viết đoạn văn thuyết minh về tác dụng của đồ vật trong gia đình em có sử dụng biện pháp nghệ thuật
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:
Hôm nay là ngày hội những đồ dùng học tập, các họ hàng nhà bút, nhà sách,... đua nhau đến tham dự lễ hội với hy vọng sẽ đạt được danh hiệu quán quân, giành giải nhất về độ thông dụng và gần gũi với đời sống con người.
Từ sáng sớm, Bút Bi đã chuẩn bị sẵn sàng, chỉnh chu bài diễn thuyết giới thiệu của mình và đến hội sớm nhất. Ngồi bên dưới vị trí chờ, nghe anh Cặp, chị Sách phát biểu mà Bút Bi ngồi không yên. Đến lượt mình, cậu bé nhỏ tự tin dướn cao mình, dõng dạc giới thiệu
- Chào toàn thể quý vị và các bạn, mình là Bút Bi, đại diện tiêu biểu của họ nhà bút. Sau đây là bài tự giới thiệu, thuyết minh về bản thân của mình.
Bút Bi là một đồ vật rất gần gũi, thân thuộc, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, đặc biệt là với các bạn học sinh. Cho đến nay, chưa ai biết chính xác thời gian chiếc bút bi đầu tiên ra đời. Tiền thân của những chiếc bút này là những chiếc bút lông để vẽ và viết nhưng khá bất tiện vì phải mài mực, chấm mực thường xuyên khi viết. Mãi về sau, một nhà báo người Hungari làm việc tại Anh tên là Lasrlo Biro mới tìm ra cách sáng chế ra chiếc bút bi để thuận lợi cho việc làm báo, viết văn của ông. Nhờ sáng chế này, ông đã nhận bằng sáng chế ở Anh ngày 15-6-1938. Cùng với sự phát triển vủa xã hội, bút bi du nhập vào Việt Nam những năm giữa thế kỉ XX.
Bút bi có rất nhiều loại, phong phú, đa dạng nhưbg phổ biến nhất vẫn là loại có nắp đậy và loại không có nắp đậy. Dù được cấu tạo thế nào thì chiếc bút bi vẫn có hai bộ phận chính là vỏ bút và ruột bút. Vỏ bút được làm bằng kim loại dẻo hoặc nhựa, kiểu dáng và màu sắc đa dạng tùy theo thiết kế của hãng sản xuất. Vỏ bút coa độ dài chừng 14 cm, đường kính 0,7 đến 0,8 cm, thường có hình trụ, thu nhỏ về phần đầu bút. Vỏ bút có loại vỏ trơn, chỗ tay cầm có gắn mút cao su mềm hoặc có loại được tạo thành các cạnh như hình lục giác hay bát giác đều. Để phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà sản xuất không ngừng cho ra đời các loại hình dánh, mẫu mã khác nhau rất đẹp mắt như một phương án nâng cao tầm anhe hưởng cho thương hiệu của mình. Với chiếc bút có nắp đậy, cấu tạo có phần đơn giản, thường chỉ là một ống nhựa với những đặc trưng thường có của những chiếc vỏ bút có đi kèm với nắp đậy cùng bằng kim loại hay nhựa, được mài phù hợp với đầu bút, có thể nắp chặt, bảo vệ ngòi bút khi không sử dụng. Nắp bút thường có khuyên cài, dễ dàng kẹp vào túi áo hay bìa sách tránh bị rơi mất. Khi dùng, người dùng chỉ cần mở nắp là có thể viêta được, tuy nhiên phải thật cẩn thận tránh để mất nắp bút. Còn loại không có nắp, về cơ bản cấu tạo của nó cũng giống người họ hàng của mình nhưbg khác ở phần ngòi bút không phải đi liền với chiếc nắp mà gắn với một bộ phận là lẫy bút. Khi viết, bấm vào lẫy bút để đẩy ruột bút ra khỏi vỏ. Mỗi lần bấm vào lẫy bút sẽ tạo ra tiếng "tách" rất vui tai.
Bộ phận quan trọng của bút là ruột bút. Ruột bút thường là một ống nhựa tròn, độ dài và kicha thước nhỏ hơn rất nhiều so với vỏ bút, dài khoảng 10 đến 11 cm dùng để chứa mực nên còn gọi là ống mực. Thông thường, mực có màu trong suốt để người viêta dễ dàng nhận biết lượng mực còn lại để sử dụng. Gắn với ống mực là ngòi bút làm bằng kim loại không gỉ, môth đầu có lỗ tròn với một viên bi nhỏ xíu, kích thước to nhỏ khác nhau, thường có đường kính khoảng 0,38 đến 0,7 mm. Mỗi khi viết, viên bi ấy sẽ chuyển động, quay tròn theo quỹ đạo, đưa mực ra ngoài rất đều. Với loại bút không có nắp, để giữ cho ngòi bút chắc chắn và thuận lợi cho việc đẩy ruột buta ra vào còn có sự góp mặt của lò xo kim loại hình xoắn ống. Lò xo này kết hợp với lẫy bút tạo thành cơ chế hoạt động đẩy ngòi bút dài ra hay ngắn lại, dễ dàng bảo vệ ngòi bút. Bút bi cũng có nhiều loại mực, mực nước, mực dầu, mực nhũ, mực dạ quang, màu sắc này càng đẹo và bắt mắt. Có những chiếc bút có tới tận 7, 8 màu xanh, đỏ, vàng, tím,... rất tiện lợi, nhỏ gọn khi sử dụng.
