K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề logic nhất năm 2019.KHVH

17 tháng 11 2019

Mẹ và cô giáo đều là những người phụ nữ ở bên ta dìu dắt ta bước vào đời. Ở bên mẹ ta cảm nhận được sự ấm áp, chở che, mẹ là chỗ dựa, là bờ bến êm đềm để ta dựa vào những lúc mệt mỏi, là nơi ta có thể quay về mỗi khi ta mệt mỏi, vấp ngã. Nhưng không chi dành cho con cái tình yêu thương vô bờ bến, mẹ cũng là người bên cạnh ta, dạy ta từng bước đi chập chững, dìu dắt ta bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Mẹ không chỉ bên ta chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ mà mẹ con la một người thầy, dạy ta biết bao điều mới mẻ khi ta dần lớn khôn xa rời vòng tay mẹ, mẹ dạy ta cách ứng xử,sống sao cho đúng đạo lý làm người...Đấy, mẹ luôn bên chúng ta để chăm chút bảo vệ ta, nhưng mẹ cũng như 1 người thầy dày dặn kinh nghiệm sống và đem những kinh nghiệm mình đã có truyền lai cho con, những người mà họ có thể sẵn sàng hi sinh tất cả. Khác với mẹ, cô không sinh ra ta nhưng lại rất gần vs ta. nhờ cô dạy dỗ, bảo ban mà ta có được kiến thức để có đủ tự tin bước vào đời, mở mang vốn hiểu biết của mình. Nhưng đã có rất nhiêu cô giáo tâm huyết với học trò, thực tâm họ muốn những cô, cậu học trò của mình đều trở thành những người con có ích cho xã hội, họ đem hết lòng truyền đạt, yêu thương và bảo ban lũ học trò của mình để mong chúng thành tài. Cô luôn bên cạnh, chia sẻ những tâm tư tuổi học trò, quan tâm và lắng nghe để giúp học trò của mình có thể yên tâm học hành. Đấy, lúc ở nhà, ta được mẹ chăm chút,được me nâng niu, đến lớp ta được cô giáo quan tâm đến đời sống tinh thần chẳng phải ta đã có hai bà mẹ sao? Đến lớp ta được cô truyền đạt cho kiến thức nhưng về nhà ta lại được mẹ dìu dắt chỉ bảo cho mọi điều, đúng là chúng ta đã có hai cô giáo luôn ở bên sao?...
 

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau của bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương :                                     "Áo mẹ bạc phơ bạc phếch                                     Vải nâu bục mối chỉ sờn                                     Thương mẹ một đời cay đắng                                     Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.                                      Thời gian chạy qua tóc mẹ                       ...
Đọc tiếp

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ sau của bài thơ "Trong lời mẹ hát" của Trương Nam Hương : 

                                    "Áo mẹ bạc phơ bạc phếch

                                     Vải nâu bục mối chỉ sờn

                                     Thương mẹ một đời cay đắng

                                     Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.

 

                                     Thời gian chạy qua tóc mẹ

                                     Một màu trăng đến nôn nao

                                     Lưng mẹ cứ còng dần xuống

                                    Cho con ngày một thêm cao.

 

                                     Mẹ ơi trong lời mẹ hát

                                     Có cả cuộc đời hiện ra

                                     Lời ru chắp con đôi cánh

                                     Lớn rồi con sẽ bay xa.

 

0
D
datcoder
CTVVIP
24 tháng 11 2023

1. Em thấy bài hát rất ý nghĩa, khiến em càng thêm yêu và kính trọng những người thầy cô giáo đã, đang và sẽ dạy mình.

2. Bài hát khuyên chúng ta nên kính trọng và biết ơn thầy giáo, cô giáo vì họ là người miệt mài bên ánh đèn để dạy dỗ em từng ngày và “cho em mùa xuân”.

22 tháng 9 2021

Em tham khảo nhé:

Ở trường, em được học nhiều môn học khác nhau. Môn nào cũng hay và có nét thú vị riêng. Nhưng em thích nhất vẫn là môn tiếng anh. Không chỉ bởi đó là một môn học tuyệt vời, mà quan trọng hơn, bơi người giáo viên dạy môn học này là một cô giáo rất tài năng và nhiệt huyết. Đó chính là cô Tú Mai.

Cô Tú Mai là một giáo viên trẻ, năm nay cô mới khoảng 26 tuổi. Thế nhưng trông cô vẫn rất chín chắn, chẳng thua kém cô giáo lâu năm nào cả. Bình thường, cô mặc những bộ trang phục rất nghiêm túc theo kiểu công sở, và để mái tóc đen dài đến giữa lưng. Trông thật xinh đẹp. Khuôn mặt cô hơi tròn, với nước da trắng ngần. Đôi mắt cô đen láy, trong như nước hồ mùa thu. Mỗi khi cô nhìn chăm chú vào ai, bạn học trò ấy sẽ ngay lập túc trở nên ngoan ngoãn và trung thực.

