viết đoạn văn về lời nói có sức mạnh kì diệu trong cuộc sống mỗi con người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời nói tuy vô hình nhưng lại có tác động to lớn đối với chúng ta. Lời nói là sự diễn đạt bằng ngôn ngữ nói tạo thành một ý hoặc một văn bản hoàn chỉnh nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó. Trong lời nói, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa còn có thái độ giao tiếp và hàm ý của người nói. Nó không chỉ là một phương tiện giao tiếp, biểu lộ tâm tư, tình cảm mà còn là một phương tiện hữu hiệu để thực hiện các mục đích khác trong cuộc sống này. Trước hết, lời nói là một phương tiện giao tiếp không thể thay thế được của con người. Chính khả năng biểu đạt tư duy bằng lời nói định sự khác biệt của con người và các loài vật khác. Lời nói có sức mạnh gắn kết con người lại với nhau. Những lời nói tốt đẹp chẳng khác gì phép màu khiến người khác cảm thấy được thấu hiểu, được động viên mà vui vẻ. Một lời nói đúng đắn có thể xua đi căng thẳng, hàn gắn được vết thương ở trong lòng. Khi người khác buồn phiền, một lời động viên đúng lúc có thể khiến họ vui lên, vơi bớt nỗi buồn đau. Đôi khi ta cũng buộc phải nói dối. Dẫu biết rằng nói dối là xấu, đi ngược lại với đạo đức và chuẩn mực làm người. Nhưng, trong một hoàn cảnh nào đó, ta phải buộc lòng nói dối để bảo vệ chân lí, bảo vệ con người. Lời nói vô hình nhưng sắc như dao nhọn và độc hơn rắn rết. Những lợi ích nó mang lại là hết sức lớn lao và những tổn thương của nó cũng rất khủng khiếp, không thể lường trước hết được. Lời nói không tử tế có thể gây ra những vết thương lớn, không thể nào hàn gắn nổi. Bởi thế, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Trong thực tại, có nhiều người lợi dụng những lời nó ngọt ngào, dễ nghe để thực che đậy bản chất xấu xa của mình hay cố tình dùng lời lẽ thô bỉ để sỉ nhục, gây tổn thương cho người khác. Những kẻ như thế thật đáng lên án. Như vậy, ta có thể thấy rằng, sức mạnh của lời nói vô cùng to lớn và hơn hết “Lời nói có sức mạnh kì diệu trong cuộc sống của con người”.
I. Mở bài
- Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: ý chí nghị lực sống của con người.
II. Thân bài
* Luận điểm 1: Giải thích khái niệm ý chí nghị lực
- Ý chí, nghị lực là bản lĩnh, sự dũng cảm và lòng quyết tâm cố gắng vượt qua thử thách dù khó khăn, gian khổ đến đâu để đạt được mục tiêu đề ra.
- Người có ý chí nghị lực là người có ý chí sức sống mạnh mẽ, luôn kiên trì, nhẫn nại vượt qua những khó khăn, chông gai trong cuộc đời để vươn lên, khắc phục hoàn cảnh đi đến thành công.
* Luận điểm 2: Nguồn gốc, biểu hiện của ý chí nghị lực
- Nguồn gốc: Nghị lực của con người không phải trời sinh ra mà có, nó xuất phát và được rèn luyện từ gian khổ của cuộc sống.
- Biểu hiện của ý chí nghị lực:
Người có nghị lực luôn có thể chuyển rủi thành may, chuyển họa thành phúc, không khuất phục số phận và đổ lỗi thất bại do số phận. Ví dụ: Milton, Beethoven… Luôn biết khắc phục hoàn cảnh khó khăn bằng cách tự lao động, mưu sinh, vừa học vừa làm, tự mở cho mình con đường đến tương lai tốt đẹp. Những người bị bệnh tật hiểm nghèo hoặc bị khiếm khuyết trên thân thể: cố gắng tự chăm sóc cho bản thân, cố gắng tập luyện, làm những việc có ích.* Luận điểm 3: Vai trò, ý nghĩa của ý chí nghị lực
- Nghị lực giúp con người đối chọi với khó khăn, vượt qua thử thách của cuộc sống một cách dễ dàng hơn. Ví dụ: Bill Gate…
- Có niềm tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo đuổi đến cùng mục đích, lí tưởng sống.
- Thay đổi được hoàn cảnh số phận, cuộc sống có ích, có ý nghĩa hơn.
- Trở thành những tấm gương về ý chí, nghị lực vượt lên số phận.
