bạn nào có bí kíp j để giỏi về môn toán và ngữ văn k giups mik với
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tui đi đổi tuyển văn nè năm ngoái còn đk ik thi cấp huyện cơ
1. Nói, nói và nói
Dù vốn từ vựng hay khả năng phát âm kém cỡ nào, bạn cũng nên tỏ ra tự tin và nói nhiều nhất có thể khi có cơ hội. Không ai cười chê khi bạn mắc lỗi, ngược lại họ có thể càng nhiệt tình giúp bạn sửa lỗi hơn. Chỉ có cách luyện tập càng nhiều càng tốt thì mới giúp bạn cải thiện độ lưu loát, vốn từ vựng.... Hãy nhớ rằng kỹ năng nói giống như chơi nhạc hay chơi thể thao ở chỗ cách duy nhất để giỏi lên là bắt tay vào làm.
2. Sử dụng công nghệ
Một chiếc smartphone có thể là công cụ đắc lực cho việc học nói. Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy ghi âm chính giọng nói của mình, sau đó nghe lại để biết mình nói như thế nào. Ngoài ra, còn nhiều ứng dụng khác giúp bạn tổ chức giờ giấc luyện tập, hay ghi chú những từ mới cần học trong ngày, trong tuần.
3. Lắng nghe
Thường xuyên nghe bản tin tiếng Anh hoặc nghe các bài hát rất hiệu quả cho kỹ năng phát âm. Bên cạnh đó bạn cũng học thêm nhiều từ vựng, cách diễn đạt. Nghe càng nhiều, bạn càng học được nhiều. Khi nghe, hãy cố gắng bắt chước những gì mình nghe được, từ cách phát âm, nhấn trọng âm trong từ, trong câu, ngữ điệu của câu...
4. Đọc to lên
Không cần phải ngại ngùng vì bạn có thể làm việc này lúc chỉ có một mình. Hãy cầm lấy một cuốn tạp chí, tờ báo và đọc to cả bài. Thậm chí nếu có một chương trình TV hay show truyền hình thực tế yêu thích, bạn có thể tìm kiếm lời thoại của nó và đọc to lên. Đây là cách tuyệt vời để luyện phát âm. Bạn chỉ cần tập trung vào việc làm thế nào để cách đọc của mình đúng và diễn cảm nhất có thể, không cần lo lắng về cấu trúc từ hay ngữ pháp vì tư liệu có sẵn được xem như một bài "văn mẫu".
5. Học một từ mới mỗi ngày
Chọn một từ mới mà bạn muốn học trong ngày hôm đó, sử dụng từ càng nhiều càng tốt trong các câu văn, ngữ cảnh khác nhau. Dùng nó cho đến khi bạn hiểu kỹ về nó và từ đó cần thường xuyên áp dụng trong văn nói.
6. Xem phim
Hãy xem phim tiếng Anh không có phụ đề, xem không chỉ để giải trí mà còn tập trung hết sức vào những từ, cụm từ, cách diễn đạt mà diễn viên nói ra. Bạn có thể xem lại phụ đề sau đó để kiểm tra lại khả năng nghe của mình. Ngoài ra, để biến những gì vừa học được thành của mình, hãy cố gắng xem lại vài lần để bắt chước cách phát âm trong phim. Đây thực sự là một cách học thú vị và bạn sẽ không bao giờ thấy chán.
7. Kết bạn
Nếu không có người bạn nào thực sự giỏi tiếng Anh thì thật đáng tiếc. Hãy cố gắng tìm lấy một vài người bạn bản ngữ, hoặc ít nhất là người giỏi nói tiếng Anh. Bạn sẽ học được nhiều khi nói chuyện bằng tiếng Anh với họ.
8. Làm những hoạt động thú vị bằng tiếng Anh
Hãy tham gia một khoa học nấu nướng dành cho người nước ngoài nói tiếng Anh, hoặc tham gia câu lạc bộ sách tiếng Anh, câu lạc bộ nói tiếng Anh. Bất cứ những gì bạn thích làm, hãy cố gắng thực hiện nó ngay miễn là giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ bạn muốn học. Khi dùng tiếng Anh để nói về những thứ mình yêu thích, bạn sẽ thấy dễ nói hơn nhiều.
9. Tranh luận bằng tiếng Anh
Tìm lấy một vài người bạn chung mục đích, cùng nhau nêu ra một chủ đề và tranh luận, bàn bạc về nó. Cố gắng dùng càng nhiều từ vựng càng tốt để minh họa cho quan điểm của mình, đồng thời cẩn thận lắng nghe ý kiến của người khác. Bạn sẽ học được nhiều điều từ những hoạt động như thế này.
10. Sử dụng từ điển trực tuyến
Từ điển trực tuyến nào cũng có phần audio về cách đọc của từ vựng. Bất cứ khi nào không chắc về cách phát âm của một từ, bạn có thể mở từ điển để tra lại.
Nếu áp dụng tất cả những bí quyết trên, chắc chắn kỹ năng nói của bạn sẽ tiến bộ nhanh không tưởng. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn nằm ở bản thân. Nếu không bắt đầu ngay từ bây giờ, có thể bạn sẽ không bao giờ tiến bộ.
