Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích... Từ những câu thơ trên gợi cho em hiện tượng đến câu chuyện gì và hãy kể lại câu chuyện đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn là dòng hồi ức của tác giả về tuổi thơ êm đẹp của mình. Ngay khi còn là một đứa trẻ, tình yêu thương thấm đượm trong từng trang sách nuôi dưỡng tâm hồn cậu bé. Ngay cả công việc như chăn trâu, nhân vật "tôi" cũng cảm thấy vô cùng tận hưởng khi mơ màng ngồi nghe tiếng chim hót. Tuổi thơ của nhân vật tôi còn là những ngày trốn học đi chơi, bị mẹ tóm được chưa đánh roi nào đã khóc. Đặc biệt có sự xuất hiện của cô bé hàng xóm khiến nhân vật tôi cảm thấy "thương quá đi thôi". Đoạn thơ là một thước phim tái hiện kí ức tuổi thơ trọn vẹn nhất của đời người, tại đó có những kỉ niệm thật đẹp xoa dịu tâm hồn những ngày tất bật, vội vã.
Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ "Ai bảo chăn trâu là khổ?"
- Tác dụng:
+ Tạo một cách biểu đạt dí dỏm cho đoạn thơ gây ấn tượng cho người đọc
+ Câu hỏi ấy như xoáy sâu vào nỗi hoài niệm của tác giả về một tuổi thơ tươi đẹp đã qua
tham khảo
Quê hương, chỉ hai từ thôi nhưng vô cùng thân thương đến lạ. Quê hương, nơi mình sinh ra, nơi mình lớn lên, nơi lưu giữ những kỉ niệm tuổi thơ. Khi nhắc đến quê hương ai cũng cảm thấy tự hào, đó là một thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao cả.
Và với bài thơ Quê hương của nhà thơ Giang Nam cũng thế. Quê hương, dòng chảy bất tận của ký ức, quê hương là nơi ta tìm về sau những phong ba của cuộc đời.
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được…
Chưa đánh roi nào đã khóc
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi.
Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ về tuổi thơ, là niềm thương nhớ và yêu quê hương từ thuở “cắp sách tới trường” từ thuở “chăn trâu cắt cỏ”. Không gian thơ mở ra với bàng bạc nỗi nhớ về thuở ấu thơ, với những trò nghịch ngợm của trẻ thơ đó là “trốn học”, “đuổi bướm…Những vần thơ mộc mạc, giản dị càng đọc càng thấm thía về một quê hương tuổi thơ trong kỉ niệm.
Dòng thời gian trôi mãi, tuổi thơ rồi lớn lên, đất nước kêu gọi, cậu bé ngày ấy nay đã trưởng thành, lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc
người ta ko hiểu mới lên tra google. Lên tra thì lại hỏi ngược lại.Vậy tra làm gì cho tốn sức.
Câu 1:
Câu nghi vấn: “Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tác dụng: Dùng để hỏi
Câu 2:
Đoạn thơ nói về kỉ niệm thời thơ ấu tươi đẹp trên quê hương của tác giả
Câu 3:
Liên tưởng đến bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
C. Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông