hãy viết bài cảm nghĩ về Phạm Xuân Ẩn
tướng tình báo
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Tình bà cháu luôn là thứ tình cảm thiêng liêng mà siết bao gần gũi, ấm áp. Hình ảnh của bà luôn gắn liền với những kí ức tuổi thơ rất đỗi hồn nhiên, trong sáng. Đến với “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, ta sẽ bắt gặp một tình bà cháu bình dị mà cũng vô cùng cảm động như thế.
Dòng cảm xúc về bà được đánh thức và khơi dậy trong tâm hồn tác giả từ một âm thanh hết sức quen thuộc của đời sống: tiếng gà trưa. Đây cũng chính là thi tứ dẫn dắt toàn bộ tác phẩm:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
Âm thanh bình dị của làng quê dội vào tâm tưởng của người lính trên đường hành quân đã làm bao kỉ niệm tuổi thơ trong anh trỗi dậy. Điệp từ “nghe” được nhắc lại ba lần đã thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào của người lính. “Nghe” ở đây không chỉ là nghe bằng thính giác mà là bằng tất cả tâm hồn, tất cả tình yêu thương về người bà kính yêu.
Bà luôn dành cho cháu biết bao tình yêu thương cùng sự quan tâm, lo lắng:
“Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
- Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng”
Lời bà mắng yêu sao mà ấm áp và gần gũi. Người cháu ngây thơ tưởng lời bà là thật, về lấy gương soi mà lòng lo lắng. Kỉ niệm rất đỗi bình dị, đời thường nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Đọc câu thơ, ta còn như nghe thấp thoáng lời bà của mình vẫn dặn con cháu ngày nào.
Tình bà cháu sâu nặng thắm thiết được hiện lên qua hình ảnh người bà luôn lo toan, vất vả, tảo tần sương sớm:
“Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp”
Ta như hình dung được bà dành biết bao sự công phu, tỉ mỉ trong việc lựa từng quả trứng cho con gà mái ấp. Đó là cả sự chắt chiu của bà trong cảnh nghèo để dành trọn vẹn tình yêu thương cho các cháu. Yêu cháu, bà luôn muốn hy sinh tất cả để cháu có được những điều tốt đẹp nhất:
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
Ôi cái quần chéo go
Ống rộng dài quét đất
Cái áo cánh chúc bâu
Đi qua nghe sột soạt”
Nỗi lo lắng của bà cho đàn gà mỗi khi gió mùa về suy cho cùng cũng là vì hạnh phúc trẻ thơ. Bà mong trời đừng sương muối để đến cuối năm bán gà cháu có được bộ quần áo mới. Sự vất vả, hi sinh, lam lũ của bà là để đổi lại niềm vui, tiếng cười của cháu. Cái quần chéo go thì ống rộng dài quét đất, cái áo cánh chúc bâu thì đi qua nghe sột soạt. Bộ quần áo ấy dẫu không vừa vặn nhưng nó chứa đựng tất cả tình yêu thương và chắt chiu, dành dụm của bà. Hiểu được điều đó, người cháu nhắc lại những kỉ niệm tuổi thơ cùng với một niềm kính yêu, trân trọng vô bờ dành cho bà.
Tình bà cháu càng thiêng liêng, cao cả hơn khi nó găn với tình yêu Tổ quốc:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Người chiến sĩ lên đường ra mặt trận không chỉ vì tình yêu Tổ quốc mà còn xuất phát từ một nguyên nhân hết sức bình dị: đó là vì bà, vì xóm làng thân thuộc- nơi có tiếng gà cục tác và ổ trứng hồng tuổi thơ. Tình cảm gia đình, tình bà cháu đã làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc, đúng như I- li- a Ê- ren- bua đã nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.
Tình bà cháu giản dị, gần gũi mà ấm áp, thiêng liêng chính là nguồn cảm hứng xuyên suốt toàn bài thơ, điều làm nên giá trị của tác phẩm. Thành công của bài thơ còn nằm ở chỗ nó đã đánh thức những tình cảm cao đẹp với người thân yêu luôn thường trực trong mỗi chúng ta.
Tk:
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.
Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:
“Trên đường hành quân xa…
Nghe gọi về tuổi thơ”
Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:
“Tiếng gà trưa…
Lông óng như màu nắng”
Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
“Tiếng gà trưa…
Cho con gà mái ấp”
Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.
“Cứ hàng năm hàng năm…
Cháu được quần áo mới”
Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.
“Cháu chiến đấu hôm nay…
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.
Em tham khảo nhé !!
1. Mở bài:
- Giới thiệu về mùa xuân: Mùa xuân là mùa đẹp nhất, dịu dàng và ấm áp nhất (cây cối đâm lộc, nảy chồi, con người tươi vui, rộn ràng,…)
- Trong 4 mùa em thích nhất là mùa xuân, mùa xuân mang đến hi vọng, đến sự lạc quan và yêu đời hơn trong cuộc sống.
2. Thân bài:
- Tả quang cảnh mùa xuân: Mùa xuân khiến cho vạn vật trở nên như thế nào?
+ Bầu trời trở nên trong xanh hơn, không còn mây mù.
+ Tiết trời trở nên ấm áp hơn, không còn lạnh giá nữa
+ Ánh nắng xuân tỏa xuống sưởi ấm vạn vật sau những ngày đông u ám
+ Những làn mây không còn nặng nề mà trở nên trong vắt bay lượn trên bầu trời
+ Cây cối bắt đầu trổ hoa, trổ lá rực rỡ hơn.
+ Gió xuân đã về tuy vẫn còn mang chút lạnh giá nhưng không còn hung ác, lạnh như muốn cắt da cắt thịt nữa
+ Không còn những cơn gió rét mướt dai dẳng.
