K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2020

I. Mở bài: Giới thiệu khái quát c giả, tác phẩm

II. Thân bài

1. Giải thích ý kiến về thơ của Trần Đăng Khoa.

Đâu là vẻ đẹp của thơ? Thế nào là thơ hay?Những câu hỏi đó không phải bao giờ cũng được trả lời một cách đầy đủ và cũng không dễ có sự thống nhất ở tất cả mọi người. Các nhà nghiên cứu, các nhà thơ tùy theo từng góc độ, họ có cách nhìn, cách lí giải riêng. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, người làm thơ từ lúc còn bé, qua nhiều năm sáng tác đã đóng góp một ý kiến về thơ. Thế nào là thơ hay?

a. Thơ hay là thơ giản dị

– Cái cốt lõi của thơ ca không nằm ở sự chải chuốt ngôn ngữ mà nó đọng lại ở bề sâu cảm xúc.

– Giản dị không chỉ là một yêu cầu mà còn là một phẩm chất của thơ hay cần có. Cái giản dị của thơ có thể ví như duyên ngầm ở một cô gái đẹp, không cần trang sức quý giá, không cần trang điểm mà vẫn có sức thu hút.

– Giản dị theo quan điểm này là ở ngôn ngữ, hình ảnh, cách viết.

b. Thơ hay là thơ xúc động

– thơ là sự bộc lộ thế giới nội tâm sâu sắc ở người sáng tác và khi thi sĩ đã sống hết mình với những rung động, cảm xúc thì những vui buồn, âu lo, khát vọng… của người làm thơ mới động chạm đến trái tim của nhiều người, tiếng nói trữ tình trong thơ mới có thể trở thành nỗi lòng thầm kín của mọi người.

– Thơ hay là thơ có sức truyền cảm chân thành và mãnh liệt nhất.

c. Thơ hay là thơ ám ảnh

– Sự ám ảnh của thơ được tạo bởi những ấn tượng mạnh mẽ nhất mà hình thức và nội dung thơ đã để lại trong tâm hồn người đọc.

– Những ấn tượng, xúc cảm mãnh liệt của thơ hay không phải được tạo bởi cường độ của bão lũ, không phải ở những xúc động nhất thời. Thơ hay, sau khi đọc xong, người đọc vẫn day dứt khôn nguôi về tình đời, tình người mà thi sĩ băn khoăn, trăn trở và kí thác trong thơ mình.

2. Phân tích đoạn thơ

a. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:

– Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

-“ Vội vàng” là một thi phẩm rất XD, tác phẩm thơ có những cách tân táo bạo, độc đáo nhưng cách viết cũng rất giản dị.

– Nói rằng “Vội vàng” rất XD bởi bài thơ này đã thể hiện rất rõ hồn thơ XD: tha thiết rạo rực, băn khoăn (nhận xét của Hoài Thanh). Đoạn thơ trích từ “Vội vàng” là nỗi băn khoăn của thi nhân trước cuộc đời, nỗi băn khoăn trở thành một nỗi ám ảnh.

b. Nội dung phân tích

Phân tích đoạn thơ để cảm nhận được sự giản dị, xúc động và ám ảnh của thơ XD khi ông nói về mùa xuân, tuổi trẻ, tình yêu.

– Đoạn “Xuân đương tới…Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt…”

+ Lời thơ thật giản dị trong sự lí giải, cắt nghĩa và cả trong sự bộc lộ cảm xúc. Ngôn ngữ thơ rất gần với lời nói thường.

+ Giọng thơ như trách móc, hờn giận bộc lộ những băn khoăn da diết khi nghĩ về sự trôi chảy của thời gian, sự tuần hoàn của mùa xuân đất trời trong khi “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”, khi khát khao rất nhiều nhưng cuộc đời chẳng thỏa mãn được bao nhiêu.

+ Nghệ thuật đối lập trong thơ đã diễn tả một nỗi ám ảnh về thời gian (đối lập giữa sự hữu hạn của tuổi trẻ đời người và sự vô hạn của thời gian), một bi kịch của cái tôi rất đỗi xúc động (đối lập giữa khát vọng và thực tế: “lòng tôi rộng” > < “lượng trời cứ chật”).

