K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2019

Hương qua đèo là heo qua đường nên Hương phải dừng xe :vv 

4 tháng 4 2019

Vì có heo qua đường: Hương qua đèo => Heo qua đường.

Hok tốt!

hương qua đèo = heo qua đường

vì có con heo qua đường nên dừng xe lại thoi

           ....hok tốt....

2 tháng 5 2019

Chắc tại vì xe hết xang hoạc chết máy thôi

#Study well

Mưa lạnh buốt kéo theo gió làm lay động hàng cây tạo ra những âm thanh vừa rú thét lại vừa như thì thầm. 11h đêm, đâu đó tại cung đường đèo Lộc Bắc, đoàn xe máy 5 chiếc nối đuôi nhau chậm rãi trên con đường ngoằn ngèo phủ đầy sương và gió. Sương mù lúc này đã dày đến mức chì cần cách xa nhau chừng 2 thước là không còn thấy người trước mặt. Ánh pha leo lét cùng với cả đèn...
Đọc tiếp

Mưa lạnh buốt kéo theo gió làm lay động hàng cây tạo ra những âm thanh vừa rú thét lại vừa như thì thầm. 11h đêm, đâu đó tại cung đường đèo Lộc Bắc, đoàn xe máy 5 chiếc nối đuôi nhau chậm rãi trên con đường ngoằn ngèo phủ đầy sương và gió. Sương mù lúc này đã dày đến mức chì cần cách xa nhau chừng 2 thước là không còn thấy người trước mặt. Ánh pha leo lét cùng với cả đèn trợ sáng dường như vẫn chưa đủ để lấp đầy khoảng tối mờ mịt phía trước mà chỉ đủ để cảm thấy được hàng cây bên kia con len đột ngột xuất hiện rồi lại đột ngột biến mất. Mưa vẫn rả rít và không có dấu hiệu dừng lại, sương mù càng dày đặc, không gian một màu xam xám, gió kêu thét không ngừng.

📷

Khung cảnh âm u, ma mị của vùng rừng núi giữa khuya như thế này có thể dễ dàng hạ gục bất cứ ai dù cho có gan dạ đến mấy. Hương cũng không ngoại lệ. Tuy vẫn tỏ ra bình thường từ hành động cho tới suy nghĩ thì cảm giác ớn lạnh vẫn chạy dọc sống lưng người con gái thành phố. Lời khẳng định cô không sợ gì cả từ lúc khởi hành khiến anh trưởng đoàn cũng chấp nhận cho cô chạy một mình, dẫu vậy cô vẫn được kèm trong giữa đoàn…

… – “Anh yên tâm, em chạy được, em không có sợ gì đâu, anh cứ chở chị Hạnh đi” – cô quả quyết lắm, còn nở nụ cười tự tin, anh Thắng thấy vậy cũng đồng ý nhưng vẫn xắp sếp cô chạy vào giữa.

Gần 11 giờ, cả đoàn đã tới được chân đèo, anh Thắng ra hiệu dừng. Năm chiếc xe lần lượt bật nhan tấp vào lề. Tuy đã nói rất kỹ từ lúc khởi hành nhưng anh Thắng vẫn lặp lại, nào là có đèn gì thì phải bật hết nhưng không được mở pha, hạn chế nhìn gương chiếu hậu, chạy chậm và bám nhau, theo sát len đường, có chuyện gì phải bóp còi 3 tiếng báo cả đoàn… Anh dặn dò từng người, cụ thể và chắc chắn, tính anh cẩn thận nên mọi người tin tưởng giao anh làm trưởng đoàn. Công tác tư tưởng xong xuôi, anh cũng phần nào yên tâm, mọi người lên xe, chuẩn bị vượt đèo.
Hương vừa yên vị trên chiếc xe, còn chưa gạt chân chống thì phía bên kia đường bỗng xuất hiện ánh đèn xe. Một đoàn tầm 8 chiếc xe từ phía trên đèo lao đến, mọi người đưa tay ra dấu chào nhưng đoàn xe cứ thế mà lao vút qua, vội vã, cứ như nhóm của Hương vô hình vậy. Bất ngờ nhưng sau đó lại có chút quái lạ.