+ Thi thoảng có những hạt mưa xuân lất phất, dịu dàng
+ Những chậu đào, chậu lan của các nhà ra sức trổ bông, mơn man những cánh mỏng manh đùa cùng gió.
- Tả cảnh vật mùa xuân:
+ Những cây lớn bắt đầu trổ ra những lộc non trên cành (lá non xanh mướt, những nụ lộc còn e ấp,…)
+ Hoa bắt đầu tung nở những cánh hoa vàng đỏ, đủ sắc màu, khoe thắm cả góc trời xuân (hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa đào hồng dịu,…)
+ Chim chóc bắt đầu trở về và ca hát mừng đón nàng xuân: những chú chim tu hú hót vang, những cánh én bay về rộn ràng...
+ Con đường làng trải dài sắc xuân, thơm nồng mùi đất mới, hai bên đường những ngọn cỏ xuân còn ướt đẫm sương đêm.
+ Khẩu hiệu chúc mừng năm mới đỏ rực, chữ vàng
+ Khu vườn hoa ở giữa sân trường thu hút đầy ong bướm
- Tả hoạt động của con người chào đón mùa xuân
+ Con người như được tiếp thêm sinh khí trong mùa xuân, đâu đâu cũng thấy phấn khởi và tươi vui
+ Mọi người vui vẻ hơn, nhộn nhịp hơn: người đi chợ, người đi tảo mộ, người dọn dẹp nhà cửa đón Tết,…
+ Nhà nhà bắt đầu chuẩn bị những chiếc lá dong, những thúng gạo nếp, thịt lợn mới để gói những chiếc bánh chưng.
+ Trẻ con vui hơn khi được chuẩn bị những bộ quần áo mới trong mùa xuân để đón tết và khoe với mọi người.
+ Những người lao động sẽ có một kì nghỉ dài
+ Tối ba mươi Tết, nhà nhà sum họp bên mâm cơm ấm áp, bên bàn thờ tổ tiên khói hương nghi ngút
- Cảm nghĩ của em về mùa xuân (mùa xuân mang thêm nhiều niềm vui, tiếng cười, nhận được lời chúc, lì xì, gia đình được quây quần vui vẻ…)
3. Kết bài:
- Em rất yêu mùa xuân (vì mùa xuân đẹp, ý nghĩa, làm cho mọi người thêm gần nhau hơn…)
- Ý nghĩa của mùa xuân trong em: mùa xuân như mang đến cho em sự mới mẻ và vui tươi, được quây quần bên gia đình,...
Đông qua là xuân tới. Khi từng đàn chim én chao lượn trên bầu trời mang thông điệp báo hiệu mùa xuân đang về. Không giống như mùa đông lạnh giá, mùa hè chói chang ánh nắng hay mùa thu buồn với những chiếc lá vàng rơi, mùa xuân mang tới cho chúng ta một không khí ấm áp, dịu hiền.
Cái thời điểm kỳ diệu của mùa xuân khiến tâm hồn người ta bừng lên sự sống mới. Mùa xuân được ví như một nàng chúa xuân xinh đẹp mà Thượng Đế đã ban tặng cho con người. Cảnh xuân được tô điểm bởi những loài hoa sặc sỡ và đặc biệt không thể thiếu là cành mai, bông đào. Nó đã trở thành biểu tượng đặc sắc nhất trong những ngày tết hàng năm.
Xuân về, chim muôn nơi cũng từ khắp nơi bay về hưởng sắc cảnh mùa xuân, mùa hội tụ sau một thời kỳ trú đông dài. Mùa xuân – mùa của sự sinh sôi. Mùa đem tới sức sống mới cho vạn vật trong đó cũng có cả con người. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, len qua từng chiếc lá, cành cây, ngọn cỏ. Hơi xuân lướt nhẹ nhàng qua từng con phố, bay trên những con đường, hòa vào dòng người hối hả một cách chậm rãi để người người cảm nhận được mùa xuân đang về. Hơi ấm của mùa xuân lan tỏa khắp nơi, vạn vật như bừng tỉnh sau những đêm dài lạnh lẽo của mùa đông, hít từng hơi nhỏ thấm sâu vào đường gân thớ mạch, đánh thức những gì còn trong cơn “ngái ngủ”.
Mùa xuân – mùa sinh sôi biểu hiện nhất ở cây cối. Làn mưa xuân nhè nhẹ, lất phất bay như những bàn tay mềm mại, âu yếm vuốt ve những mầm non mới nhú giúp chúng mau lớn nhanh để chuẩn bị đón những tia nắng đầu năm. Khắp nơi nơi đều được phủ một lớp màu đặc sắc của tất cả những loài hoa. Dường như mùa xuân cũng là mùa thi “sắc” của hoa. Bông nào cũng cố gắng vươn mình trong nắng mai để khoe sắc. Trên núi rừng xa xôi, hoa mơ đang nở rộ trắng khắp một vùng Tây Bắc rộng lớn, hoa đào tô thắm vùng Đông Bắc còn hoa mai hòa mình vào ánh nắng vàng rực rỡ của Miền Nam. Trên khắp các làng quê, đường phố cây cối đều khoác trên mình một lớp chồi biếc xanh tươi mang đầy nhựa sống.
Con người cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiên ấy. Với tất cả dân tộc trên trái đất, bất kể khác biệt về văn hóa, thì mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa gửi gắm những yêu thương tới mọi người. Xuân về cùng với quất hồng, đào thắm và những cánh én xôn xao, ta nghe tiếng khèn gọi bạn tình ở trên vùng núi cao, thấy những ánh mắt lúng liếng trao duyên ở các đám hội đồng bằng. Và đó đây là tiếng cười rộn rã của những đám rước người yêu thương về sống chung một nhà.
