K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chủ yếu sau:

- Phép lặp từ ngữ: là việc lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép liên tưởng.

- Phép trái nghĩa.

2) Xác định và gọi tên các phép liên kết có trong các câu sau:a) (Đoạn văn câu a bài 1)b) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.                                (Nguyễn Đình Thi,...
Đọc tiếp

2) Xác định và gọi tên các phép liên kết có trong các câu sau:

a) (Đoạn văn câu a bài 1)

b) Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.

                                (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

c) Tôi là còn gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một con gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”.

                                (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

d) Những người hiền lành thường hay yếu đuối. Muốn các, phải là kẻ mạnh.

e) Một thước núi, một tấc sống của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Nếu họ không nghe, còn có thể sai nó sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước núi, mọt tấc đất của Thái tổ làm mồi cho giặc, thì tội phảu tru di!

           (Lời của Vua Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư)

f) Tối 11-6, khép lại ngày thi đấu cuối cùng của môn bơi, Nguyễn Thị Ánh Viên tiếp tục thi đấu xuất sắc khi giành HCV thứ 8 của “kình ngư” số 1 Việt Nam ở Seagame 28. Đây cũng là một chiếc HCV thứ 9 của thể thao Việt Nam trong ngày”.

                (Theo Đức Anh, Báo BR-VT thứ 6, 12/6/2015)

g) Quê hương của mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

1
22 tháng 3 2022

b) Phép liên kết:

- Phép nối: Nhưng

- Phép lặp: một ,anh

c) Phép nối : Còn

d) Phép nối : Muốn khác

e) phép nối : nếu , còn 

phép thế : một tấc sống của ta - mọt tấc đất của Thái tổ

f) phép lặp : HCV thứ   , thi đấu

phép nối :Đây cũng là

g) phép lặp : quê hương , chỉ mội , không 

phép nối : Như là , Nếu , sẽ 

ĐỀ 11: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1( 0,5đ) Đoạn văn trên trích từ...
Đọc tiếp

ĐỀ 11: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. (Ngữ văn 9, tập 2) Câu 1( 0,5đ) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Câu 2 ( 0,5đ) Phương thức biểu đạt chính đc sử trong đoạn văn trên. Câu 3 ( 1đ) Nêu nội dung của đoạn văn. Câu 4 ( 1đ) Chỉ ra 2 phép liên kết đc sử dụng trong đoạn văn. Câu 5 (1đ) Em hiểu ý nghĩa “lời nhắn nhủ” trong đoạn văn trên như thế nào? Từ ý hiểu đó, em hãy chỉ ra “lời nhắn nhủ “ trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ mà Thanh Hải muốn gửi tới chúng ta.

0
10 tháng 10 2019

- Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại

- Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ

- Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống

- Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.

20 tháng 2 2022

Tham khảo

 

Mở bài

          – Trong “Tiếng nói của văn nghệ” Nguyễn Đình Thi viết “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nới một điều gì mới mẻ anh gửi vào tác phẩm một lá thư; một lời nhắn nhủ, anh muốn dem một phần của mình góp phần vào đời sống chung quanh”.

– Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ( 1980) của Thanh Hải được ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là khi nhà thơ đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Bài thơ đã thực sự mang đến những điều mới mẻ, là lời nhắn nhủ mà nhà thơ muốn đem góp vào đời sống.

II. Thân bài:

Giải thích nhận định

– Văn học nghệ thuật luôn lấy con người và đời sống làm đối tượng phản ánh. Không có một tác phẩm nghệ thuật nào mà không được xây dựng nên từ chất liệu hiện thực cuộc sống. Vì thế “ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại”, nghĩa là hiện thực cuộc sống là chất liệu, là nguồn cảm hứng để người nghệ sĩ sáng tác nghệ thuật.

– “Nhưng người nghệ sĩnh không ghi lại cái đã có rồi”, nghĩa là nghệ sĩ không sao chép y nguyên thực tại mà luôn muốn nói những điều mới mẻ. Đó là những khám phá, phát hiện rất mới mẻ, rất riêng của người nghệ sĩ về con người và cuộc sống . “ Điều mới mẻ” trong một tác phẩm có khả năng chiếu tỏa lên cuộc dời ta, soi vào tâm hồn ta, làm cho ta thay đổi hẳn cách nghĩ, cách nhìn, cách sống theo chiều hướng tích cực hơn.

– Người nghệ sĩ còn “ gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”. Lá thư, lời nhắn nhủ là sự sống, là tưởng, tình cảm mà người nghệ sĩ muốn truyền cho người đọc. Mỗi tác phẩm văn nghệ ngoài phản ánh thực tại cuộc sống còn có chức năng giáo dục và cải tạo xã hội.