- Người có ý chí nghị lực sẽ luôn được mọi người ngưỡng mộ, cảm phục, đồng thời tạo được lòng tin ở người khác.
* Bình luận, mở rộng
- Phê phán những người không có ý chí, nghị lực:
Những người chưa làm nhưng thấy khó khăn đã nản chí, thấy thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người có điều kiện đầy đủ nhưng không chịu học tập, buông thả, không nghĩ đến tương lai. Những người khi gặp khó khăn là buông xuôi, nản chí, phó mặc cho số phận.=> Lối sống cần lên án gay gắt.
- Phương hướng rèn luyện:
Rèn luyện ý chí, nghị lực, luôn biết vươn lên, vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Biết chấp nhận những khó khăn, thử thách, coi khó khăn, thử thách là môi trường để tôi luyện.* Bài học nhận thức và hành động:
- Cuộc sống nhiều gian nan, thử thách thì nghị lực sống là rất quan trọng.
- Cần phải học cách rèn luyện mình để có thể vững vàng và trưởng thành hơn sau mỗi lần vấp ngã.
- Rèn luyện bản thân thành người có ý chí và nghị lực để vượt qua mọi chông gai và thử thách trên chặng đường dài.
- Lên án, phê phán những người sống mà không có ý chí nghị lực, không có niềm tin về cuộc sống.
- Học tập những tấm gương sáng để đi tới thành công.
III. Kết bài
- Khẳng định lại vai trò quan trọng của ý chí nghị lực trong cuộc sống.
- Liên hệ bản thân.
- Lòng yêu thương con người là sự quan tâm, chăm sóc, đồng cảm thấu hiểu cho nhau, luôn giúp đỡ chia sẻ, lo lắng giữa con người với con người.
- Tình yêu thương có giá trị vô cùng lớn đối với mỗi người:
+ Nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình.
+ Góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
- Lòng yêu thương còn là động lực thúc đẩy ta hoàn thành công việc tốt hơn, có hiệu quả hơn...
Xem thêm: https://soanbaitap.vn/tu-doan-trich-trai-tim-co-nhieu-ngan-hon-ta-tuong-hay-viet-mot-doan-van-khoang-200-chu-trinh-bay-suy-nghi-cua-anhchi-ve-suc-manh-cua-tinh-yeu-thuong
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
Tự ti về bản thân kéo theo sự mất phương hướng mà nhiều người đã lợi dụng tâm lý ấy để lôi kéo, lừa bịp. Lời khuyên cho chúng ta là phải học tập và rèn luyện thật tốt, học hỏi những kỹ năng sống cần thiết để tìm hiểu khám phá được những sức mạnh tiềm ẩn của bản thân mình. Từ đó để phát huy, nuôi dưỡng niềm tin, thực hiện những ước mơ trong cuộc sống. Nhưng không có nghĩa chỉ có tự ti mới có thể đánh mất niềm tin. Tự phụ cũng có thể làm cho niềm tin bị sai lệch. Trái với tự ti, tự phụ sẽ khiến cho niềm tin vượt quá giới hạn của bản thân đến mức viển vông. Tự phụ khiến cho người đó có niềm tin với cả những thứ không tưởng. Chẳng hạn, một người không am hiểu về chứng khoán nhưng lại tự cao tự đại cho rằng cái gì mình cũng biết lao đầu vào sàn giao dịch, ngày đêm ôm niềm tin ngày mai sẽ giàu. Nhưng lỗ cứ đeo đuổi nhưng vẫn không chấp nhận sự thật, vẫn ôm niềm tin mộng ảo tiếp tục đầu tư. Cuối cùng khi muốn dừng lại cũng quá muộn màng. Niềm tin có thể đem lại hiệu quả, kết quả tốt nhưng cũng có thể mang đến những hậu quả đau thương không mong muốn. Quan trọng là bạn biết mình là ai, ở đâu, như thế nào để mà nuôi dưỡng niềm tin trong phạm vi của mình. Có như vậy, niềm tin mới phát huy đúng vai trò của nó. Hãy xây dựng niềm tin cho bản thân đúng như cái cách mà hiệu quả nó đem lại. Hãy học tập và rèn luyện không ngừng. Hãy xây dựng những ước mơ, hoài bão, lý tưởng sống và phấn đấu đạt được chúng. Hãy tự tin vào bản thân với những gì mình đang có và sẽ có. Đừng ủ dột niềm tin trong sự tự ti về bản thân. Không ai là thấp kém cả. Bạn chỉ thấp kém khi bạn nhận mình là thấp kém mà thôi. Hôm nay bạn có thể cúi đầu trước người khác nhưng đừng để tương lai bạn không thể ngẩng cao đầu.
