Bài 1: Đọc hai câu thơ sau
“ Nỗi mình thêm tức nỗi nhà ,
Thêm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”
Từ “hoa” trong “ thềm hoa , lệ hoa “ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Bài 2 Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”
Bài 3 Xác định đẹp ngữ trong bài ca dao
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt leo vào leo ra
Bài 4 Tìm các phép tu từ từ vựng và tác dụng của nó trong những câu thơ sau:
Tìm các phép tu từ từ vựng và tác dụng của nó trong những câu thơ sau:
a) Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
b) Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
1)-Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
-Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
2)
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
BPNT:-Ẩn dụ:nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
-Nhân hóa:chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Với BPNT tinh tees con thuyến vô tri vô giác trở nên có hồn 1 tâm hồn thật tinh tế con thuyền nằm im trên bến sau một cuộc hành trình lao động vất vả, khong những thế nó cn cảm nhận được chất muối thấm dần vào cơ thể mình.Phải là người có tâm hồn nhạy cảm tinh tế tình yêu quê hương sâu nặng mới có thể viết được nhứng vần thơ hay như vậy
3)
- Các điệp ngữ là : con kiến ; leo ; cành cụt; cành .
Tác dụng :
+ Là điệp ngữ vòng tròn hay chuyển tiếp có tác dụng nhấn mạnh đối tượng ,hành động ... của bài thơ, sự bế tắc của sự việc
+ Làm tăng tính biểu cảm, sinh động củ bài thơ ...