Tham Khảo !
Mỗi năm có bốn mùa, mùa nào cũng có đặc điểm riêng của chính mình, mùa hạ thì cho ta cái nắng với một chút gió nhẹ thoảng đâu đó là sự chia ly là những giọt nước mắt của cô cậu học trò, mùa thu thì cho ta cái cảm giác của nỗi buồn, cái buồn man mác mà nhẹ nhàng theo đó là chút nắng nhẹ chứ không gay gắt như mùa hạ, mùa đông là mùa của ấm áp, nói vậy không phải vì mùa đông ấm mà chính cái se se lạnh, chính những cơn gió đến lạnh buốt cho con người ta cảm nhận được sự ấm áp, sự ấm áp của người đối với người, giữa những tình cảm mà ta dành cho nhau. Và cuối cùng đặc biệt nhất vẫn là mùa xuân, mùa của sự sum vầy, hội họp.
Kết thúc của mùa đông, của cái lạnh giá ta sẽ thấy được tiết trời dần thay đổi, dần cho ta những tia nắng nhẹ nhàng ấm áp, đâu đó mỗi chiều lại là những cơn gió se lạnh như thoáng giận hờn tia nắng, đưa những tia nắng dần tan. Cây như khô cằn, lá cũng cạn khô, thấp thoáng đâu đó là những cây trơ trọi lá vậy mà mùa đông vừa qua đi cây lá lại như chứa chan một sức sống mới , sức sống mãnh liệt mà mùa xuân mang lại, trên cây hiện dần ra những chồi non nhỏ xanh mơn mởn như muốn vươn lên, như muốn đưa sự sống tươi trẻ trở lại sau những tháng năm héo úa. Tiết trời cũng dần thay đổi, trong xanh, nắng nhẹ nhưng lại man mát những cơn gió. Con người lại càng thay đổi, như vui vẻ hơn, tấp nập nhộn nhịp tạo một bầu không khí ấm áp hơn, trên môi của mỗi người là nụ cười tươi tắn như muốn trao gửi niềm vui đó cho nhiều người hơn cũng như để đón nhận sự may mắn đầu năm. Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm mới, mỗi đứa con xa nhà, xa quê hương lại được sum vầy. Khi bắt đầu mùa xuân cũng là lúc tất cả con người Việt Nam đón tết, theo dân gian gọi là tết đoàn viên, hai chữ đoàn viên nghe sao mà ấm lòng mà mong nhớ. Có rất nhiều người, rất nhiều những đứa con phải nhà, xa quê hương cho dù là muốn hay không, có những con người mang trong mình khao khát trở về, trở về để lại được nghe tiếng mẹ, nghe tiếng gọi của gia đình, trở về để sum họp bên người thân bạn bè, trở về để ngồi bên mâm cơm gia đình, bữa cơm mà mẹ tự tay nấu. Trở về, nghe thì thật dễ mà sao khó thực hiện quá, có những người đi đến ba, bốn năm mới trở về, khoảng thời gian và không gian đó phải chăng chỉ có mùa xuân mới có thể mang lại. Vừa mới đó là những giọt nước mắt vậy mà chỉ sau vài câu nói đã là những nụ cười trên môi trên khuôn mặt rạng rỡ cũng như thời tiết vậy vừa mới nắng lại đâu đó là những cơn mùa phùn, cơn mưa đầu xuân. Mưa không lớn chỉ nhẹ nhàng và lất phất chẳng đủ ướt áo ai nhưng lại cho ta một cảm giác tươi mới đến lạ. Mùa xuân là niềm vui của sum họp, là những câu chúc phúc của mọi người là thời gian để củng cố tình thương dành cho nhau, là quan tâm thăm hỏi nhau, là lúc tất cả mọi người trong một gia đình đông đủ nhất là lúc niềm vui nối tiếp niềm vui. Tuy nhiên sau những ngày đầu năm, sau khoảng thời gian bên nhau vẫn là sự chia ly vẫn là những giọt nước mắt vẫn là sự chờ mong tuy nhiên sự chờ mong như được bắt đầu lại chứ không phải mòn mỏi, ít nhất sự chờ mong đó còn có điểm dừng còn biết được mùa xuân đến sẽ lại gặp. Tất cả đều được bắt đầu lại như đúng tên gọi của chính nó, năm mới. Mùa xuân cũng đúng với tên gọi, đúng ý nghĩa như sự tươi trẻ, mạnh mẽ, cũng như là khoảng thời gian đẹp nhất bên gia đình người thân và bạn bè.
Mùa xuân như thời gian để ta điểm lại con người, điểm lại bản thân, xem mình đã thay đổi những gì, là lúc để ta biết được mình đã trưởng thành ra sao và sự thay đổi của từng năm sẽ cho ta biết được mình nên làm gì để đi tiếp những năm tháng sau này.
Tham khảo
Mỗi mùa đều có những nét đẹp khác nhau. Nhưng có lẽ, em cảm thấy yêu thích nhất là mùa xuân - mùa của tiết trời ấm áp, của sự sống đâm chồi nảy lộc.
Mùa xuân là mùa đầu tiên của một năm. Và mỗi khi xuân về, em lại cảm thấy vô cùng thích thú. Mấy ngày trước, bầu trời còn xám xịt, làn gió lạnh lùa qua bên tai. Vậy mà khi xuân đang về, đất trời dường như lột xác. Xuân đến, ánh mặt trời ấm áp hơn hơn. Bình minh của ngày mới lên tỏa ra nhưng ánh nắng lung lung chiếu rọi xua tan lớp mây đen dày đặc bao ngày qua. Bầu trời xanh trong như được gội rửa sau những ngày âm u của mùa đông. Những áng mây như được ai nhuộm trắng, chúng bồng bềnh trôi êm đềm trên bầu trời. Gió xuân cũng trở nên hiền dịu, gió thổi nhẹ nhàng như hát những khúc ca xuân. Thật dễ chịu biết bao khi được cảm nhận không khí của trời xuân.