– “Chắc đang đi sợ quá nên quay lại đây” – Hương cười thầm trong đầu, tâm trạng cô cho đến lúc này vẫn bình thường, còn có cả chút hào hứng xen lẫn cho đến khi …

… Sương mù dày quá, cách nhau chừng 2 thước thôi nhưng Hương chỉ thấy được một màu hồng hồng đo đỏ của đèn hậu xe trước. Mưa rớt vào người làm cô run lên vì lạnh. Đến khúc cua, xi nhan xe trước chớp nháy, cô nhìn vào công-tơ-mét, kim chỉ 30km/h. Gió rít qua chiếc nón ¾, làm phập phùng chiếc áo mưa, luồn qua tay lái rồi đập vào lan can bên đường. Theo quán tính cô nhìn theo, lọt vào mắt cô là cái bát nhang với nham nhở những chân nhang nguội lạnh đặt bên vệ đường. Cũng bình thường, những cái bát nhang như thế này nơi đâu cũng có, đặc biệt là những đọan đường đèo vì đi trên đèo hay gặp tai nạn, chết rất nhiều, cánh tài xế đặt đó để thắp nhang cho những người tử nạn vô danh, vừa như xin họ phù hộ cho việc đi lại dễ dàng, gọi là lòng thành. Nhưng quái lạ, đèn thì còn không soi rõ được cái lan can, mà sao cái bát nhang để tuốt bên dưới ấy Hương lại thấy nó rõ mồn một như thế. Trong đầu cô suy nghĩ như vậy, mắt vô thức nhìn vào gương chiếu hậu, cô giật thót mình, phía sau không có gì ngoài một màu hồng hồng xam xám do đèn hậu của xe cô phả vào sương. Không thấy đèn xe sau tuy vẫn thấy đèn xe trước, cô bị tuột xuống cuối đoàn từ bao giờ mà lại không hay biết.

– “Sao mình giữa đoàn mà tuột xuống cuối lại không biết, rồi mọi người cũng không kêu nữa?” – cảm thấy kì lạ, suy nghĩ có phần hoảng hốt, trong đầu cô bỗng hiện lên hình ảnh cái bát nhang lúc nãy. Gió lại rít qua tai, cô rùng mình, nuốt nước bọt kêu cái ực, định bấm còi báo hiệu cho đoàn dừng lại thì trong gương chiếu hậu thấy thấp thoáng gì đó, hơi thở nặng, cô liếc nhìn. Là ánh đèn pha, cô chợt nhận ra, thì ra cô vừa qua khỏi khúc cua nhưng 2 xe sau vẫn chưa qua nên bị khuất, cô không nhìn thấy được.

Bật cười tự trấn an khi thấy mình vừa như phát hoảng, thở phào nhẹ nhõm, cô tập trung hơn, siết tay lái lần theo con len đường và bóng xe trước, đoàn xe cứ thế lao đi trong khung cảnh u ám ma mị bỏ lại đằng sau đoạn cua quái dị đang dần bị màn đêm bao phủ.

