phải khẩn cầu ba lần, Sư Tương cuối cùng bị cảm động bởi thành ý và quyết tâm của ông nên đã thu ông làm đồ đệ. Sư Tương giảng nhạc lý cho anh, cầm tay dạy cho anh cách chỉnh đàn định âm, nhưng ngón tay của anh cứng nhắc, ba năm sau, cũng không đánh nổi một khúc nhạc hoàn chỉnh. Sư Tương nói với anh: “Con vẫn thiếu ngộ tính, học đàn không đủ chuyên tâm, tốt nhất là đi về đi.”

Sư Văn hối hận tự trách mình: “Con biết, là do con thường hay tâm thủ bất chuyên. Con không phải là không thể chỉnh được thanh, định chuẩn âm, cũng không phải là không biết tấu một nhạc chương hoàn chỉnh, điều con quan tâm không chỉ là âm điệu tiết tấu, điều con thực sự muốn là dùng tiếng đàn để biểu đạt nội tâm mình. Khi con chưa làm cho âm nhạc phát từ nội tâm, rồi cảm ứng đến nhạc cụ, nên tay cũng không thể phối hợp tốt với dây đàn. Xin thầy cho con thêm thời gian xem có thể tiến bộ được không.”

Từ đó, Sư Văn tĩnh tâm lại, chuyên tâm nhất trí, thanh trừ tạp niệm, hàng ngày chăm chỉ học tập, dụng tâm thể ngộ ý tứ mà âm nhạc biểu đạt, không ngừng hoàn thiện tu dưỡng. Một thời gian sau anh lại đến bái kiến Sư Tương, Sư Tương hỏi: “Bây giờ con đánh đàn thế nào rồi?” Sư Văn trả lời: “Đã chạm đến tâm can, xin thầy hãy nghe con đánh một khúc!”

Sư Văn bắt đầu căng dây đánh đàn, đầu tiên anh tấu âm thương thuộc kim âm, một khung cảnh của tháng tám mua thu hiện ra, tiếng đàn mang theo những làn gió thu mát mẻ, cây cỏ đều sắp đến mùa thu hoạch.

Sau mùa thu vàng óng, anh lại tấu một bài âm giác thuộc mộc âm, theo đó dường như có làn gió xuân ấm áp thổi về, hoa cỏ đâm chồi nảy lộc, đó là hình ảnh của một mùa xuân với vạn vật canh tân.

Tiếp đó Sư Văn tấu bài cung vũ thuộc thủy âm, hiện ra trước mắt là một mùa đông lạnh lẽo giữa tháng 11 với tuyết trắng bao phủ, sông hồ đóng băng.

Tiếp theo nữa, anh lại tấu cung chinh thuộc hỏa âm, đại biểu cho nhạc luật của tháng năm, khiến cho người ta cảm nhận thấy sự nắng nóng của một mùa hè rực lửa.

Khi nhạc khúc sắp kết thúc, Sư Văn tấu âm cung đầu tiên trong ngũ âm, kết hợp với thương, giác, vũ, chinh, từ bốn phía đều có gió nam thổi nhè nhẹ, những áng mây lững lờ trôi, dường như có một dòng cam lộ từ trên trời giáng xuống, dòng suối mát từ trong nguồn chảy ra.

Sư Tương nghe xong liền khen rằng: “Tiếng đàn của con quá mỹ miều! Thực sự đưa người ta như đi vào khung cảnh vậy!”

Thái độ học tập của Sư Văn vô cùng nghiêm túc, sau khi thầy giáo giáo huấn rằng trước tiên phải làm được dụng tâm chuyên nhất. Anh đã cảm ngộ được sự cao siêu của nghệ thuật âm nhạc, cái chí của âm nhạc không ở thanh, mà ở “đắc tâm ứng thủ”, nhấn mạnh vào tác dụng chủ đạo của “tâm hồn” trong diễn tấu âm nhạc, “nội đức vu tâm, phương năng ngoại ứng vu khí”. Điển cố thành ngữ “đắc tâm ứng thủ” cũng sinh ra từ đó, miêu tả việc nỗ lực đến nhà thầy học tập, vận dụng nhuần nhuyễn cả bàn tay và trái tim; nó đã trở thành một nguyên tắc học quan trọng trong diễn tấu âm nhạc cổ đại Trung Quốc.