Khi xuân đến, những chồi non như tỉnh dậy sau một giấc ngủ đông thật dài. Tất cả đua nhau đâm chồi nảy lộc xanh mơn mởn. Chính những tia nắng ấm áp của mùa xuân chính là vị thần gõ cửa đánh thức mùa xuân. Muôn loài hoa chỉ chờ đợi đến lễ hội xuân để cùng nhau trẩy hội, cùng nhau khoe hương, khoe sắc. Sắc xuân khiến cho lòng người thêm hân hoan, vui tươi.
Xuân về cũng là lúc con người đón chào năm mới. Đây cũng là thời điểm có dịp Tết cổ truyền của vô cùng quan trọng của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Mỗi khi Tết đến, mỗi người trong gia đình đều có những công việc riêng. Tuy ai cũng bận rộn, nhưng tất cả đều cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt nhất là khi cả nhà cùng gói bánh chưng. Những chiếc lá rong xanh, hạt đỗ vàng, thịt mỡ và gạo trắng thơm. Bố bận rộn dọn dẹp nhà cửa. Mẹ thì đi chợ mua đồ chuẩn bị cho những ngày tết. Anh trai ra chợ hoa mua cây quất, cây đào về trang trí nhà cửa. Em cũng phụ giúp mọi người hoàn thành công việc của mình. Đêm ba mươi, cả nhà em cùng quây quần bên mâm cơm, rồi ngồi xem chương trình văn nghệ. Những ngày đầu năm mới, mọi người mặc quần áo thật đẹp để đi chúc Tết họ hàng. Em cũng chúc Tết ông bà, bố mẹ và nhận được phong bao lì xì đỏ thắm. Không khí hân hoan, vui tươi khiến bao trùm lấy mỗi người.
Mùa xuân - mùa của sự sống, của niềm hạnh phúc và sum vầy. Xuân đến mang bao niềm hy vọng cho mọi người, cho quê hương và đất nước thân yêu của em. Yêu sao mùa xuân - mùa đẹp nhất trong năm.
Tham khảo
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.
Tham khảo!
Bài thơ “Tiếng gà trưa” đã gợi nhớ những hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ của người chiến sĩ được sống trong vòng tay yêu thương của người bà đầy nhân hậu. Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
Trong số những tác phẩm văn họ ,bài thơ "tiếng gà trưa" đã để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Nổi bật ở đây là vẻ đẹp bình dị,gần gũi của tình bà cháu. Bà chăm chút ,nâng niu từng quả trứng cho con gà mái ấp để cuối năm bán gà ,dành dụm tiền để mua cho cháu bộ quần áo mới cho cháu mặc Tết. Sự tần tảo,yêu thương của bà đã in đậm vào trong tâm trí của người cháu. Chỉ một tiếng gà nhảy ổ thôi nhưng đã gợi về bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu đc sống trong tình yêu thương bao la của bà. Những kỉ niệm đó như tiếp thêm động lực chiến đấu cho anh chiến sĩ chiến đấu vì Tổ quốc,vì bà,vì xóm làng. Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi và lời thơ bình dị, bài thơ đẫ cho em thấy được tình cảm bà cháu thiêng liêng,đẹp đẽ.
Từ tình yêu quê hương yêu bà đã biến thành lòng yêu tổ quốc. Đó là động lực thôi thúc cháu đứng lên gia nhập quân đội chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.Trong một phần máu thịt tổ quốc có bà có đàn gà tuổi thơ là một miền kí ức êm dịu nhất của cuộc đời chiến sĩ. Với giọng thơ nhẹ nhàng dạt dào cảm xúc của một nữ thi sĩ, hình ảnh tiếng gà trở đi trở lại ở mỗi khổ thơ tác giả đã vẽ lên một bức tranh làng quê thật thanh bình thật đẹp.
Tiếng gà trưa sự tần tảo của bà là những dư vị ngọt ngào nhất còn đọng lại trong tâm hồn mỗi độc giả mỗi khi nhớ về bài thơ này.
Hãy viết kết bài cho bài văn cảm nhận về tình bà cháu trong bài thơ'' Tiếng gà trưa'' của Xuân Quỳnh
Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.
Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:
“Trên đường hành quân xa…
Nghe gọi về tuổi thơ”
Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:
“Tiếng gà trưa…
Lông óng như màu nắng”
Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:
“Tiếng gà trưa…
Cho con gà mái ấp”
Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.
“Cứ hàng năm hàng năm…
Cháu được quần áo mới”
Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.
“Cháu chiến đấu hôm nay…
Ổ trứng hồng tuổi thơ”
Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.
Tình thân, tình cảm gia đình luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thơ, nhà văn sáng tạo. Ta không khỏi ngậm ngùi, xúc động trước tình cảm cha con của ông Sáu trong Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Tình mẫu tử thiết tha, thiêng liêng quý báu trong bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa hay trong tác phẩm Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. Đến với thơ Xuân Quỳnh, ta bắt gặp tình cảm bà cháu ấm áp yêu thương dành cho nhau qua bài Tiếng gà trưa, bài thơ giản dị mà sâu sắc được trích trong tập "Hoa dọc chiến hào" viết vào những năm kháng chiến chống Mỹ oanh liệt.