– Đoạn còn lại

+ XD đã dựng nên một bức tranh thiên nhiên để nói lên nỗi lòng mình. Hình ảnh thiên nhiên với những tờ ngữ gợi âm thanh, sắc màu, hình ảnh của mùa xuân cũng đồng tâm trạng hờn giận, nuối tiếc của con người tuổi trẻ.

+ Lời than thầm nhưng da diết ở cuối đoạn thơ một lần nữa bộc lộ sự xúc động, nỗi ám ảnh về thời gian trong tâm hồn tuổi trẻ luôn ham yêu và khát sống.

III. Kết luận:

Đoạn thơ trong “vội vàng” đã đạt được một lúc 3 điều: giản dị, xúc động, ám ảnh. Theo Trần Đăng Khoa thơ đạt được 3 điều đó một lúc, đối với thi sĩ vẫn là điều bí mật. Qua đoạn thơ trên, người đọc dường như đã khám phá được đôi điều trong sự “bí mật” ấy. Làm thơ cốt là sự giải bày những buồn vui, khao khát một cách chân thành nhất. Vẻ đẹp của thơ không phải ở sự trang điểm lòe loẹt cho ngôn từ; thơ hay, thơ đẹp ở sự xúc động chân thành của tình cảm, ở nỗi day dứt, ám ảnh khuôn nguôi mà thơ ca để lại nơi người đọc khi nói về những vấn đề hàm chức nhiều ý nghĩa triết lí nhân sinh và đạt đến chiều sâu của giá trị nhân bản.

21 tháng 3 2023

có đọc kĩ đề bài kh b:)

21 tháng 3 2018

Ý kiến riêng của mk nhé! Bài này lạc đề yêu cầu là bài " Tiếng gà trưa" thì bạn lại đang chứng minh sang vấn đề khác

21 tháng 3 2018
Phải chăng đó là những câu thơ hay, những câu thơ đã đạt được những phẩm chất đích thực và phải chăng đó cũng chính là những day dứt băn khoăn của người nghệ sĩ suốt một đời sống chết với thơ.

Trần Đăng Khoa, nhà thơ đã từng đem lại cho tuổi thơ chúng ta một thế giới hồn nhiên, trong trẻo, tươi nguyên của trẻ thơ, đã tâm sự rất chân thành về thơ: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được ba điều ấy đối với thi sĩ vẫn là một điều bí mật”.

Vâng, thơ luôn luôn là một sự bí mật, một thế giới luôn đem đến cho ta những giây phút ngạc nhiên mới lạ đến ngỡ ngàng, một thế giới khác, nhưng không hề xa lạ với cõi đời rất thực của chúng ta. Thơ mãi mãi là một sự bí mật nhưng không phải là thứ bí mật mặc chiếc áo huyền bí, cao siêu, mà trái lại nó rất giản dị, giản dị mà vẫn gây xúc động ám ảnh đến không ngờ.

Có những nhà thơ, khi bước vào con đường thơ ca, đã trải lên trên đó không biết bao nhiêu mĩ từ lóng lánh, những ngôn từ óng chuốt hoa mĩ, những cách đặt từ câu dáng dấp tân kì... mà quên mất rằng cái lỏi đích thực của thơ ca không nằm ở cái bề ngoài chải chuốt ấy, nó đọng lại ở bề sâu cảm xúc, ở sự chân thật của trái tim, tâm hồn của nhà thơ. Khi nhà thơ xúc động chân thành đến tận đáy tâm hồn, anh sẽ sáng tạo nên được được những vần thơ hay, những vần thơ ấy đôi khi không cần đến vẻ cầu kì bên ngoài mà vẫn rung động lòng người. Đó là thơ giản dị. Để đạt được đến độ “giản dị” có lẽ nhiều nhà thơ đã phải trả giá bằng cả cuộc đời mình.

