K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2019

1. Hít le lên nắm quyền dễ dàng vì Đảng Đức quốc xã đã mở rộng được ảnh hưởng trong quần chúng. Hít le là người dứng đầu đảng Đức Quốc xã lại ra sức tuyên truyền chủ nghĩa phục thù, chống cộng sản và phân biệt chủng tộc, chủ trương phát xít hóa bộ máy nhà nước, thiết lập chế độ độc tài công khai. Bên cạnh đó, Đảng xã hội dân chủ Đức - 1 đảng có ảnh hưởng lớn trong quần chúng lao động lại không hợp tác với Đảng Cộng sản để chống phát xít => tạo điều kiện cho thế lực phát xít lên nắm quyền ở Đức. => Hít le lên nắm quyền dễ dàng.

2. Mĩ ném bom xuống Nhật vừa để thể hiện sự tham chiến của Mĩ, vừa để thể hiện sức mạnh quân sự vượt trội (lúc này Mĩ là nước duy nhất chế tạo thành công bom nguyên tử), vừa để nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

3. Nhân vật lịch sử: Lý Thường Kiệt

Trong cuộc kháng chiến chống Tống, Lý Thường Kiệt chủ động đem quân đánh sang đất Tống để tự vệ, nhằm làm chậm bước tiến quân xâm lược Đại Việt của nhà Tống. Sau khi đạt được mục tiêu, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân về và cùng nhân dân xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt và tiếp tục lãnh đạo nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Tống xâm lược. => Sự dũng cảm, tài mưu lược, lòng yêu nước, tận trung với vua, lo cho dân.

3 tháng 10 2016

Trong các nhân vật lịch sử đã học ở lớp 7 em ấn tượng vị anh hùng Trần Hưng Đạo nhất vì:

Dưới sự lãnh đạo của Trần Hưng Đạo, đạo quân nhà Trần vượt qua muôn vàn khó khăn và hiểm nguy, ba lần đánh tan quan nguyên Mông xâm lược, giành chiến thắng lẫy lùng "Tiếng vang đến phương Bắc, kiến chúng thần gọi ông là AN Nam Hưng ĐẠo Vương mà không dám gọi thẳng tên".Công lao to lớn này đã đưa ông lên hàng" thiên tài wuann sự có tầm chiến lược, và là anh hùng bậc nhất của nhà Trần"

 

25 tháng 12 2016

Trần Hưng Đạo là một nhà văn hóa lớn của nước nhà. Cống hiến của ông trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, to lớn và sâu sắc. Chỉ cần một " Hịch tướng sĩ văn" không thôi, tên tuổi của ông cũng đã đủ để bất diệt với lịch sử, huống chi, sự nghiệp của ông nào phải chỉ có bấy nhiêu.
Trần Hưng Đạo là người đã có công khai sinh ra nền khoa học quân sự nước ta. Trước Trần Hưng Đạo, bao thế hệ anh hùng hào kiệt đã chiến đấu và chiến thắng, góp phần đắc lực vào việc làm phong phú kho tàng kinh nghiệm chống xâm lăng. Nhiều bậc anh hùng hào kiệt đã thực sự tiến tới đỉnh cao của nghệ thuật cầm quân, thậm chí là đỉnh cao điêu luyện của loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Nhưng, một nền khoa học thực sự với đầy đủ ý nghĩa của từ này, thì phải đợi đến Trần Hưng Đạo mới chính thức được khai sinh. Trước tác có giá trị đánh dấu sự kiện này chính là Binh Thư Yếu lược.
Với việc biên soạn và phổ biến Binh Thư yếu lược, Trần Hưng Đạo đã để lại cho đời sau bài học vô giá về kinh nghiệm chống xâm lăng, rằng, muốn đập tan những đội quân ăn cướp tàn bạo và thiện chiến, thì bên cạnh tinh thần chiến đấu, lí tưởng chiến đấu và trình độ võ nghệ cũng như thiết bị kĩ thuật, tướng sĩ còn phải được trang bị những tri thức về binh pháp. Với việc khai sinh Binh Thư Yếu lược, Trần Hưng Đạo thực sự trở thành nhà lí luận quân sự xuất sắc đầu tiên của nước ta. Tuy nhiên, Trần Hưng Đạo không phải chỉ là nhà lí luận xuất sắc mà còn là nhà chỉ huy thiên tài. Ông là linh hồn của những chiến công chống xâm lăng vang dội ở thế kỉ XIII.
Sinh thời, uy danh lừng lẫy của Trần Hưng Đạo đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia, tiếng vang đến cả giặc phương Bắc, khiến chúng thường gọi ông là An Nam Hưng Đạo Vương chứ không dám gọi tên ...
Hơn bảy thế kỉ qua, tên tuổi và sự nghiệp của Trần Hưng Đạo luôn tỏa sáng trong sử sách, luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thơ văn và nhiều loại hình nghệ thuật khác ở nước ta.