Sau việc vừa rồi, Hương có vẻ tỉnh táo hơn, nhưng sự bình tĩnh nhanh chóng biến mất khi sương mù tự dưng dày đặc hơn, như thể từ khắp cánh rừng sương mù cứ thế lao đến nuốt chửng cung đường. Đưa tay lau mặt đồng hồ, cô đang di chuyển với vận tốc 10 km/h. Ánh đèn xe phía trước dần dần biến mất, cô liếc nhìn gương, đằng sau cũng không còn gì ngoài một màu xám hồng thăm thẳm. Đoàn đã bị dãn ra. Bỗng dưng Hương cảm thấy cô độc đến rợn người, sương mù dày đến nổi như thể chỉ có mình cô với chiếc xe, cùng nhau mò mẫm trong cái không gian ma mị này. Cứ chạy như thế chừng 5p, mưa chỉ còn lất phất, nhưng gió vẫn rít, cứ mỗi cơn gió thúc vào người thì cái lạnh lại chạy dọc sống lưng, làm cả người cô run lên, đôi bàn tay nhỏ bé dù có đeo găng nhưng vẫn lạnh buốt chỉ biết nắm chặt tay lái. Đã có lúc Hương nghĩ đến việc bấm còi ra hiệu ngừng nhưng với bản tính cứng đầu cũng như những gì đã tuyên bố lúc đầu, cô chỉ cầu mong cho anh Thắng mau chóng nhận ra đoàn bị dãn mà dừng lại đợi, cô muốn thoát khỏi cảm giác cô độc này càng sớm càng tốt. “Bíp… bíp… bíp” – ba tiếng còi bỗng văng vẳng từ đâu đó phía trước như chiếc phao cứu sinh cho tâm trạng Hương lúc này. Bật nhan lên, đi tầm 10m, Hương nhìn thấy trong sương mù xuất hiện một chị nào đó, tay phải đưa cao vẫy vẫy, tay còn lại chỉ vảo con đường mòn sau lưng, ra hiệu cô đi theo vào. Việc thấy một thành viên trong đoàn làm Hương nhẹ nhõm hẳn, không cần suy nghĩ gì, cô đảo tay lái, chậm rãi chạy xe theo để chị ấy dẫn đường. Ý nghĩ nhóm sẽ dừng lại ở đây, đốt một ngọn lửa nhỏ sưởi ấm đợi sương tan dần làm Hương thích thú. Càng đi vào sâu sương mù càng nhạt bớt, hai bên cây cối um tùm cũng dần lộ ra, vẫn chưa thấy bọn anh Thắng đâu cả.

Chợt nhớ ra nhóm mình còn 2 xe đi sau nữa, không ai đón thì sao biết để đi vào đây được, Hương cất tiếng gọi, nhưng người đi phía trước có vẻ như không nghe thấy. Lúc này Hương mới để ý kỹ, cô gái phía trước mặc một bộ đồ cũ mèm, cảm thấy chút quái lạ, lúc mới rẽ vào sương mù còn dày, Hương không nhìn rõ mặt là ai, thấy là nhóm mình nên mới đi theo. Giật mình, Hương nhận ra cô gái phía trước đang ướt nhẹp, nhóm lúc xuất phát cô nhớ rõ người nào cũng mặc áo mưa cả. Cô lại gọi, lần này lớn hơn lần trước nhưng người đi phía trước vẫn không có dấu hiệu gì gọi là dừng lại cả. Bực mình, Hương đá pha, đồng thời cũng bóp còi, một hơi dài. Người phía trước đột ngột dừng lại, mưa và gió cũng dừng theo, cả cánh rừng im bặt không một tiếng động, Hương đã tính cất lời nhưng bỗng cô cảm thấy căng thẳng, một sự năng nề đang nuốt trọn cô. Bỗng cô gái đằng trước bắt đầu cởi chiếc nón bảo hiểm, từ từ quay đầu lại. Hương chết sững, khuôn mặt cô ta trắng toát không mắt, không mũi, chỉ có cái miệng đỏ lòm đang nhe ra hết cỡ, tóc rũ rượi lòa xòa. Cả cơ thể Hương lạnh toát, cứng đờ, cô hét lên, nhưng cổ họng cô cứ có gì đó bị nghẹn lại, cả một không gian âm u im lặng chỉ có tiếng tim cô đập liên hồi. Trước mặt cô tầm 6 bước chân, ánh đèn xe lờ mờ rọi vào cái khuôn mặt ma quỷ kia càng thêm đáng sợ. Rồi giữa không gian im lặng đó, cái miệng đỏ lòm kia cất tiếng cười, ha hả ha hả. Cái âm thanh đó làm từng đợt da gà sau lưng Hương chạy dọc lên mang tai, Hương co rúm người rại, chân muốn chạy nhưng cả người cứng đờ, khóe mắt cô ướt. Cô ta bước về phía lại Hương, miệng vẫn phát ra tiếng cười như của một con chó già chết đói sắp sửa cắn cổ con mèo nhỏ. Một bước, 2 bước, đến khi kịp nhận ra cô ta đang tiến lại, cái khuôn mặt không mắt mũi đó đã ở ngay trước mũi xe, đèn xe chiếu lên đôi hàm răng trắng toát trong cái miệng đỏ lòm đang nghiến lại ken két. Lúc này Hương không thể thở nổi được nữa, cô dùng chút sức lực còn lại cố gắng vùng vẫy, siết tay ga, chiếc xe quay 180˚, tiếng máy gắt lên, xe lao vút đi như đang chạy ra từ cõi chết. Hương kéo tay ga mà không dám quay lại nhìn, trong gương chiếu hậu, cái hình dáng nhộm đỏ màu đèn hậu ấy vẫn đứng đó và cười, tiếng cười ha hả đó cứ bám theo sau tai Hương, len lỏi tận vào trong đầu óc và lồng ngực mà siết lấy trái tim sợ hãi của cô. Chợt cô nhìn thấy gì đó xa xa phía trước, là ánh đèn pha, mà đúng hơn là nhóm của cô. Hương bật khóc thành tiếng.