Bút bi từ khi sáng chế tới nay ai cũng phải công nhận rất tiện dụng, bút viết nhanh, không tốn thời gian để bơm mực, mực viêta xong khô ngay, không bị dây ra tay hay quần áo. Bút bi là vật dụng cần thiết, là người bạn đồng hành với con ngưòi trong cuộc sống. Bút bi được dunhf vào nhiều kunhx vực khác nhau, nhiều ngành nghề khác nhau, gắn bó nhiều nhất với học sinh, sing viên trong học tập. Bên cạnh đó, những cây bút đẹp, quý cũng trở thành thứ đồ được săn đón và là món quà cho nhau nhân những ngày đặc biệt. Mỗi chiếc bút bi cũng có loại giá thành rẻ chỉ từ 2000 đến 30000 đồng nhưbg cũng có loại lên tới vài chục, vàu trăm ghậm chí vài triệu đồng.
Để sử sụng và bảo quản bút, khi mua bút phải chọn được loại bút phù hợp, nên viết thử số 8 khi thử bút là coa thể biết buta viết có đều và đẹp hay không. Sau khi sử dụng phải đậy năos hoặc ấn lẫy bút để bảo vệ ngòi bút, tránh cho ngòi buta không bị biến dạng hay khô mực, đồng thời tránh đánh rơi hay để vật nặng đè lên sẽ làm hỏng bút.
Mình xin hết và xin chân thành cảm ơn mọi người đã lắng nghe.
Bài diễn thuyết kết thúc, cả hội trường vỗ tay rầm rộ, Bút Bi nở nụ cưòi vui sướng. Cuôia cùng kết thúc buổu lễ hôm ấy, Bút Bi đã dành chiến thắng, trở thành đồ dùng học tập thân thuộc nhất, gắn bó nhất với cuộc sống con người.
Phép nhân hóa: Bút bi trở thành người kể chuyện
Miêu tả: Từng bộ phận của bút bi
Tham khảo:
Chiếc nón lá chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cổ truyền của dân tộc VN từ bao đời nay. Thật vậy, chiếc nón lá không chỉ cùng với tà áo dài làm nên trang phục truyền thống tôn vinh vẻ đẹp của phụ nữ VN mà còn khẳng định được giá trị văn hóa đặc trưng của nhân dân VN. Đối với người VN, chiếc nón chính là một phần không thể thiếu trong trang phục cũng như là niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
Việt Nam là đất nước có nền nông nghiệp lúa nước lâu đời. Vì thường xuyên lao động ở ruộng dưới thời tiết nắng nóng nên người dân đã sáng tạo một đồ vật có hình nón để đội lên đầu. Những chiếc nón ban đầu được làm từ các chất liệu đơn giản kiếm được ở đồng ruộng: rơm rạ, lá kết lại. Sau đó, chiếc nón của quân lính ngày xưa cũng có hình dạng tương tự với chiếc nón lá ngày nay nhưng kích thước nhỏ hơn. Dần dần, qua năm tháng, nhân dân sáng tạo ra chiếc nón kích thước như ngày nay để đội đầu khi đi ra đồng. Từ các chất liệu như lá rơm, chiếc nón lá của phiên bản ngày nay đã hoàn thiện bằng chất liệu lá được tẩy trắng, chống thấm nước và tránh nắng rất tốt. Tại Hà Nội, vẫn còn làng làm nón lá thu hút được vô cùng nhiều du khách
Chiếc nón lá VN được làm từ các lớp lá lợp với nhau, được liên kết bằng các nan nhỏ dọc theo nón và dán bằng chất liệu kết dính bền chắc. Ngày nay, làng làm nón vẫn còn và tiếp tục lưu giữ giá trị văn hóa tốt đẹp này. Người thợ làm nón thường phải cực kì chú trọng trong việc lựa chọn các lớp lá dừa, lá cọ đẹp, bền để đem tẩy trắng trước khi làm nón. Những mũi chỉ khâu trên mặt nón được bàn tay người thợ làm nên. Cuối cùng, họ thường phết một lớp dầu mỏng lên để nón được bền và đẹp.