=> Số học sinh giỏi cả 3 môn là: (8 + 5 + 7 - 11) : 3 = 3 học sinh
Từ đo, ta tìm được số hs chỉ giỏi 2 trong 3 môn ( xem hình)
b) Số học sinh chỉ giỏi Toán là: 15 - (4 + 3+ 5) = 3 HS
Số hs chỉ giỏi Văn là : 14 - (5 + 3 + 2)= 4 HS
Số hs chỉ giỏi tiếng Anh là: 12 - ( 4 + 3 + 2) = 3 HS
ĐS:...
1. Biết ghi chép và vận dụng những điều cần thiết
Một tiết học chỉ kéo dài 45 phút, thường thì các bạn chỉ ghi chép những gì nêu trên bảng và thầy cô gợi ý. Tuy nhiên, có tới 80% những gì thầy cô yêu cầu bạn ghi chép đều có trong sách giáo khoa. Trong khi đó, những thứ thầy cô giảng để giúp các bạn hiểu bài hoặc giải thích quá trình tư duy để tìm ra được cách giải hay nhất thì các bạn lại chỉ ngồi nghe để rồi quên ngay sau đó. Vì vậy, các bạn hãy chú ý những gì thầy cô giảng để rút ra những gì hữu ích nhất cho bài giải của mình.
2. Năm chắc lý thuyết sẽ giúp bạn học toán hiệu quả hơn
Với tâm lý, lý thuyết là những điều không quan trọng, các bạn chỉ tập trung vào giải các bài tập, bỏ qua những điều cơ bản mà lý thuyết cung cấp. Nếu không nắm vững nghĩ định nghĩa, định lý những điều cơ bản thì bạn chỉ có thể giải được những bài toán ở mức độ không quá khó và khi biến tấu đi một chút thì bạn lại gặp khó khăn trong cách giải của mình. Một bài toán khó, toán mẹo là tổng hợp của những bài đơn giản. Nếu bạn không nắm vững điều cơ bản đó để giải toán một cách từ từ thì bạn khó có thể đạt được điểm cao ở môn toán.
3. Áp dụng lý thuyết học được vào làm bài một cách hiệu quả
Toán học cần có sự rèn luyện thật nhiều để thực hành trơn chu. ở mỗi dạng bài tập cụ thể, bạn hãy làm quen với nhiều bài tập để thành thạo các bức và phương pháp giải. Thực hành nhiều lần, bạn sẽ tạo cho mình được một thói quen tốt cũng nhưng kinh nghiệm khi tiếp cận với bất cứ dạng bài nào, ở mức độ nào.
4. Học toán theo quy trình từ dễ lên khó
Nghĩa là, bạn hãy đi từ dễ đến khó. Khi làm quen với các dạng bài tập cơ bản sẽ tạo cho bạn động lực để tiếp cận những bài khó hơn và khó hơn nữa. Bạn đã tìm được niềm đam mê khi tiếp cận với các bài toán mà quên đi nỗi sợ hãi với môn học này
5. Để học toán hiệu quả thì đừng quá cứng nhắc
Nếu khi làm bài mà bạn bế tắc vì không tìm được hướng đi. Hãy thử với nhiều cách và nhiều phương pháp nhé, nó vừa giúp bạn có thêm kỹ năng kinh nghiệm khi làm bài mà còn giúp bạn tìm được hướng giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể.
6. Để quá trình học toán có hiệu quả thì hãy biết rút ra kinh nghiệm riêng
Mỗi khi hoàn thành bài tập, các bạn hãy làm một việc cuối cùng là xem xét các bài tập mình vừa giải xem phương pháp nào thích hợp, dấu hiệu nhận biết từng dạng bài. Hãy ghi chú những điều đó vào bên cạnh hoặc vào bất kỳ chỗ nào mà bạn cảm thấy sẽ giúp bạn nhớ nhất. Sau mỗi chương, mỗi phần hãy ôn tập để không bị dồn bài bạn nhé. Đó là cách làm khoa học và hiệu quả cho những người đam mê với toán.
7. Học từ những cái sai của mình
Không riêng gì với môn toán, với bất kì môn nà nếu gặp lỗi sai thì bạn nên có những ghi chú riêng để khi có thời gian thì xem lại, lỗi đó là gì, cách khắc phục ra sao...Bạn hãy cố gắng tự trả lời những thắc mắc đó, nếu không được thì bạn bè, thầy cô cũng là những trợ giúp đắc lực cho bạn trong bất cứ tình huống nào.
8. Trước khi làm bài toán hãy tóm tắt đề và có một trình bày cần thận để ghi điểm
Tóm tắt đề bài giúp bạn dễ dàng nhận biết được dữ liệu để cung cấp, tiết kiệm thời gian và tránh bỏ sót dữ liệu cần thiết cho việc giải bài. Ngoài việc giải bài đúng thì việc trình bày cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp bạn có những điểm số trọn vẹn.
mik thích hok văn nhưng chỉ thích viết văn thôi, bn đọc nhiều sách tham khảo nha :D