viết đoạn văn làm rõ câu chủ đề vũ nương là 1 ng có tấm lòng nhân hậu trọng danh dự mang vẻ đepj của người phụ nữ VN
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vũ Nương là một người phụ nữ trọng danh dự và nhân phẩm cao. Từ trái tim của mình, cô đã sống với tình yêu và lòng vị tha. Dù trong hoàn cảnh khó khăn và đau đớn, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép và ăn ở đúng mực, một dấu chỉ cho sự cởi mở và lòng nhân ái của cô.
Khi đất nước đang chịu cảnh chiến tranh, chồng của Vũ Nương, Trương Sinh, đã đi lính để bảo vệ quê hương. Trong khi đó, Vũ Nương ở nhà chăm sóc con cái và mẹ già, không những làm mẹ tận tâm mà còn lo lắng và chăm sóc tận tình cho mẹ chồng đang ốm.
Sự mất mát của mẹ chồng đã khiến Vũ Nương đau lòng, nhưng cô vẫn hiếu kỳ và chăm sóc mẹ chồng như chính cha mẹ ruột. Cô đã tỏ ra là một con dâu chu đáo và thể hiện lòng biết ơn với mẹ chồng.
Tuy nhiên, một bi kịch không mong muốn đã xảy ra khi Vũ Nương phát hiện rằng chồng mình nghi ngờ có người khác vào nhà đêm đêm. Sau khi đối diện với sự phản bội và lời mắng chửi tàn độc từ Trương Sinh, cô đã bị ruồng bỏ và đuổi ra khỏi nhà mặc dù đã cố gắng thanh minh.
Trong cảnh uất ức, Vũ Nương đã quyết định tự tử ở bến Hoàng Giang, nhưng may mắn thay, cô được cứu sống và đưa về sống trong động rùa bởi Linh Phi, vợ vua Nam Hải.
Dưới sự giúp đỡ của Linh Phi và Phan Lang, người cùng làng, Vũ Nương sống trong động rùa và luôn hướng về gia đình của mình. Cô đã tập trung vào việc giải oan cho chính mình và cuối cùng đã quay trở về với một sự trở lại lộng lẫy không thể tưởng tượng được, trước khi biến mất mãi mãi.
Trong hết cuộc đời, Vũ Nương đã trở thành một biểu tượng cho sự tôn trọng danh dự và nhân phẩm. Câu chuyện của cô là một bài học về lòng vị tha, tình yêu và sức mạnh của một phụ nữ kiên cường và đáng kính.
“Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Đình Chú cho rằng tác phẩm “cho thấy cái mong manh vô cùng mong manh của hạnh phúc đàn bà muôn nơi muôn thuở…để lại cho văn học dân tộc một thiên tình sử bi thảm làm nhức nhói trái tim người đọc bao đời nay”. Quả thực, tác phẩm là tiếng nói đại diện cho nỗi thống khổ của những người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Điều này được thể hiện rất rõ qua nhân vật Vũ Nương.
“Chuyện người con gái Nam Xương” là một trong hai mươi truyện trích trong “Truyền kì mạn lục”. Câu chuyện có nguyên gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương”. Mở đầu tác phẩm, tác giả đặt nhân vật Vũ Nương vào những hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ phẩm chất nhân vật. Nguyễn Dữ đã giới thiệu “Vũ Thị Thiết người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ bằng một câu văn ngắn, Nguyễn Dữ đã khái quát một cách đầy đủ vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương, ở nàng hội tụ đầy đủ cả công - dung - ngôn - hạnh. Chàng Trương cũng bởi mến cái dung hạnh ấy, nên mới xin với mẹ trăm lạng vào cưới về.