Câu chuyện Sư Văn học đàn đã cho người ta một bài học rằng: Bất cứ việc gì cũng phải dụng tâm, học kỹ nghệ không chỉ là học kỹ thuật bên ngoài, mà còn cần lĩnh ngộ được nội hàm bên trong, hiểu rõ được cái lý, không ngừng đề cao tu dưỡng và ngộ tính, “đắc tâm” đi với “ứng thủ”. Dùng chính tâm, chính niệm để đạt được sự thanh tịnh, thân tâm hòa làm một, đạt đến cảnh giới tương hòa với trời đất.

15 tháng 10 2019

Tham khảo:

Đề 1:

Nhân ngày hai mươi tháng mười một, ngày nhà giáo Việt Nam, trường em đã long trọng tổ chức lễ mít tinh kỉ niệm nhằm tri ân công ơn của thầy cô đối với các thế hệ học trò. Chúng em đã chuẩn bị những bó hồng tươi thắm, những tiết mục văn nghệ đặc sắc nhất dành cho thầy cô nhân ngày lễ đặc biệt này. Cũng trong ngày 20/11 chúng em được chứng kiến tấm lòng yêu thương, trân trọng của các anh chị đã ra trường dành cho mái trường và thầy cô giáo cũ của mình.

Vào buổi sáng ngày 20/11 chúng em vô cùng náo nức, nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ mít tinh, có lớp đảm nhận nhiệm vụ bày biện, tổ chức cho buổi lễ, lớp thì phân công nhau trực nhật để không gian sân trường trang trang, đẹp đẽ nhất. Cũng có lớp tập dượt lại những tiết mục văn nghệ để chuẩn bị biểu diễn cho lễ kỉ niệm sắp tới.

Mọi người đều vô cùng nhộn nhịp với công việc của riêng mình. Khi buổi lễ bắt đầu, chúng em được nghe lời diễn văn đầy ý nghĩa của thầy hiệu trưởng về ý nghĩa của nghề giáo và ngày kỉ niệm 20/11. Sau đó những tiết mục văn nghệ cũng được diễn ra một cách suôn sẻ với giải nhất thuộc về anh chị lớp 5A.

Sau lễ mít tinh, chúng em thu gọn bàn ghế vào thì thấy những anh chị đã ra trường nhiều năm trước trở về trường và tặng thầy cô những bó hoa tươi thắm. Các anh chị đều dành cho thầy cô giáo cũ của mình tấm lòng thương yêu chân thành, vì vậy mà dù đã ra trường thì anh chị cũng vẫn thu xếp thời gian để về thăm lại mái trường xưa, thăm lại thầy cô và nói những lời tri ân công lao đầy sâu sắc.

Hình ảnh của các anh chị khiến cho em vô cùng cảm động, đó chính là tinh thần tôn sư trọng đạo mà thầy cô vẫn thường dạy cho chúng em trong những giờ học đạo đức. Đó cũng chính là những đức tính tốt, những tấm gương đẹp để cho chúng em học tập và noi theo.

15 tháng 10 2019

1. Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta.

Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.

Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:

- Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.

Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.

Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.

Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá... ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.

Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp - Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.

Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:

- Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.

- Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ...

Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.

Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:

- Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.

Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần nữa...".

15 tháng 3 2021

Từ xa xưa, nhân dân ta đã coi trọng tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết. Đoàn kết để sống, để tồn tại và vượt qua mọi thử thách to lớn trong cuộc đời. Đoàn kết đã trở thành niềm tin và đạo lí của nhân dân ta từ bao đời nay. Chính vì thế, ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu ghi nhớ câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Tôi sẽ kể cho các bạn nghe chuyện có tựa đề là “Câu chuyện bó đũa”, ca ngợi về sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Chuyện như sau:

“Ngày xưa ở một gia đình, có hai anh em. Lúc còn nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau, có cái gì ngon, anh em thường nhường nhịn cho nhau, nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn thường hay va chạm.

Thấy các con không thương yêu nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền. Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố gắng hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế là các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh”.

Câu chuyện khuyên chúng ta: anh chị em trong gia đình phải biết yêu thương, giúp đỡ, cưu mang nhau. Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

15 tháng 3 2022

Chép mạng à 

15 tháng 12 2021

c

14 tháng 3 2017

Ngắn thôi nhahihi

15 tháng 3 2017

Hình ảnh có liên quan