2.   Chứng minh, làm sáng tỏ “ điều mới mẻ”, “ lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem “ góp vào đời sống”.

a. Mùa xuân nho nhỏ là một tác phẩm nghệ thuật xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: Đó là mùa xuân của thiên nhiên, đất trời: sắc màu tươi thắm, âm thanh tươi vui rộn rã. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải đẹp, thơ mộng, khoáng đạt, hài hòa đường nét, màu sắc, âm thanh đậm đà sắc màu xứ Huế.

Trong thi phẩm, nhà thơ không sao chép, ghi lại những điều đã có mà còn ghi vào đó “ những điều mới mẻ”. Mùa xuân vốn là đề tài quen thuộc của thi ca xưa nay nhưng Thanh Hải lại có cảm nhận và cách thể hiện riêng.

– Mới mẻ về nội dung: mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, từ vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên rồi mở rộng ra với mùa xuân của đất nước, của cách mang và lắng lại vào suy tư làm bừng lên khát khao cống hiến cháy lòng của thi sĩ. Nhà thơ quan niệm cuộc đời mình, cuộc đời mỗi người là một mùa xuân nho nhỏ, nhiều Mùa xuân nho nhỏ góp lại sẽ làm nên mùa xuân vĩnh hằng của non sông. Trước sắc xuân phơi phới của đất trời, của dân tộc, Thanh Hải mong được dâng hiến thật nhiều cho cuộc đời chung, cho quê hương, đất nước bất chấp thời gian, tuổi tác. Từ những điều mới mẻ ấy, nhà thơ đã nhắn nhủ tới mỗi con người hãy biết đem tài năng, tâm huyết, sức lực của mình để cống hiến làm đẹp cho cuộc đời chung.

– Mới mẻ về nghệ thuật : ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, giàu ý nghĩa biểu tượng; chất họa gợi cảm, chất nhạc vấn vương; giọng điệu biến đổi linh hoạt, khi ngọt ngào, tha thiết, say sưa, khi hối hả, khi lại trầm lắng suy tư. Bài thơ đã được nhạc sĩ Trần Hoàn phổ nhạc góp thêm vào vườn ca mùa xuân một nốt nhạc trầm và xúc động, sao xuyến lòng người.

b. “ Lời nhắn nhủ” mà nhà thơ muốn đem “ góp vào đời sống”.

– Bài thơ ra đời khi  Thanh Hải sắp vĩnh biệt cuộc đời nhưng cả bài thơ vẫn ngập tràn sức xuân và khát vọng, sống mãnh liệt. Điều đó đã gieo vào lòng người đọc những rung động sâu xa, truyền cho người đọc niềm lạc quan, yêu đời ngay cả khi mặt trời sắp  lặn.

– Bài thơ không chỉ được coi là lời tổng kết cuộc đời nhà thơ mà còn là lời trăng trối ông gửi lại cho đời. Cuộc sống mỗi người chỉ có ý nghĩa khi cống hiến và hi sinh, khi biết gắn cuộc đời mình vào cuộc sống chung. Một người hãy góp một nốt trầm, “Mùa xuân nho nhỏ” vào bản hoa ca bất tận của cuộc đời.

III. Kết bài

– Sự sáng tạo của Thanh Hải trong bài thơ  Mùa xuân nho nhỏ góp phần làm nên thành công của bài thơ. Bài thơ không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn là một lẽ sống đẹp Thanh Hải gửi nhắn lại cho cuộc sống hôm qua, hôm nay và mãi về sau.

– Bài thơ có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc, khơi gợi trong ta những khát khao được sống và cống hiến thật nhiều cho cuộc đời chung.

Câu 1: (1) và(2) là phép nối ;(2) và (3) là phép thế.

câu 2: "cái đã có " ở đây là hiện thực đời sống , là nguồn chất liệu được người nghệ sĩ sử dụng để sáng tạo nên tác phẩm . Ghi lại ngững cái đã có rồi là phản ánh chân thực đời sống ấy

24 tháng 8 2017

Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ sĩ. Đây là một yếu tố của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ

4 tháng 10 2019

Mối quan hệ chặt chẽ giữa các câu trong đoạn văn

- Sự lặp lại từ ngữ

- Sử dụng từ ngữ cùng trường liên tưởng: tác phẩm, nghệ sĩ, ghi lại- muốn nói, gửi vào, góp vào

- Thay thế những vật liệu mượn ở thực tại bằng cái đã có rồi, nghệ sĩ bằng anh

- Dùng quan hệ từ nhưng