" Trên đường hành quân xa
...
Nghe gọi về tuổi thơ"
Người cháu này đã lớn, đã là một người chiến sĩ dũng cảm trên chiến trường bom đạn. Trên chặng đường hành quân dài mệt mỏi, lúc ngơi nghỉ cháu nghe rõ tiếng gà vang vọng khiến trái tim ấm nồng nhớ về những kí ức tuổi thơ. Tiếng gà trưa xua tan đi những mệt nhọc, làm bừng sáng cảnh vật và bao nhiêu kỉ niệm của ngày xưa nơi quê nhà ùa về trong tâm hồn cháu, đó là tiếng gà mái nhảy ổ, là ổ trứng hồng xinh đẹp, là đàn gò con lon ton và hơn hết là hình ảnh bà trong tâm khảm cháu hiện lên báo nỗi xúc động khôn nguôi.
Dường như khi xa quê, nhà là nơi khiến con người ta thổn thức, mong ngóng trở về. Khi nghe tiếng gà cục tác, với cháu nó thật thiêng liêng và đáng trân trọng, bình dị mà quý giá vô bờ. Hình ảnh bà tần tảo hiện về trong cháu, đó là những kí ức đẹp đẽ nhất mà có lẽ luôn luôn được người chiến sĩ gìn giữ trong trái tim mình. Với bà, cháu là một đứa trẻ ngây thơ, bà luôn dành cho cháu sự ấm áp quá đỗi yêu thương, những lo lắng, những quan tâm nhỏ nhặt nhất
"Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng:
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp"
Những lời mắng yêu thương, những chiều bà chắt chiu từng quả trứng mỗi ngày, cẩn thận tỉ mỉ soi từng quả, giữ gìn cho gà mái ấp. Rồi những quả trứng ấy sẽ nở ra bầy gà con tuyệt diệu, mang theo cả niềm mong mỏi chúng lớn khôn để bán kiếm tiền dành dụm mua cho cháu bộ quần áo mới. Bà lo lắng khi thời tiết thất thường, đàn gà có thể không chống chọi nổi, khi đó cháu chẳng thể có quần áo như bè bạn.
"Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới"
Năm nào cũng thể, bà luôn cố gắng chăm sóc đàn gà của mình để có tiền mua cho cháu bộ quần áo mới, khi thì cái áo cánh, cái quần chéo ống rộng, trong bộ quần áo ấy là cả một tình thương bao la dành cho cháu mà bà gửi gắm. Bộ quần áo mới bình dị thôi, nhưng với cháu ,một đứa trẻ thì nó thật đáng quý biết bao, một món quà tuyệt vời nhất của những đứa trẻ thơ háo hức bên bộ quần áo mới ngày tết, được khoe với những đứa bạn cùng xóm. Cháu vui, bà cũng vui. Niềm vui riêng hoà làm một, thành niềm hạnh phúc của gia đình nhỏ thương yêu, trong nghèo khổ nhưng vẫn ánh lên những niềm vui bé nhỏ, ánh lên tình cảm gia đình thật đáng trân trọng. Có lẽ, bao cử chỉ yêu thương ấy của bà luôn khiến cháu thấy thật bình an, may mắn và ấm áp. Có bà che chở, bảo ban, cháu thêm vững bước trên hành trình trưởng thành của mình. Bà là niềm thương của cháu: "
Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng"
Tiếng gà trưa mang dáng dấp của bà, của tiếng nói thân thương, của bàn tay gầy guộc, của ánh mắt dịu dàng và ấm áp. Bởi vậy mà tiếng gà mang bao hạnh phúc, mang bao hy vọng, tiếng gà khiến lòng cháu thổn thức, thường trực cả trong những giấc mơ mỗi đêm về. Càng yêu bà, càng kính trọng bà cháu lại càng thêm yêu quê hương, làng xóm, yêu Tổ quốc đất nước mình. Niềm yêu riêng hoà trong niềm yêu chung, ý thức riêng phát triển và lớn mạnh trong ý thức dân tộc:
"Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ"
Vì bà, cháu không ngại hy sinh gian khó, cháu thương bà như thương đất nước, mong muốn giữ hoà bình của non sông, để hạnh phúc tương lai, để tiếng gà mãi vang vọng trong bầu trời của tự do, hòa bình, để rồi ngày mai, bà cháu mình lại đoàn tụ, cùng nhau xây đắp cuộc đời mới thắm tươi.
Bài thơ 5 chữ với nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, lời thơ giản dị tự nhiên, nhịp thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người. Tình cảm bà cháu quá những vần thơ tinh tế đã thôi thúc mỗi chúng ta thêm trân quý hạnh phúc gia đình, thôi thúc mỗi người sống và biết ơn tình cảm những người bà tuyệt vời, giàu đức hi sinh.
Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một tác phẩm chứa đựng tình cảm bà cháu vô cùng thiêng liêng và sâu sắc
Những tình cảm về người bà trong trái tim người cháu hiện lên qua âm thanh tuổi thơ “tiếng gà nhảy ổ”. Chính âm thanh bình dị, mộc mạc ấy đã vẽ đường dẫn lối cho người lính trẻ trở về những ngày tháng tuổi thơ ấm êm bên bà.
Người bà kính yêu ấy hiện lên qua những mảnh ghép trong kí ức chàng lính trẻ tuổi. Đó là kỉ niệm ngây ngô của một đứa trẻ tò mò xem gà đẻ trứng. Lời mắng đầy yêu thương và quan tâm của bà “Rồi sau này lang mặt” khiến cậu bé phải thổn thức lo âu. Tuy lời bà không mĩ miều, nhưng sự quan tâm, dạy dỗ thì luôn đong đầy.