6 tháng 11 2019

- Trong các nhân vật lịch sử, em ấn tượng nhất với Ngô Quyền. Vì:

   + Ông là ng đã sáng lập ra cách cắm cọc ở sông Bạch Đằng

   + Xây dựng đất nước tự chủ.

6 tháng 11 2019

em thích ngô quyền...

Thời bấy giờ nhà Đường ở Trung Quốc cai trị nước Việt. Từ giữa thế kỷ IX, nhà Đường phải đối phó với hai biến cố lớn là nông dân khởi nghĩa và phiên trấn cát cứ. Năm 907, nhà Đường mất, Chu Ôn lập nên nhà Hậu Lương, bắt đầu cuộc loạn Ngũ Đại, sử Trung Quốc gọi là Ngũ đại Thập quốc. Ở miền Nam Trung Quốc, Tiết độ sứ Quảng Châu là Lưu Nham đã cát cứ và dựng nước Nam Hán.[5]

Năm 905, nhân việc nhà Đường có loạn, một thổ hào người Việt là Khúc Thừa Dụ nổi lên đánh đuổi người Trung Quốc, chiếm giữ phủ thành, xưng là Tiết độ sứ. Năm 907, Khúc Thừa Dụ chết, con là Khúc Hạo lên thay. Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm Hoan hảo sứ sang dò xét nhà Nam Hán. Năm 917, Khúc Hạo chết, Khúc Thừa Mỹ lên thay, cho người sang nhà Lương lĩnh tiết việt, muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình. Vua Nam Hán là Lưu Cung tức giận, xua quân chiếm cứ Giao Chỉ. Năm 930, tướng Nam Hán Lý Khắc Chính đem binh đánh, bắt được Khúc Thừa Mỹ, Lý Khắc Chính lưu lại Giao Chỉ.[6]

Một hào trưởng người Ái Châu (thuộc Thanh Hóa ngày nay) là Dương Đình Nghệ nuôi 3000 con nuôi, mưu đồ khôi phục. Ngô Quyền lớn lên làm nha tướng cho Dương Đình Nghệ, được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và giao quyền cai quản Ái châu, đất bản bộ của họ Dương. Năm 931, Dương Đình Nghệ phát binh từ Thanh Hóa ra Bắc đánh đuổi quân Nam Hán, đánh bại Lý Tiến và quân cứu viện do Trần Bảo chỉ huy, chiếm giữ bờ cõi nước Việt, xưng là Tiết độ sứ. Năm 937, hào trưởng đất Phong Châu là Kiều Công Tiễn sát hại Dương Đình Nghệ, trở thành vị Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ cuối cùng trong thời kì Tự chủ. Nhưng Công Tiễn lại không có chỗ dựa chính trị vững chắc, hành động tranh giành quyền lực của ông bị phản đối bởi nhiều thế lực địa phương và thậm chí nội bộ họ Kiều cũng chia rẽ trầm trọng. Bị cô lập, Công Tiễn vội vã cầu cứu nhà Nam Hán. Ngô Quyền nhanh chóng tập hợp lực lượng, kéo quân ra Bắc, giết chết Kiều Công Tiễn rồi chuẩn bị quyết chiến với quân Nam Hán. Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho mọi âm mưu xâm lược Tĩnh Hải quân của nhà Nam Hán, đồng thời cũng kết thúc thời kì Bắc thuộc của Việt Nam. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa, lập ra nhà Ngô. Ngô Vương qua đời ở tuổi 47, trị vì được 6 năm. Sau cái chết của ông, nhà Ngô suy yếu nhanh chóng, không khống chế được các thế lực cát cứ địa phương và sụp đổ vào năm 965.

