Em có cảm nhận gì vê fnets đọc đáo của ca Huế?
-Thời gian biểu diễn.
-Không gian biểu diễn
-Nghệ sĩ biểu diễn
-Ng` thưởng thức
-Nguồn gốc ( nhạc dân gian, nhạc cung đình..)
Giuwps vs, mai mk phải nộp r :))
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
Đêm ca Huế diễn ra trong thời gian buổi đêm, với không gian trên thuyền rồng, giữa sông Hương, gió mát trăng thanh. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng.
=> Cảnh sông nước buổi đêm đẹp thơ mộng say đắm lòng người. Không gian cổ kính, trang trọng. Thời gian về khuya ngày càng yên tĩnh. Thời gian, không gian ấy đã làm ca Huế nghe buồn man mác thương cảm, bi ai, vương vấn…
những chiếc ống nhựa, chai lọ, bát đĩa, bóng đèn đến cả kệ sách, cửa sổ, ống pô xe máy… thành những loại nhạc cụ độc đáo.
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.
Cả không gian, ánh trăng, mặt nước, lòng người cùng bừng lên bới những âm thanh của các loại nhạc khí hoà hợp với giọng ca dìu dặt, uyển chuyển của các ca công. Những bản nhạc cổ mang những cái tên độc đáo : "lưu thuỷ, kim tiền, xuân phong, long hổ..." ngân lên dưới các ngón đàn tài hoa, trau chuốt "nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi...". Tiếng đàn khoan nhặt làm xao động tận đáy hồn người. Những lời ca cũng ngân lên hoà trong thanh sắc của tiếng đàn, nhịp phách. Khúc điệu Nam - Nam ai, Nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn. Khúc tứ đại cảnh mang âm hướng điệu Bắc pha điệu Nam không buồn không vui mà làng lủng biết bao nỗi niềm. Tiếng chuông bên chàu Thiên Mụ đã vang lên nhưng âm thanh trong thuyền vẫn còn vang vẫn còn những bản khúc ca lưu luyến lòng người. Không gian như lắng đọng, để mặc cho những bài hò, những âm thanh của tiếng nhạc ngân nga giữa dòng sông Hương. Tất cả, âm thanh, lời hát, ánh trăng, sóng nước, tâm hồn người nghệ sĩ và người thưởng thức hoà quyện với nhau khi sôi nổi, tươi vui, lúc bâng khuâng, tiếc thương, ai oán, khi thong thả, trang trọng, lúc dồn dập, thiết tha gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch,... Nhà văn Hà Ánh Minh thật tinh tế, đắm say khi vừa miêu tả phong cảnh, vừa ghi âm các bản nhạc, lời ca, vừa suy ngẫm, nhận diện tên các tác phẩm dân gian đặc sắc xứ Huế. Hoà trong cảm nhận, nghĩ suy ấy của tác giả, chúng ta hiểu thêm nhiều điệu thức, bài ca độc đáo của Huế mộng và thơ...