Người bà trong bài thơ là một người bà nông dân nghèo khó. Hình ảnh cái quần chéo go, cái ống rộng quét đất và cái áo cánh chúc bâu đã in sâu vào tâm trí người cháu. Cùng bàn tay khum khum soi từng trái trứng một. Hành động ấy ấp ủ cho cậu bé cả một bầu trời vui vẻ, mơ ước với những chiếc áo quần mới mặc Tết. Sự chắt chiu, yêu thương giàu đức hi sinh ấy của bà mới mộc mạc, thắm thiết làm sao.
Chính vì lẽ đó, mà người cháu luôn yêu thương, kính trọng người bà. Cậu luôn giữ trong mình một tình yêu thương tha thiết về bà, về quê hương, về hậu phương. Chính tình cảm thuần túy ấy đã thôi thúc chàng chiến sĩ trẻ mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn để chiến đấu nơi biên giới.
Tình cảm bà cháu ấy vô cùng thiêng liêng và cao quý, chứa đầy sự sẻ chia và hi sinh vô điều kiện. Tất cả đã được nhà thơ Xuân Quỳnh truyền tải nhẹ nhàng và tinh tế trong bài thơ Tiếng gà trưa.
QUAN HỆ TỪ : "và"
- Tác dụng : Nối các từ ngữ hoặc các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu ấy với nhau.
CHÚ Ý THAM KHẢO | TÔI LẤY TỪ BÊN KHÁC
“Chim ngưng hót, chó tru buồn
Nền trời ảm đạm giọt mưa tuôn
Tôi đến tiễn anh lòng nặng trĩu
Nhớ đoạn đời qua giữa Sài Gòn…”
Cũng trong cảnh tiết trời ảm đạm, mưa rơi không ngừng, đại tá Tư Cang, Cụm trưởng Tình báo H63, hồi tưởng đến tình cảnh ngày này năm xưa, lúc ông buồn thương làm nên bài thơ này tiễn bạn.
Nửa thế kỷ, như mới ngày hôm qua…
Mặc dù đã ở cái tuổi 92, chân đứng không vững, tay run run, nhưng nhà chỉ huy tình báo chiến lược Trần Quốc Hương (Mười Hương) vẫn bước ra khỏi xe lăn, đi đến viếng mộ phần của học trò mình, thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, ở Nghĩa trang Thành phố (TP.HCM).
Dưới cơn mưa lất phất, ông Mười Hương đứng lặng im trước di ảnh của học trò, đôi mắt đỏ không giấu được nỗi nhớ thương.
Đứng cạnh ông, một người học trò khác, cũng là người chị, người bạn thân với thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, là bà Nguyễn Thị Yên Thảo (Tám Thảo), năm nay 85 tuổi.
Không giữ được vẻ điềm tĩnh như ông Mười Hương, bà Tám Thảo thỉnh thoảng chậm chậm nước mắt chực trào. Sau khi viếng ông Ẩn xong, bà Tám Thảo không giấu được xúc động, nói: “Dù hơn mấy chục năm trôi qua, nhưng hình ảnh về ông ấy rất thân quen, cảm giác như mới ngày hôm qua thôi”.
Cũng là một nhà tình báo, được ông Ẩn hướng dẫn và làm việc những năm 1960, bà thổ lộ: “Những ngày ấy, nhờ có ông Ẩn hướng dẫn tôi rất nhiều, nhưng khi nói đến, ông ấy không nhận mà nói không thể nào bì được với công ơn tôi dành cho ông ấy những lúc khó khăn, vất vả”.
Đôi mắt rươm rướm nước, bà nói về ông Ẩn, kể về những câu chuyện ngày xưa khi ở chiến khu, khi ở trong lòng địch…
Chúng tôi, những người sống trong thời bình không thể nào hiểu hết, càng không thể thấm thía nỗi vất vả, chịu đựng cực khổ của những người tình báo năm xưa.
Chỉ biết rằng, nói về nghề tình báo, ông Mười Hương vỏn vẹn: “Nghề này phải dũng cảm lắm. Nếu có con tôi cũng không dám cho theo”.
Vậy mà ông Phạm Xuân Ẩn, không những là một nhà tình báo, mà còn là nhà tình báo giỏi. Ông Mười Hương nhắc lại câu nói của Bác Hồ ngày nào: “Nó (ông Phạm Xuân Ẩn - PV) giỏi lắm! Đọc những gì nó viết về Mỹ mà tưởng như đang ở Mỹ”.
Đứng giữa nghĩa trang vắng lặng, anh Lê Hoàng Tuấn, một người lính trẻ không cùng thời với thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, cao hứng cất lên những khúc nhạc bi tráng thời chiến tranh. Anh vừa đàn, vừa hát, bắt nhịp cho những người khác cùng hát theo.
“Tôi chỉ là một người của thế hệ sau, đã đọc cuốn sách về cuộc đời thiếu tướng đến 3 lần. Và dù đọc nhiều lần nhưng có nhiều thứ vẫn chưa thể hiểu hết, mà phải suy tư rất nhiều”, anh Tuấn bày tỏ.
Trong đoàn người đến viếng thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, có những người không cùng thế hệ, chưa một lần được gặp mặt ông, nhưng đứng trước di ảnh ông, ai nấy kính phục thắp nén nhang vì không thể nói nên lời.
Mối thân tình cách nửa vòng trái đất
Sau buổi viếng mộ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, trong khách sạn Continental Saigon(TP.HCM), nơi thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn từng công tác, tối cùng ngày, câu chuyện về mối thâm tình giữa những người bạn cách nửa trái đất được khơi lại…
Điều đặc biệt trong buổi gặp gỡ tại khách sạn Continetal Saigon, do Firstnews - Trí Việt tổ chức, có mặt giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman. Ông trò chuyện thông qua màn hình trên máy tính vì không thể về Việt Nam đúng dịp này.