 chính quyền Mỹ, việc sử dụng bom nguyên tử nhằm mục đích rút ngắn chiến tranh ở Thái Bình Dương, tránh việc Mỹ phải đưa quân tới Nhật Bản và cứu mạng hàng ngàn lính Mỹ.

4 tháng 4 2017

Em ấn tượng nhất với nhân vật Bai Bà Trưng

4 tháng 4 2017

Ớ. ái này là diễn đàn Toán học mà bạn. Sao lại có lịch sử lọt vô đây???
 

D
datcoder
CTVVIP
11 tháng 10 2023

* Khái niệm lịch sử có thể hiểu theo ba nghĩa chính:

- Thứ nhất, lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.

- Thứ hai, lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ

- Thứ ba, lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người. Khoa học lịch sử nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong xã hội loài người và phát hiện ra quy luật phát sinh, phát triển của nó.

=> Như vậy, khái niệm lịch sử gắn liền với hai yếu tố cơ bản hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

* Hiện thực lịch sử: là toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người (người nhận thức)

* Nhận thức lịch sử: Là toàn bộ những tri thức, hiểu biết, những ý niệm và hình dung của con về quá khứ.

30 tháng 3 2021

Nguyên nhân Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử vẫn còn gây tranh cãi. về cơ bản, ta có những nguyên nhân chính sau:

 -  Mĩ muốn chấm dứt nhanh Thế chiến II cũng như triệt tiêu toàn bộ tư tưởng phát xít của các nước đồng minh như Đức, Italia, song một số chuyên gia khẳng định Nhật Bản đã không đầu hàng ngay khi bị ném bom và "hầu như không tác động gì đến quân đội Nhật bản"- Bảo tàng Quốc gia của Hải quân Mỹ tại thủ đô Washington cũng thừa nhận. Với lý do này, rất nhiều ý kiến phản đối và cho rằng, dù Mĩ không ném bom, Nhật đầu hàng là chuyện sớm muộn.

-  Sau khi Hồng quân Liên Xô đánh bại Đức Quốc xã, ghi công chính trong việc tiêu diệt Đức, Liên Xô, người Mĩ vì muốn “dây máu ăn phần”, nên họ nhắm vào Nhật Bản. Nhưng vào phút cuối cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử nhân loại, người Mỹ không muốn hy sinh mạng sống những người lính của mình. Vì vậy, việc tấn công bằng vũ khí nguyên tử đã được giới cầm quyền lựa chọn

 -  Giới cầm quyền Mĩ đã chọn một bước đi mang tính Chính trị, muốn thị uy với thế giới sức mạnh khủng khiếp của vũ khí hạt nhât mà Mĩ đang độc quyền, nhất là Liên Xô - nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

-  Một lời cảnh báo, đe dọa các nước XHCN rằng Mĩ có thể tấn công và tiêu diệt họ bất cứ lúc nào, sẵn sàng cho việc Thế Chiến III bùng nổ