Điều khiến em thực sự yêu mến và kính trọng cô Mai, chính là sự nhiệt tình trong giảng dạy của cô. Suốt cả năm học, chẳng bao giờ cô đến trễ hay cho nghỉ sớm. Chuông bắt đầu vào tiết, là cô xuất hiện. Theo một thông lệ quen thuộc, cứ vào mười phút đầu tiết, cô sẽ kiểm tra bài tập đã giao ở tiết trước, bằng việc gọi bất kì hai bạn lên bảng trả bài. Nếu hôm nào có câu khó, cả lớp đều thắc mắc,c ô sẽ hướng dẫn chi tiết và cẩn thận. Trong tiết học, cô giảng bài rất kĩ và chi tiết, bất kì phần nào cô cũng nói tỉ mỉ từng chút một. Nếu phần nào, có bạn nào chưa hiểu, cô sẽ giảng lại ngay, đến khi tất cả đều hiểu mới thôi. Khi dạy học, đôi mắt cô ánh lên tia sáng của trí thức, của tình yêu thương. Ánh mắt ấy truyền cho chúng em niềm tin và đam mê học tập. Tiết học nào, cô cũng cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Cô luôn cố gắng dành thời gian để chúng em được nói. Khi có bạn nào phát âm sai hoặc nhầm ngữ pháp là cô sửa ngay, dù chỉ là lỗi nhỏ cũng vậy. Vì cô bảo, nếu lỗi nhỏ mà không sửa thì lỗi lớn cũng không thể sửa được. Dù chúng em là những đứa nhỏ, nói bập bẹ được ít từ, thường sai những lỗi ngớ ngẩn, nhưng cô chẳng bao giờ cáu gắt hay mất kiên nhẫn. Khi chúng em nói, chúng em viết, cô chăm chú nhìn và lắng nghe. Những lúc ấy, trông cô thật nghiêm túc.

Những tiết học tiếng anh hăng say và hết mình cùng cô Tú Mai ấy đã giúp cho em rất nhiều điều. Về tính cẩn thận, về sự chăm chỉ và cố gắng hết mình. Từ khi được học với cô, em tiến bộ rõ rệt. Thật hạnh phúc khi em được là học trò của cô.

5 tháng 10 2023

1.

Hình ảnh quả bầu, quả bí trong bài hát gợi cho em nghĩ đến những người yêu thương đùm bọc nhau.

2.

Em hiểu từ "giàn" trong bài hát có nghĩa vừa là giàn để bầu bí leo lên và phát triển vừa là chỉ chung giống nòi, có mối quan hệ với nhau của con người. 

3. 

Bài hát khuyên ta điều nên biết yêu thương chăm sóc nhau, dù không cùng máu mủ nhưng đều là người Việt Nam. 

18 tháng 7 2019

Cách 1:

Bài thơ giúp ta hiểu rõ tấm lòng hi sinh cao quý của những bà mẹ dân tộc Tà Ôi.

- Người mẹ rất vất vả trong công việc, trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh. Thế nhưng tấm lòng của mẹ chan chứa, dung hoà hai tình cảm thiêng liêng cao đẹp. Mẹ thương con gắn liền với tình thương bộ đội, dân làng, đất nước. Những ước mơ của mẹ thể hiện trong việc mẹ làm. Mẹ làm việc hết sức mình cho con, cho đất nước. Những ước mơ ấy được nâng cao dần trong từng lời ru. Những tình cảm và ước mơ ấy được gửi gắm trong khúc ca giàu nhạc điệu dân tộc – đó là khúc hát ru với những hình ảnh độc đáo, sự so sánh, đối sánh trong mỗi câu thơ và bình diện toàn bài. Tất cả đã làm người đọc xúc động trước hình ảnh của người mẹ : đáng kính trọng, đáng tự hào và đáng ca ngợi.

Cách 2:

Hình ảnh người mẹ bao giờ cũng gợi nhiều cảm xúc cho nhà thơ. Chúng ta gặp bà má Hậu Giang trong thơ Tố Hữu, bà mẹ “nắng cháy lưng, địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô” cũng của Tố Hữu. Rồi người mẹ đào hầm từ khi “tóc còn xanh đến khi phơ phơ đầu bạc” của Dương Hương Ly, người mẹ “không có yếm đào, nón mê thay nón quai thao đội đầu” của Nguyễn Duy. Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp hình ảnh người mẹ dân tộc Tà ôi địu con tham gia kháng chiến chống Mĩ. Người mẹ làm những việc vất vả: giã gạo, phát rẫy tỉa bắp, chuyển lán, đạp rừng. Mẹ thương con, tình thương ấy hoà quyện trong tình thương bộ đội, thương dân làng, thương đất nước. Chính tình thương ấy làm cho mẹ có sức mạnh bền bỉ, dẻo dai, nuôi những đứa con kháng chiến. Người mẹ Tà ôi vô danh là tiêu biểu cho người mẹ VN anh hùng trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước.