K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tiếng con cười



Áp mặt mẹ vào môi con
Để nghe thấy tiếng cười giòn bên tai
Hôm nay và cả ngày mai
Mẹ đi lên những chông gai cuộc đời
Chỉ cần nghe tiếng con cười
Mẹ nhìn cả đất cả trời đầy hoa
Hôm nay và cả hôm qua
Chông gai với mẹ chỉ là cỏ xanh

Đã lâu rồi con muốn gọi … Mẹ yêu !
Bởi trong con ngàn vạn điều muốn nói
Tháng bảy về mùa Vu lan lại tới
Bao mùa rồi con thầm gọi… Mẹ ơi !
Tháng bảy về trời vần vũ mưa rơi
Nước chảy thành sông mắt người đẫm lệ
Biết nói chi chỉ ước sao còn mẹ
Để ân cần, để thỏ thẻ đầy vơi.
Cả cuộc đời mưa nắng mẹ chẳng ngơi
Con lớn khôn mẹ thành người thiên cổ
Vì hạnh phúc con mẹ nào than khổ
Mưa vẫn dãi dầu nắng đổ mồ hôi
Vu lan rồi con lại gọi … Mẹ ơi !
Hồn mẹ linh thiêng trên trời có thấu
Tháng bảy về rồi tâm con sám hối
Mẹ khuất xa rồi vẫn muốn gọi …. Mẹ ơi 

chúc bạn học tốt

5 tháng 5 2021

Người phụ nữ đẹp nhất đối với em có lẽ chính là mẹ, mẹ không chỉ là người đẹp nhất mà còn là người phụ nữ đảm đang nhất, tuyệt vời nhất trong suy nghĩ của em. Mẹ em là một giáo viên tiểu học, năm nay mẹ đã bước sang tuổi 39, mẹ công tác trong chính ngôi trường mà em đang học, chính vì vậy sáng nào em cũng được mẹ chở đi làm và đi học. Mẹ em có mái tóc dài, đen nhánh và thẳng suôn mượt, mẹ không thích nhuộm tóc hay làm xoăn như các cô giáo khác. Dù là đi dạy hay ở nhà mẹ vẫn rất giản dị, không tô son, đánh phấn, nhưng như thế mẹ vẫn rất xinh đẹp. Mẹ em là một giáo viên dạy giỏi ở trường, em rất tự hào khi có một người mẹ như mẹ của em. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ của mẹ.

tk

5 tháng 5 2021

Chúng ta có được đôi mắt để thấy cuộc sống, có được một cuộc đời để sống và tận hưởng thường cảm ơn tạo hóa, cảm ơn chúa trời. Nhưng đôi khi lại vô tình quên mất người trực tiếp trao sự sống cho mình, người đi suốt cuộc đời không ai có thể hiểu con hơn, chính là mẹ. Và mẹ là ý nghĩa lớn nhất trong cuộc đời tôi.

Người khác vẫn thường tự hào rằng mẹ họ là một cô giáo, là một người phụ nữ rất xinh đẹp. Tôi luôn tự hào vì mình có một người mẹ nông dân và chẳng có gì nổi bật lắm. Như bao người nông dân khác chỉ biết “đầu tắt mặt tối” đi làm để kiếm tiền nuôi con cái, mẹ tôi không có nước da hồng hào, cũng chẳng có đôi mắt bồ câu hay mũi dọc dừa. Nước da mẹ đã đen sạm, in màu sương gió và nắng gắt. Mẹ tôi cũng không có gì đặc biệt. Khuôn mặt bình thường như những người phụ nữ bình thường, mái tóc dài thường được búi gọn bởi một chiếc đũa để dễ dàng cho làm việc. Mẹ cũng không biết cách đi đứng, ăn nói nhã nhặn và tế nhị theo tiêu chuẩn người phụ nữ. Như những người nông dân luôn thật thà chân chất, mẹ luôn nghĩ gì sẽ nói ấy.

 

Những người nông dân không biết nói những lời yêu thương mềm mại. Họ chỉ thể hiện bằng hành động. Mẹ tôi cũng vậy. Không biết mẹ đã nói rằng mẹ yêu tôi lần nào chưa? Theo trí nhớ của tôi thì là chưa. Nhưng tôi chắc chắn rằng mẹ rất yêu và thương tôi. Mẹ không nói yêu nhưng mọi đồ ăn, mọi thứ tốt nhất mẹ đều dành cho tôi. Không nói thương tôi, nhưng mẹ vẫn vừa mắng vừa xót khi thấy tôi bị thương, mẹ không cho tôi làm những việc nặng nhọc. Mẹ biết rằng, chỉ có học với giúp cuộc đời con cái không khổ như mình nên dẫu nhà không có điều kiện nhưng không bao giờ mẹ để tôi thiếu gì so với bạn bè, chưa lần nào mẹ phàn nàn về chi phí đi học. Những lời mắng mỏ còn nhiều hơn cả yêu thương, nhưng những hành động yêu thương còn nhiều hơn thế nữa. Những người nông dân hiền lành, chân chất nhưng luôn giàu tình yêu thương và đức hi sinh như thế.

Tôi yêu nhất là đôi bàn tay mẹ. Đôi bàn tay không mềm mại như những tháp bút như những giáo viên, không uyển chuyển như những người phụ nữ truyền thống, bàn tay ấy thô ráp và nứt nẻ. Công việc đồng áng, những ngày gánh hàng ra chợ bán đã làm cho đôi tay kia chai sạn như thế nào, mẹ cũng biết nữa. Có những lớp da đã bị bong ra một mảng, chẳng dễ nhìn một chút nào. Nhưng đôi bàn tay ấy lại ấm áp đến lạ kì. Đôi bàn tay nuôi tôi lớn đến giờ. Đôi bàn tay tết tóc cho tôi mà ngày nào bọn bạn cũng khen tôi nức nở. Đôi bàn tay đã nấu cho tôi những món ngon nhất trên đời mà có lẽ sơn hào hải vị cũng không thể bằng được; đã quạt cho tôi những trưa hè nắng gắt, đắp chăn cho tôi vào những khuya tôi ngủ quên. Đôi bàn tay đã đánh đòn tôi rồi lát sau chính nó lại thoa thuốc cho tôi. Và mỗi khi tôi áp má vào tay mẹ, tôi lại thấy một sự bình yên đến lạ kì. Chỉ có tình yêu thương của người mẹ mới chính là lá chắn tốt nhất cho con suốt cả cuộc đời.

Tôi tự hào vì mẹ mình. Tự hào về một người mẹ bình thường nhưng lại có một tình yêu hơn cả bình thường. Dẫu sau này, cuộc đời có như thế nào, chữ “Mẹ” ấy vẫn mãi không thay đổi. Mãi mãi…

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

Viết về mẹ yêu dấu, nhà thơ Đinh Nam Khương chọn thể thơ lục bát truyền thống với những hình ảnh rất quen thuộc. Lối diễn đạt giản dị, chân thật và sâu lắng rất hợp với đối tượng cần miêu tả là người mẹ nông dân. Những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi, thân thương. "Con về thăm mẹ chiều đông bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà." Khởi đầu từ đây, mối liên hệ thân thuộc giữa mẹ và những vật dụng thường dùng trong gia đình đã được thiết lập. Mẹ đồng nghĩa với sự ấm áp thơm thảo trong ngôi nhà mình. Bếp chưa lên khói báo hiệu mẹ đang vắng nhà. Nhớ ngọn khói lam la đà tỏa ấm chiều hôm cũng chính là lòng con nhớ mẹ yêu dấu đấy thôi. Trong cảnh chiều đông buốt lạnh thì nỗi nhớ thương mẹ càng nhân lên gấp bội. Mẹ không có nhà. Tuy buồn, nhưng đó cũng là cơ hội để tác giả tĩnh tâm quan sát kỹ hơn những vật dụng gắn với cuộc đời tần tảo, lam lũ, thảo thơm của mẹ. Những đồ vật mẹ thường dùng rất đơn sơ và cũng như mẹ vậy đã cống hiến cho cuộc sống đến tận cùng. Đó chính là đức hi sinh của mẹ mà ta có nói đến bao nhiêu cũng không vơi cạn. Ví như: chiếc nón từng dãi nắng dầm sương cùng mẹ thì nay khi cũ rách rồi (thành nón mê) vẫn ngồi dầm mưa trên chiếc chum tương (một món ăn thường ngày do mẹ làm ra). Cũng như chiếc áo tơi từng qua bao buổi cày bừa trên đồng cạn, đồng sâu với mẹ nay tuy đã cùn mòn rồi vẫn còn lủn củn khoác hờ người rơm ( bù nhìn dùng để xua đuổi chim chóc phá hoại mùa màng). Cái nơm hỏng vành cũng thành “ngôi nhà” ấm cúng của mẹ con gà. Hình ảnh: Đàn gà mới nở vàng ươm (lông có màu như tơ vậy) vào ra quanh một cái nơm hỏng vành thật đáng yêu. Với mẹ, hình như đồ vật nào cũng đều có sự gắn bó gần gũi, mang tình nghĩa thắm thiết, thủy chung sau trước. Đó cũng là phẩm chất của người mẹ Việt Nam. Tấm lòng yêu thương vô bờ bến của mẹ đối với con được kết đặc lại, tô đậm thêm trong hình ảnh: bất ngờ rụng ở trên cành / trái na cuối vụ mẹ dành phần con. Một trái na cuối vụ đã chín muỗm ở trên cành mà mẹ vẫn dành để phần cho con đi xa. Mẹ mong lắm ngày con trở về để được nếm hương vị trái cây do tự tay mình trồng chăm. Không nhiều lời, chỉ cần một hình ảnh tiêu biểu như thế cũng đã cho ta cảm nhận sâu sắc tình yêu của mẹ đối với con. Dùng lối ẩn dụ khéo léo, chọn hình ảnh thân thuộc, phù hợp với đối tượng miêu tả và giọng thơ nhẹ nhàng tình cảm là điểm mạnh của bài thơ. Hình tượng người mẹ nông thôn Việt Nam cần cù siêng năng, hiền lành thơm thảo hiện lên rõ nét trong tác phẩm Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương. Chẳng riêng tác giả mà chúng ta cũng chung tình cảm: Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày... 