Phạm Xuân Ẩn trong cuốn X6 - Điệp viên hoàn hảo, xúc động trên màn ảnh
khi nhìn thấy những người đồng đội của bạn mình ở cụm tình báo H63
- Ảnh: Hoàng Quyên
Ngoài trời vẫn mưa, nhưng khán phòng khách sạn như ấm lại, hình ảnh giáo sư Berman trên màn hình với ánh mắt hết sức thân tình, gần gũi. Giáo sư mở lời: “Tôi rất vui khi được gặp gỡ mọi người, rất cám ơn những người bạn ở Cụm Tình báo H63 đã che chở cho người bạn của tôi (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn)”.
Chiếc bàn kế bên giáo sư là di ảnh người bạn thân được ông trân trọng đặt lên. Giáo sư Berman bày tỏ rất vinh dự khi sách của ông được dịch và hứa hẹn sẽ làm một bộ phim về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn trong thời gian tới, để cuốn sách về cuộc đời nhà tình báo Việt Nam lẫn bộ phim sẽ được lan rộng ra trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.
ở khách sạn Continental Saigon được khánh thành và đặt tại khách sạn để kỷ niệm
những ngày tháng thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn sống và làm việc tại đây - Ảnh: Hoàng Quyên
Khi ông ngưng nói, người dẫn chương trình giới thiệu đến ông những người bạn ở Cụm Tình báo H63 có mặt trong khán đài là ông Mười Hương, bà Tám Thảo, đại tá Tư Cang…
Đến đây, đôi mắt giáo sư Berman chùng xuống, không nói nên lời, khuôn mặt của ông hết sức xúc động.
Trong khoảnh khắc ấy, ông Tư Cang cầm lấy micro nói “Đêm nay tôi vui lắm khi được nghe tiếng ông nói” xóa đi bầu không khí trầm lặng.
Ông Berman chưa hết xúc động, qua màn hình máy tính, ông trìu mến nhìn ông Tư Cang rồi thốt lên: “Ông Tư Cang ơi, ông luôn là một người đặc biệt trong trái tim tôi”.
Đến lúc này, người không thốt nên lời lại là ông Tư Cang. Tính tình hào sảng là thế, nhưng lúc này đây, ông Tư Cang chỉ biết nhìn ông Berman, cảm tưởng như mối tình giữa hai người bạn già cách nửa vòng trái đất đã nặng thêm.
Ông Berman cũng không quên nhờ ông Tư Cang chỉ ông cách bắn trúng đích chuẩn xác mà ông từng làm và hứa sẽ về Việt Nam, để viết về từng người trong Cụm Tình báo H63, đặc biệt là ông Tư Cang.
Nếu như cách đây 7 năm là nỗi buồn trầm mặc của những người bạn của thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn thì hôm nay, không khí ấm áp trong khán phòng khiến những người có mặt năm xưa vơi đi nỗi buồn ngày nào.
Hôm nay, ông Tư Cang nhắc lại bài thơ tiễn bạn:
“… Xuân Ẩn từ nay ẩn thật rồi
Bạn bè thương tiếc mãi khôn nguôi”
Cùng với người thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, những người thầy, người bạn của ông hôm nay, vẫn cùng ông nối sợi dây tình thân giữa hai nước.
Như là, chiến tranh chưa từng đi qua...!
“Chim ngưng hót, chó tru buồn
Nền trời ảm đạm giọt mưa tuôn
Tôi đến tiễn anh lòng nặng trĩu
Nhớ đoạn đời qua giữa Sài Gòn…”
Cũng trong cảnh tiết trời ảm đạm, mưa rơi không ngừng, đại tá Tư Cang, Cụm trưởng Tình báo H63, hồi tưởng đến tình cảnh ngày này năm xưa, lúc ông buồn thương làm nên bài thơ này tiễn bạn.
Nửa thế kỷ, như mới ngày hôm qua…
Mặc dù đã ở cái tuổi 92, chân đứng không vững, tay run run, nhưng nhà chỉ huy tình báo chiến lược Trần Quốc Hương (Mười Hương) vẫn bước ra khỏi xe lăn, đi đến viếng mộ phần của học trò mình, thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, ở Nghĩa trang Thành phố (TP.HCM).
Dưới cơn mưa lất phất, ông Mười Hương đứng lặng im trước di ảnh của học trò, đôi mắt đỏ không giấu được nỗi nhớ thương.
Đứng cạnh ông, một người học trò khác, cũng là người chị, người bạn thân với thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, là bà Nguyễn Thị Yên Thảo (Tám Thảo), năm nay 85 tuổi.
Không giữ được vẻ điềm tĩnh như ông Mười Hương, bà Tám Thảo thỉnh thoảng chậm chậm nước mắt chực trào. Sau khi viếng ông Ẩn xong, bà Tám Thảo không giấu được xúc động, nói: “Dù hơn mấy chục năm trôi qua, nhưng hình ảnh về ông ấy rất thân quen, cảm giác như mới ngày hôm qua thôi”.
Cũng là một nhà tình báo, được ông Ẩn hướng dẫn và làm việc những năm 1960, bà thổ lộ: “Những ngày ấy, nhờ có ông Ẩn hướng dẫn tôi rất nhiều, nhưng khi nói đến, ông ấy không nhận mà nói không thể nào bì được với công ơn tôi dành cho ông ấy những lúc khó khăn, vất vả”.