Có những câu chuyện chỉ tồn tại trong tưởng tượng của người thi sĩ, nhưng cũng có những câu chuyện lại được lấy cảm hứng từ cuộc sống thực. Và vào thế kỉ 16, thiên truyện "Truyền kì mạn lục" của nhà văn Nguyễn Dữ được ra đời nói về số phận khắc khổ của người phụ nữ thời phong kiến. Một trong truyện ấy là "Chuyện người con gái Nam Xương". Người con gái ấy mang tên Vũ Nương, tài sắc vẹn toàn: "tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp". Khi ấy, trong làng có Trương Sinh - một chàng trai vô học lại có tính đa nghi mến dung hạnh của nàng xin mẹ trăm lạng vàng cưới về. Biết thế, nàng vẫn luôn đoan trang giữ phép không ngày nào để vợ chồng bất hòa. Làm một người vợ thương chồng, thảo với mẹ; 4 chữ "công", "dung", "ngôn", "hạnh" nàng đều có không sót gì. Khi chồng buộc phải đi lính đầu 3 năm, nàng rằng chẳng dám mong đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm và lo lắng cho chồng hết mực bằng cả tấm lòng chân thành thủy chung của mình: "tiện thiếp băn khoăn ... nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trong liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú!...". Lúc này, nàng đương có mang sinh ra bé Đản vì sợ con nhớ cha nên mới lấy cái bóng mình lúc tối bảo rằng đó là cha con đấy. Khi Trương Sinh về, tin lời bé Đản bảo rằng có người cha khác hay lại nhà vào mỗi tội mà nghi ngờ chính người vợ chung chăn gối của mình. Chàng không kể với Nương, nổi giận đa nghi che mờ mắt đuổi nàng đi, mắng nhiếc. Khi này, nàng phải bất đắc dĩ mà nói "Thiếp ...Vọng Phu kia nữa" rồi nàng tắm gội sạch sẽ mà ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời than trách mình là kẻ bạc mệnh hẩm hiu .... phỉ nhổ. Rồi gieo mình xuống sông. Nàng gieo mình đi để giải thoát cho một số phận khốc liệt của nàng, khi mà một người phụ nữ bị trói buộc bởi "phong kiến" nàng phải lấy cái chết của chính mình đã minh oan cho bản thân. Từ đây, ta thấy rằng Vũ Nương là người phụ nữ trọng danh dự, tình nghĩa vô cùng!.
✿Tuệ Lâm
Em tham khảo:
Vũ nương là người vợ thủy chung. Và nổi bật trong văn bản ta thấy Vũ Nương là một người vợ hết mực yêu thương chồng. Khi Trương sinh đi lính, nàng chẳng mong chàng áo gấm trở về mà chỉ muốn chồng được bình yên nơi chiến trường. Nàng lo lắng cho Trương sinh ở nơi biên ải chịu khó khăn vất vả không có người nương tựa. Khi bị Trương Sinh nghi oan nàng cũng chỉ hết mực giải thích để níu giữ hạnh phúc gia đình. Đến khi chết đi rồi, Vũ Nương cũng chẳng một lời trách móc, oán than Trương Sinh mà còn muốn về gặp chàng lần cuối. Phải chăng trăm năm mới có một người như nàng? Qua tác phẩm này, Nguyễn Du đã vẽ ra trước mắt chúng ta là một người phụ nữ tài đức vẹn toàn.
Câu hỏi tu từ: In đậm nghiêng
vũ nương là người con gái quê ở nam xương, đẹp người đẹp nết. nàng kết duyên với TS là người cùng làng. khi TS đi lính VN ỏ nhà hết mực chăm sóc mẹ già con thơ , khi mẹ ck mất nang lo ma chay hết sức chu đáo. ck đi đã lâu ko thấy trỏ về, thương con nàng phải nói dối nó để con không phải chịu cảnh thiếu vắng bóng cha.VN ngày ngày ngóng ck trở về chỉ mong ck được binh an chứ không muốn vinh hoa phú quý. như vạy ta thấy vu nuong là một người con dâu đảm đang hiếu thảo, người vk thủy chung, son sat, người mẹ hiên hậu yêu thương con hết mực và là người rất coi trọng phẩm chất đạo đức
mik chỉ viết được vậy thôi, có chỗ nào chưa hay cả nhà sửa hộ nhé
Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.