 -  Có thể Liên Xô muốn trấn an cử tri và binh sĩ Mỹ rằng sự hy sinh của họ trong cuộc chiến sẽ được đền đáp bằng thắng lợi hoàn toàn hay tách Liên Xô khỏi phe Đồng Minh vì trước đó đã có thông tin rằng Liên Xô tham chiến có thể thuyết phục được người Nhật đầu hàng không điều kiện
P/s: bài này là ý kiến cá nhân đã tham khảo từ các nguồn tư liệu nên có thể hoặc thiếu ý. Câu hỏi của bạn cũng hơi bao quát nên mình tạm hiểu "suy nghĩ gì" của bạn là phân tính nguyên nhân nhé

7 tháng 5 2021

Giúp mình vs ạ 🙏

16 tháng 12 2020

Có nhiều nguyên nhân khiến con số chính xác người thiệt mạng không thống nhất. Các số liệu khác nhau bởi được thống kê vào các thời điểm khác nhau. Rất nhiều nạn nhân chết sau nhiều tháng, thậm chí nhiều năm bởi hậu quả của phóng xạ. Cũng có những áp lực làm con số bị phóng đại hoặc giảm thiểu vì lý do tuyên truyền chính trị. Theo ước tính, 140.000 người dân Hiroshima đã chết bởi vụ nổ cũng như bởi hậu quả của nó. Số người thiệt mạng ở Nagasaki là 74.000. Ở cả hai thành phố, phần lớn người chết là thường dân.

Vai trò của hai vụ nổ đối với việc nước Nhật đầu hàng, cũng như hậu quả và các giải thích cho việc thả bom vẫn là chủ đề còn bàn cãi. Ở Mỹ, quan điểm đa số cho rằng hai quả bom đã chấm dứt chiến tranh sớm hơn nhiều tháng và hạn chế thiệt hại sinh mạng các bên tham chiến. Ngược lại, với nước Nhật, dư luận cho rằng chúng là không cần thiết và hành vi chống lại dân thường là vô đạo đức. Giới sử học cũng có nhiều tranh cãi rằng việc thả bom nguyên tử có thực sự khiến Nhật Bản quyết định đầu hàng hay không (bởi nhiều thành phố Nhật trước đó đã bị bom san phẳng mà Nhật vẫn không đầu hàng), hay đó là do quyết định tham chiến chống Nhật của Liên Xô khiến Nhật Bản không còn phương án tác chiến khả thi (do phải chiến đấu trên 2 mặt trận cùng lúc).

tick cho mk vs nhaaaa

16 tháng 12 2020

Tổng số người Nhật bị thiệt mạng lên đến 300.000 người lúc ban đầu, và thêm nhiều người chết vì di chứng nhiễm phóng xạ trong nhiều năm kế tiếp. Có sự tranh cãi về việc có cần thiết phải thả bom nguyên tử trên đất Nhật hay không. Phía Mỹ vẫn cho rằng việc này đã dẫn đến việc Nhật đầu hàng một cách mau chóng, tránh thương vong cao cho quân Mỹ nếu đánh vào Nhật bằng chiến tranh quy ước (như kinh nghiệm đánh lên hai đảo Iwo Jima và Okinawa đã cho thấy). Ngược lại, những người phản đối hành động này cho rằng hành động ném bom của Mỹ đã vi phạm nguyên tắc tối thiểu là tránh đánh vào thường dân, bởi ở Hiroshima và Nagasaki hầu hết chỉ là dân thường và chỉ có ít cơ sở quân sự tại đây. Những người này đặt ra câu hỏi: Nếu việc sử dụng bom nguyên tử là cần thiết, tại sao Mỹ lại ném vào thành phố đông dân cư mà không ném vào các căn cứ quân sự lớn của Nhật như quân cảng Yokosuka hay Sasebo? Những người phản đối vụ ném bom tin rằng Mỹ đã hành động theo lối thực dụng: họ muốn các cơ sở quân sự của Nhật còn nguyên vẹn để có thể thu được chiến lợi phẩm là các tài liệu nghiên cứu, vũ khí kiểu mới hoặc các nhà khoa học giỏi của Nhật; việc ném bom thành phố thường cũng đủ gây chấn động mà lại đảm bảo không làm Mỹ mất đi chiến lợi phẩm của mình.