Đôi mắt rươm rướm nước, bà nói về ông Ẩn, kể về những câu chuyện ngày xưa khi ở chiến khu, khi ở trong lòng địch…
Chúng tôi, những người sống trong thời bình không thể nào hiểu hết, càng không thể thấm thía nỗi vất vả, chịu đựng cực khổ của những người tình báo năm xưa.
Chỉ biết rằng, nói về nghề tình báo, ông Mười Hương vỏn vẹn: “Nghề này phải dũng cảm lắm. Nếu có con tôi cũng không dám cho theo”.
Vậy mà ông Phạm Xuân Ẩn, không những là một nhà tình báo, mà còn là nhà tình báo giỏi. Ông Mười Hương nhắc lại câu nói của Bác Hồ ngày nào: “Nó (ông Phạm Xuân Ẩn - PV) giỏi lắm! Đọc những gì nó viết về Mỹ mà tưởng như đang ở Mỹ”.
Đứng giữa nghĩa trang vắng lặng, anh Lê Hoàng Tuấn, một người lính trẻ không cùng thời với thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, cao hứng cất lên những khúc nhạc bi tráng thời chiến tranh. Anh vừa đàn, vừa hát, bắt nhịp cho những người khác cùng hát theo.
“Tôi chỉ là một người của thế hệ sau, đã đọc cuốn sách về cuộc đời thiếu tướng đến 3 lần. Và dù đọc nhiều lần nhưng có nhiều thứ vẫn chưa thể hiểu hết, mà phải suy tư rất nhiều”, anh Tuấn bày tỏ.
Trong đoàn người đến viếng thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, có những người không cùng thế hệ, chưa một lần được gặp mặt ông, nhưng đứng trước di ảnh ông, ai nấy kính phục thắp nén nhang vì không thể nói nên lời.
Mối thân tình cách nửa vòng trái đất
Sau buổi viếng mộ thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, trong khách sạn Continental Saigon(TP.HCM), nơi thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn từng công tác, tối cùng ngày, câu chuyện về mối thâm tình giữa những người bạn cách nửa trái đất được khơi lại…
Điều đặc biệt trong buổi gặp gỡ tại khách sạn Continetal Saigon, do Firstnews - Trí Việt tổ chức, có mặt giáo sư sử học người Mỹ Larry Berman. Ông trò chuyện thông qua màn hình trên máy tính vì không thể về Việt Nam đúng dịp này.
Phạm Xuân Ẩn trong cuốn X6 - Điệp viên hoàn hảo, xúc động trên màn ảnh
khi nhìn thấy những người đồng đội của bạn mình ở cụm tình báo H63
- Ảnh: Hoàng Quyên
Ngoài trời vẫn mưa, nhưng khán phòng khách sạn như ấm lại, hình ảnh giáo sư Berman trên màn hình với ánh mắt hết sức thân tình, gần gũi. Giáo sư mở lời: “Tôi rất vui khi được gặp gỡ mọi người, rất cám ơn những người bạn ở Cụm Tình báo H63 đã che chở cho người bạn của tôi (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn)”.
Chiếc bàn kế bên giáo sư là di ảnh người bạn thân được ông trân trọng đặt lên. Giáo sư Berman bày tỏ rất vinh dự khi sách của ông được dịch và hứa hẹn sẽ làm một bộ phim về thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn trong thời gian tới, để cuốn sách về cuộc đời nhà tình báo Việt Nam lẫn bộ phim sẽ được lan rộng ra trên thế giới chứ không chỉ ở Việt Nam.
ở khách sạn Continental Saigon được khánh thành và đặt tại khách sạn để kỷ niệm
những ngày tháng thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn sống và làm việc tại đây - Ảnh: Hoàng Quyên
Khi ông ngưng nói, người dẫn chương trình giới thiệu đến ông những người bạn ở Cụm Tình báo H63 có mặt trong khán đài là ông Mười Hương, bà Tám Thảo, đại tá Tư Cang…
Đến đây, đôi mắt giáo sư Berman chùng xuống, không nói nên lời, khuôn mặt của ông hết sức xúc động.
Trong khoảnh khắc ấy, ông Tư Cang cầm lấy micro nói “Đêm nay tôi vui lắm khi được nghe tiếng ông nói” xóa đi bầu không khí trầm lặng.
Ông Berman chưa hết xúc động, qua màn hình máy tính, ông trìu mến nhìn ông Tư Cang rồi thốt lên: “Ông Tư Cang ơi, ông luôn là một người đặc biệt trong trái tim tôi”.
Đến lúc này, người không thốt nên lời lại là ông Tư Cang. Tính tình hào sảng là thế, nhưng lúc này đây, ông Tư Cang chỉ biết nhìn ông Berman, cảm tưởng như mối tình giữa hai người bạn già cách nửa vòng trái đất đã nặng thêm.
Ông Berman cũng không quên nhờ ông Tư Cang chỉ ông cách bắn trúng đích chuẩn xác mà ông từng làm và hứa sẽ về Việt Nam, để viết về từng người trong Cụm Tình báo H63, đặc biệt là ông Tư Cang.
Nếu như cách đây 7 năm là nỗi buồn trầm mặc của những người bạn của thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn thì hôm nay, không khí ấm áp trong khán phòng khiến những người có mặt năm xưa vơi đi nỗi buồn ngày nào.
Hôm nay, ông Tư Cang nhắc lại bài thơ tiễn bạn:
“… Xuân Ẩn từ nay ẩn thật rồi
Bạn bè thương tiếc mãi khôn nguôi”
Cùng với người thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, những người thầy, người bạn của ông hôm nay, vẫn cùng ông nối sợi dây tình thân giữa hai nước.
Như là, chiến tranh chưa từng đi qua...!