Chiếc nón có nhiều công dụng, vừa che nắng, che mưa, vừa đựng đồ, vừa quạt, vô cùng nhẹ và tiện lợi. Quan trọng nhất, chiếc nón lá đi cùng với lịch sử, văn hóa của dân tộc VN theo năm tháng và trở thành biểu tượng của dân tộc VN. Đối với người VN, chiếc nón giống như một người bạn không thể thiếu trong đời sống thường ngày. Người phụ nữ VN mặc tà áo dài trắng, e ấp bên chiếc nón lá chính là nguồn cảm hứng bất tận cho các tác phẩm văn chương. Đồng thời, chiếc nón lá VN đã được các nhà thiết kế tài hoa thiết kế thành những bộ trang phục cầu kì mà vẫn không mất đi giá trị truyền thống của dân tộc. Đó là cách mà họ mang chiếc nón lá dân tộc ra thế giới thông qua các đấu trường sắc đẹp quốc tế. Nhờ đó, người nước ngoài khi đến VN sẽ hiểu thêm và yêu thêm một đồ vật có ý nghĩa quan trọng với VN.
Tóm lại, nón lá chính là vật dụng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống văn hóa, lịch sử của dân tộc VN. Chiếc nón đã đi cùng năm tháng cùng người dân VN và làm nên truyền thống, vẻ đẹp và hồn cốt dân tộc
Em tham khảo nhé:
Suốt quãng đời thời học sinh, những đồ dùng học tập như sách, vở, bút... luôn là những người bạn đồng hành không thể thiếu. Trong đó, cây bút bi là người bạn tuy nhỏ bé nhưng lại giúp ích cho chúng ta rất nhiều. Ngày xưa, con người thường sử dụng bút lông ngỗng, lông chim để viết nhưng sau đó thì bút máy ra đời. Tuy nhiên, việc sử dụng và bảo quản bút máy rất bất tiện nên một phóng viên người Hungary đã phát minh ra cây bút bi. Bút bi đang bày bán trên thị trường có rất nhiều loại khác nhau. Tuy thế nhưng đa số có cấu tạo chung giống nhau. Vỏ bút được làm bằng nhựa, hình dáng thon dài còn ruột bút thì gồm đầu bút bi và mực đựng đầy trong ống nhỏ. Đầu bấm cũng rất quan trọng, nó giúp ta dễ dàng bấm mở mỗi khi sử dụng. Bút bi là một dụng cụ quan trọng và cũng là người bạn thân thiết của chúng ta vì nhờ có bút mà có những bài văn, thơ hay, những bức tranh đẹp. Bút bi là một trong những đồ dùng có ích cho mỗi người học sinh nên ta phải giữ gìn thật kĩ, không nên vứt hay làm rơi vì bút dễ vỡ.
Chọn trò chơi đua thuyền nhé!
Mở đoạn:
- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.
+ Trò chơi đua thuyền có nguồn gốc từ rất lâu đời, có mặt trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, nơi các cuộc đua thuyền được tổ chức. Từ đó, trò chơi đua thuyền lan rộng sang các quốc gia khác trên thế giới và trở thành một hoạt động thể thao giải trí phổ biến.
Thân đoạn:
- Giải thích cách chơi trò chơi này.
- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?
+ cần ít nhất là 2 người chơi cùng trên một con thuyền hoặc đến 10 - 12 người. Chia thành 2 đội (hay nhiều đội) đua với nhau. (phương pháp thuyết minh dùng số liệu)
+ dùng thuyền nhỏ hoặc tàu nhựa, bè chèo hay máy chèo, và một vùng nước đủ rộng để diễn ra cuộc đua. (phương pháp thuyết minh liệt kê)
- Khung cảnh lúc trò chơi đua thuyền diễn ra như thế nào?. Con người khi đó ra sao?
+ Những chiếc thuyền cố gắng nhanh nhảu lướt trên mặt nước như chiến mã. (Nhân hóa)
+ Các đội đua sẽ xuất phát từ một điểm cố định và cố gắng đến đích nhanh nhất. Họ cần có sự khéo léo, sức mạnh và sự phối hợp đoàn kết tốt để điều khiển thuyền và vượt qua đội kia để về đích sớm nhất.
+ Khán giả: ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự xem rất hào hứng, ai ai cũng ăn mặc đẹp đẽ vô cùng.
+....
- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?
+ tạo ra một môi trường thú vị và kích thích cho người chơi, đồng thời thể hiện sự phối hợp và tinh thần đồng đội trong việc điều khiển thuyền.
+ hoạt động thể dục ngoài trời giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sự rèn luyện cơ bắp và sự kiên nhẫn. Ngoài ra, đua thuyền cũng có thể được tổ chức như một sự kiện thể thao hoặc gây quỹ từ thiện. (so sánh)
+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.
+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.
+ ........
- Em có thích trò chơi đua thuyền này không? Vì sao?
+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề.
(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ nha:")