Các nguyên tố có mặt ở khắp mọi nơi và tạo ra vạn vật. Nếu bạn phá vỡ bất cứ thứ gì cho đến tận đơn vị cấu thành cơ bản của nó thì cái mà bạn tìm thấy chính là các nguyên tố và… chẳng có gì khác nữa. Có hơn 100 nguyên tố cả thảy nhưng phần lớn mọi thứ đều được hình thành từ một vài nguyên tố mà thôi.
Bạn đang đọc những từ được in bằng mực máy in có nguồn gốc từ nguyên tố carbon. Giấy cũng do nguyên tố carbon, hiđro, và oxi tạo thành. Có khoảng 25 nguyên tố tạo nên cơ thể bạn. Từ Mặt trời ở trên bầu trời cho đến vũ trụ xa xăm kia mọi thứ đều là nguyên tố...
Và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học ra đời.
“Sự kì diệu của các nguyên tố hóa học” là những câu chuyện thú vị về việc các nhà khoa học “khám phá” thế giới, vũ trụ và vạn vật. Từ những bí ẩn đen tối của các nhà giả kim thuật trong quá trình tìm kiếm vàng đã làm nảy sinh một cái gì đó tinh khiết - kiến thức về các nguyên tố hóa học, đến những phát minh thiết thực phục vụ cho cuộc sống của con người.
Dù bạn là người yêu thích môn hóa học hoặc rất sợ môn này, thì “Sự kì diệu của các nguyên tố hóa học” sẽ là cuốn sách dành cho bạn.
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Khi còn nhỏ, tôi vẫn thường tin phép thần kì trong truyện cổ tích giúp con người vượt qua khó khăn, có được những gì mình ao ước. Đến bây giờ, dù đã lớn, bản thân vẫn luôn tin tưởng như vậy, chỉ khác ở chỗ điều kì diệu chẳng ở đâu xa, mà ở ngay trong cuộc sống này, đó là sức mạnh niềm tin.
Nếu nói sức mạnh là nguồn năng lượng để chúng ta chinh phục mục tiêu. Niềm tin cũng đơn giản là cảm giác tin tưởng của con người vào điều gì đó. Thì chung quy lại, sức mạnh niềm tin là năng lượng vào sự tin tưởng đạt được mong ước của chúng ta. Cuộc sống mà, chẳng phải khi nào mọi việc cũng suôn sẻ, vì vậy con người phải duy trì niềm tin để không nản lòng, tiến đến thành công. Sức mạnh niềm tin được thể hiện ở sự lạc quan, hướng đến tương lai, đặc biệt ta không coi khó khăn là vật cản mà coi đó là động lực giúp bản thân nghị lực trong mọi sân chơi. Câu chuyện về Thái Bảo Trâm là ngọn đèn lấp lánh trong căn phòng trần ngập ánh sáng của niềm tin. The Voice 2015, đó là cô gái 19 tuổi với thân hình to béo, giọng hát còn khiếm khuyết. Đam mê với âm nhạc có lúc lu mờ, lùi lại với bóng tối, nhưng không, Bảo Trâm không bỏ cuộc như thế. Sức mạnh niềm tin đưa cô vươn lên, ở bên chở che suốt thời gian dài quyết tâm. The Voice 2017, cô trở lại khi đã giảm 20 cân, giọng hát bay bổng, chạm đến trái tim mọi người, Trâm đi từng bước chân tự tin trên sân khấu với sự cảm phục của khán giả và giám khảo, tất cả ánh nhìn đổ dồn về con người ấy. Vậy mới nói niềm tin là động lực mạnh mẽ đưa con người bước qua khó khăn và đến đỉnh vinh quang.
Dù vậy, niềm tin cần thực tế với khả năng bản thân, vì có khi chúng ta cũng thất bại bởi niềm tin mù quáng của mình. Bản thân mỗi người cần có niềm tin, bắt đầu từ việc xây dựng ước mơ, tin tưởng bản thân mình sẽ làm được. Có những điều chúng ta hằng khát khao, có trở ngại bản thân không muốn đối đầu, hãy nhớ đến điều kỳ diệu mang tên sức mạnh niềm tin, đó là đôi cánh thượng đế ban tặng cho người xứng đáng, nâng chúng ta bay đến chân trời của những ước mơ, bỏ lại phía sau mọi khó khăn.
Bạn tham khảo nha
Nghị luận: Sức mạnh của lời nói - Dương Lê