Câu 1: Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo...
Đọc tiếp
Câu 1: Đọc đoạn văn trích và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Cùng một cơn mưa, người tiêu cực sẽ bực mình vì phải trùm áo mưa, người lạc quan thì nghĩ đến cây cối xanh tươi, không khí sẽ được trong lành. Và một khi chúng ta không thể thay đổi được hiện tượng xảy ra, tốt nhất là nhìn nó bằng ánh mắt tích cực… Nói một cách khác, nếu bạn được sống 100 năm, xem như là một bộ phim có 100 tập, thì hãy tạo ra ít nhất 2/3 tập có tiếng cười thay vì tập nào cũng rơi vào bi kịch chán chường, đau khổ, chia lìa, mất mát.
… Người tích cực và lạc quan sẽ có gương mặt sáng bừng, nụ cười thường trực trên môi, sống và cháy hết mình, học tập và làm việc hết mình dù ngày mai trời có sập.”
(Theo Tony Buổi sáng, NXB Trẻ, 2015)
1. Cho biết phương thức biểu đạt và đặt nhan đề cho văn bản trên.
2. Theo tác giả “người tích cực, lạc quan” sẽ có những biểu hiện như thế nào?
3. Từ “cháy” trong câu cuối cùng của ngữ liệu trên cần hiểu như thế nào? Từ “cháy” đó được chuyển nghĩa theo phương thức nào?
4. Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với em? Hãy viết đoạn văn ngắn để lan tỏa thông điệp đó đến các bạn học sinh.
Câu 2 : Trình bày suy nghĩ của em về nhận định sau
“Cái hệ luỵ nguy hiểm hơn, các bạn tạo ra một thế hệ F1 không biết niềm vui của lao động, của việc lau sạch một căn nhà để bố mẹ vui vẻ khi đi làm về. Không biết trân trọng giá trị của lao động chân tay khi không bao giờ phải làm việc chân tay. Một thế hệ ích kỷ chỉ biết nhận mà không biết cho. Một thế hệ sẽ rất khó hoà nhập vào thế giới bên ngoài Việt nam khi chẳng có ai làm cho chúng nữa”.
Câu 1:
a) Thể thơ: tự do
PTBĐ chính là biểu cảm
b) Nội dung chính: Đoạn thơ thể hiện niềm mong chờ mòn mỏi và khát khao cháy bỏng về mưa của các chiến sĩ nơi đảo xa, qua đó nói lên được những khó khăn thiếu thốn (thiếu nước ngọt) của những người lính đảo.
c) Biện pháp tu từ: so sánh (như con cá rô, như ếch nhái...)
d) Bài học rút ra:
- Cần phải biết ước mơ, hướng tới cuộc sống mà mình mong muốn.
- Phải có niềm tin về những điều tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn.
Câu 2
*Dàn ý:
- Câu chủ đề
- Phân tích luận điểm: Ước mơ là gì?
“Ước mơ” là một thứ gì đó vượt ngoài tầm với, nó là khát vọng, là những điều tốt đẹp mà mỗi chúng ta đều luôn hướng tới. Ước mơ, đó là điều mà ai cũng có.
- Tác dung của ước mơ:
+ Có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống con người để hướng ứng dụng định hướng tương lai là động lực để mỗi người phấn đấu nỗ lực để thực hiện ước mơ
+ Khi con người biết ước mơ là biết hướng tới những điều tốt đẹp biết hướng tới một tương lai tươi sáng phù hợp với năng lực bản thân và chuẩn mực xã hội
+ Khi con người biết ước mơ thì sẽ không ngừng phấn đấu vượt qua những khó khăn thử thách để thực hiện ước mơ và hướng đến thành công trong cuộc sống
- Phản đề (liên hệ mở rộng):
+ Khi con người không có ước mơ và không biết ước mơ thì sẽ không có mục tiêu phấn đấu, sống không có mục đích rõ ràng và không thể thành công
+ Cần phân biệt giữa ước mơ và mơ ước một cách viển vông hão huyền hay tham vọng quá lớn, dục vọng mù quáng
+ Giấc mơ phải đi liền với hành động để biến ước mơ thành hiện thực
+ Liên hệ: Nhà văn Lỗ Tấn từng viết: "Hi vọng không thể nói là thực nhưng cũng không thể nói là hư; cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi.
2) Ước mơ là khát vọng là những điều tốt đẹp mà ta luôn muốn hướng tới. Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn nếu ta biết ước mơ biết phấn đấu. Sống là phải biết ước mơ phải nghĩ tới những điều cao đẹp. Chính ước mơ làm cuộc sống chúng ta thêm động lực. Và ước mơ cũng chính là ngọn núi lửa luôn âm ỷ cháy trong tim ta và hối thúc, đánh thức chúng ta mỗi ngày. Khi chúng ta có ước mơ và hoài bão thì cuộc sống chúng ta trở nên lãng mạn hơn, bay bổng hơn. Nó chính là liều thuốc tinh thần kích thích chúng ta nỗ lực phấn đấu. Tuy nhiên cũng cần phải phân biệt được giữa ước mơ và tham vọng. Tham vọng có thể hướng đến những điều tốt đẹp nhưng nó mang tính chất cá nhân ích kỷ, háo thắng và phần lớn kẻ tham vọng bao giờ cũng thất bại. Chúng ta cũng cần phê phán những kẻ sống thiếu ước mơ, sống không hoài bão. Họ giống như những loài côn trùng chỉ biết rúc mình trong bóng đêm mà không biết đâu là ánh sáng. Và mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hãy chăm chút cho ước mơ lớn lên và trưởng thành mỗi ngày. Vâng! “đủ nắng hoa sẽ nở. Đủ gió chong chóng sẽ quay. Đủ yêu thương hạnh phúc sẽ đong đầy” và chắc chắn đủ ước mơ bạn sẽ gặt hái được thành công.