Trước đống lửa, chị Hạnh ngồi cạnh bên ôm cô vào lòng, Hương vẫn run lên bần bật khi kể lại việc vừa xảy ra. Anh Thắng kể rằng khi biết đoàn bị dãn đã ngay lập tức dừng lại nhưng chỉ thấy 2 xe đi sau mà không thấy cô đâu, rõ ràng cô không bị tuột lại, nếu có 2 xe sau đã biết, ai cũng nghĩ cô vẫn đi giữa đoàn, anh quyết định cho đoàn quay lại tìm, đến đoạn đường mòn thì nghe tiếng xe cô vọng lên từ bên trong, vừa vào không lâu đã thấy cô chạy ra. Mà nói mọi người mới để ý, lúc đi chuyển không ai thấy đoạn này có đường mòn nào cả, đến khi quay lại mới phát hiện. Nói tới đây mọi người ai nấy đều im lặng, câu chuyện của Hương cùng với những sự việc kì quái kia làm cho không khí căng thẳng, nỗi sợ ôm lấy từng người.

Anh Thắng quyết định đi tiếp, lần này chị Hạnh chở cô, chạy ngay sau anh. Cà 5 chiếc xe chạy sát nhau, sương mù đã không còn dảy như lúc đầu nữa. Ngồi phía sau Hạnh, cô ôm chặt lấy chị. Không còn là cô gái tự tin như lúc đầu nữa, Hương đã biết nhìn hàng cây rũ rượi chạy ngược về sau với đôi mắt ám ảnh sợ sệt. Gió thổi làm tóc cô lất phất, đưa tay vén lại tóc, cô bất giác nhớ về khuôn mặt đáng sợ kia, bỗng dưng cái tiếng ha hả ghê rợn lúc nãy lại cất lên, lúc thì như ngay sát sau tai Hương, lúc thì văng vẳng khắp cả cánh rừng. Hương lại run lên bằn bặt, khóe mắt cay, tay siết cứng chị Hạnh, trống ngực đập liên hồi, cô thì thào: “Chị ơi, chị có…” – chưa kịp nói hết câu, chị Hạnh đã từ từ quay đầu lại, với đôi mắt vô cùng sợ hãi nhìn cô: “Chị… chị cũng nghe thấy”.

3h sáng, một đoàn 5 chiếc xe lao đi trong đêm tối giữa bạt ngàn rừng núi, sương mù không quá dày nhưng vẫn đủ để làm âm u cả một cung đường, đâu đó lại vọng lên một tiếng cười gớm ghiếc đầy ám ảnh.

“Cô độc không đáng sợ, chỉ có một mình với thứ đáng sợ mới thực sự đáng sợ”

0
4 tháng 12 2021

B

D

 

8 tháng 11 2023

Về số thấp thích hợp khi xe chuyển động xuống đèo, dốc dài để hạn chế tốc độ của xe, tránh sử dụng hệ thống phanh chính liên tục.

26 tháng 10 2016

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

 

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

26 tháng 10 2016

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.

Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.