27 tháng 12 2017

lên google mà xem là xong chủ chi 

27 tháng 12 2017

“Sinh con ra trong bao nhiêu khó nhọc, mẹ yêu thương con hơn yêu cuộc sống”
Mỗi lần nghe lời bài hát em chỉ muốn chạy thật nhanh đến bên mẹ ôm chầm lấy mẹ, thơm lên má lên trán mẹ, cảm ơn mẹ đã sinh ra và yêu thương em.

Mẹ em năm nay đã ba mươi tuổi nhưng ai cũng nói trông mẹ trẻ như ngoài hai mươi. Dáng người mẹ dong dỏng cao, làn da mẹ trắng nõn như da em bé. Mẹ có khuôn mặt trái xoan, nhỏ nhắn. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt như biết nói, đen láy, mỗi khi mẹ cười đôi mắt ấy lại lấp lánh lạ thường. Ai cũng bảo em có đôi mắt rất giống mẹ khiến em rất tự hào. Mũi mẹ cao, thẳng, là mũi dọc dừa. Đôi môi mẹ không dùng son bao giờ nhưng luôn có màu hồng tự nhiên rất tươi. Mỗi khi mẹ cười, hàm răng trắng muốt lộ ra trông rất đẹp. Mẹ thích để tóc ngắn ngang vai nhuộm màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung. Thường thì mẹ nội trợ ở nhà, mẹ mặc một bộ đồ ở nhà rất đơn giản, đến khi đi tiệc mẹ hay thích mặc những chiếc váy liền có màu trắng hoặc xanh. Mẹ bảo mẹ rất thích hai màu này nên quần áo của mẹ đa phần đều là màu như vậy. Mẹ em nấu ăn rất ngon, bố luôn nói là bố thích về nhà ăn hơn là ăn với khách ở bên ngoài vì đồ mà mẹ nấu còn ngon hơn ở nhà hàng. Bữa sáng mẹ cũng dậy sớm để chuẩn bị cho cả nhà để cả nhà có một bữa dinh dưỡng nạp năng lượng cho ngày mới. Thỉnh thoảng, khi rảnh rỗi, mẹ còn dạy em biết cách nấu ăn nhưng có lẽ còn phải học nhiều em mới nấu được ngon như mẹ. Ở lớp em có cô giáo dạy bảo học hành, ở nhà, ẹm chính là cô giáo của em. Mẹ có một giọng nói dịu dàng truyền cảm, mỗi khi mẹ dạy em đọc bài em đều cảm thấy rất thích thú vì mỗi bài đọc qua giọng đọc của mẹ đều trở nên hay về dễ hiểu lạ thường làm cho em bị cuốn vào bài giảng ngay lập tức. Đôi tay mẹ mũm mĩm, trắng ngần với những ngón tay búp măng. Đôi bàn tay ấy đã ân cần chải tóc cho em mỗi ngày, cầm tay em dạy em tập viết, đôi bàn tay chăm em ốm, nấu cơm cho em ăn,…Em yêu lắm đôi bàn tay mẹ. Mẹ vì em đã hi sinh rất nhiều, thanh xuân của mẹ đã dồn hết cho em, tình yêu mẹ đã đặt hết lên em, biết điều đó, em biết rằng mình không thể làm mẹ thất vọng.

Em rất yêu mẹ, trong trái tim em mẹ là tất cả, không ai có thể thay thế. Em tự hứa với lòng phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để mẹ vui lòng.

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

Biết nhiêu đấy thôi!

12 tháng 11 2021

tham khảo

đề 1

Thơ Lục Bát Về Thầy Cô, Mái Trường Hay ❤️️ Ý Nghĩa Nhất

12 tháng 11 2021

Ko chép mạng cơ mà :)?