Vũ Nương là một người phụ nữ thủy chung, sắc son, trọng tình nghĩa vợ chồng. Nàng tên thật là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, cô nổi tiếng với tính nết thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp. Khi về nhà chồng, Vũ Nương luôn thể hiện mình là một người vợ hiền, một nàng dâu thảo khi đối đãi với gia đình chồng vô cùng tử tế. Biết Trương Sinh có tính hay ghen, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không bao giờ để mối quan hệ giữa vợ chồng phải thất hòa. Khi Trương Sinh đi lính, nàng rót cho chàng chén rượu rồi dặn chàng rằng: "Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi". Suốt quãng thời gian chồng ở nơi tiền tuyến xa xôi, Vũ Nương luôn là chỗ dựa cho mẹ và bé Đản. Nàng chăm sóc cho mẹ chồng vô cùng tử tế, động viên mẹ khỏi nỗi nhớ nguôi ngoai. Nhưng mẹ chồng nàng chẳng còn sống được bao lâu, trước khi mất, bà dặn dò Vũ Nương nhẹ nhàng, coi cô như là con ruột của mình. Sau khi mất, Vũ Nương đảm đang, lo ma chay, chôn cất cho mẹ. Đây là những hành động gián tiếp thể hiện cho tấm lòng thủy chung của nàng, dù không bộc lộ tình cảm trực tiếp với Trương Sinh, song những hành động đối với mẹ chồng đã nói lên tấm lòng nhân hậu, chung thủy của Vũ Nương. Trương Sinh trở về, vì tức giận và tưởng nhầm nên đã nghi oan Vũ Nương, khiến nàng đành ra bến Hoàng Giang mà tự vẫn. Vũ Nương tuy tự vẫn nhưng khi ở dưới thủy cung, nàng không thể quên được Trương Sinh và bé Đản. Cô đã xin Linh Phi xin được lên để gặp Trương Sinh lần cuối. Tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt cũng được thể hiện ở chi tiết đó, lần hẹn mặt cuối cùng. Với nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kết hợp với những chi tiết kì ảo, Nguyễn Dữ đã làm nổi bật lên nét đặc trưng của thể loại truyện truyền kì cũng như vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương. Tóm lại, qua văn bản "Chuyện người con gái Nam Xương", ta thấy được vẻ đẹp thủy chung, son sắt của nhân vật Vũ Nương, nàng quả là một người phụ nữ hoàn hảo, đại diện cho những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn của nước ta trong xã hội xưa.
Chú thích:
_____in nghiêng: Câu ghép
_____in đậm: câu chứa lời dẫn trực tiếp (lời dẫn trực tiếp: Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi)
Vũ Nương là con nhà đoan trang,tính vốn thùy mị,nết na,tư dung tốt đẹp.Khi được gả cho Trương Sinh con nhà quyền quý,nàng biết rõ thân phận của mình nên sống rất trung thủy,lễ nghĩa để không ngày nào xảy ra tranh chấp với chồng.Trương Sinh đi lính,mẹ già nhớ con sinh bệnh mà chết nàng lại lo ma chay rất chu đáo như chính cha mẹ của mình.Nhưng sóng gió đã ập đến với nàng khi con thơ nói với cha vừa đi lính mới về rằng cứ mỗi đêm lại có người đàn ông đến nhà.Bị chồng ghen tuông,ruồng bỏ cho là không biết đạo làm vợ khiến Vũ Nương đau khổ vô cùng.Nhục lòng Vũ Nương ra gieo mình xuống sông Hoàng Giang mà chết.Sau này nhận ra lỗi lầm Trương Sinh ân hận khôn xiết và làm theo những gì Phan Lang kể để được nhìn mặt vợ.Vũ Nương ngồi trên kiệu hoa,nàng tha lỗi và đa tạ Trương Sinh rồi về chốn thủy cung theo lời đã hứa với Linh Phi rằng sẽ ở đó suốt đời.Từ sự việc mượn sông Hoàng Giang để rửa nhục,chứng minh lòng trong sạch và tha thứ cho người chồng đa nghi,ghen tuông vô cớ cùng các sự việc phụ cho thấy Vũ Nương là 1 người phụ nữa coi trọng danh dự và giàu lòng vị tha.
Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người, đẹp nết.Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”.Cô là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.Vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng.Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.