Giản dị là một yêu cầu, một phẩm chất không thể thiếu đối với nhà thơ hay và đó cũng là một quá trình lao động nghệ thuật hết sức cay cực của bao nhà nghệ sĩ. Cái giản dị của thơ cũng như cái duyên thầm của một người con gái đẹp, nó không trang sức mà vẫn lấp lánh ánh sáng của vẻ đẹp toát ra từ bên trong. Nhà thơ không thể đánh lừa độc giả bằng những ngôn từ hoa mĩ hào nhoáng bên ngoài để che đậy sự trống rỗng vô hồn trong cảm xúc và trong suy tưởng. Cái lớp vỏ sặc sở bên ngoài chỉ là sản phẩm của những người thợ khéo tay, những người thợ thơ mà thôi. Trong khi đó, thơ không phải là một thứ nghề, một thứ công việc đơn thuần. Chỉ riêng những tỉa tót khéo léo, những kĩ xảo thì không thể làm nên thơ và càng không phải làm nên thơ hay. Những bài thơ hay phải đạt đến độ giản dị, độ trong suốt, thứ ánh sáng trong suốt đã được tinh lọc qua bảy sắc cầu vồng. Nhà thơ, khi đứng trước trang giấy trắng chỉ có thế làm nên thơ với những xúc cảm chân thật hết mình, của chính mình. Cảm xúc chân thật, tự nó sẽ gợi nên thơ, nó không cần sự hào nhoáng giả tạo, không cần kêu gọi, ồn ã. Thơ tự đến khi nhà thơ sống hết mình với bao nhiêu xúc cảm đang bề bộn trong lòng. Có phải thế chăng mà mỗi khi đọc lên bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, dù không hề tìm thấy dấu vết của một sử dụng nghệ thuật nào, lòng ta bỗng như chùn xuống, một nỗi buồn thật thâm thìa, len lỏi trong ta. Nỗi buồn ấy tỏa ra trên những lời thơ thật chân phương hồn hậu:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già"

Và lắng lại trên những cảnh tưởng xót xa, ám ảnh:

"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”...

Bài thơ kết lại trong một nỗi buồn thật u hoài và có lẽ nỗi buồn ấy sẽ sống mãi với chúng ta bởi nó được thốt lên từ một tấm lòng thật sự thành tâm, nén tâm hương mà thi sĩ Vũ Đình Liên dâng lên lớp người như ông đồ có lẽ dễ làm cay mắt tất cả chúng ta. Mà nào có nhiều nhặn gì đâu, một bài thơ thật giản dị, một giây phút xúc động của nhà nghệ sĩ mà tại sao nó cứ ám ảnh mãi trong lòng người? Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có lẽ là một minh chứng thật sống động cho sức sống của những vần thơ giản dị, những vần thơ được cất lên với tất cả tấm lòng thành tâm, với tất cả nỗi đau, niềm thương tiếc của nhà nghệ sĩ nên ta cảm thấy như nó không cần những kĩ xảo, những thủ thuật khéo léo nào. Giản dị trong thơ đâu phải là một “kĩ thuật”, nó tự nhiên đối với những nhà thơ thật sự có tâm huyết, và có tài.

Và chúng ta cũng không nên hiểu giản dị là một sự hời hợt, sự thô sơ. Giản dị, chứ không giản dơn, tầm thường. Giản dị trong thơ như một thứ ánh sáng được lọc qua bảy sắc màu rực rỡ. Nó được biểu hiện ở những vần thơ thật cô đọng hàm súc: giản dị trong thơ không những là sự chân thật của cảm xúc mà còn ở bề mặt của ngôn từ. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói “Người làm thơ, phải biết dùng im lặng, tức là phải biết viết một cách hàm súc”. Thơ không cần sự dài lời, sự dông dài, lòe loẹt. Có những vần thơ như những thoáng mong manh êm ái của cảm xúc, những rung động rất mơ hồ mà vẫn ngân lên trong tâm hồn người đọc bao nhiêu nỗi niềm:

“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”

Sự giản dị thoát ra từ cái lắc đầu thật đáng yêu của nhà thơ:

“Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”

Câu thơ không hề có một phép tu từ nào để người ta phải mổ xẻ, phải tìm kiếm, thế mà mỗi khi đọc lên, ta vẫn thấy đằng sau đó ẩn chứa rất nhiều nỗi niềm, những nỗi niềm không thể toát lên thành lời.

Những nhà thơ lớn, những bút pháp lớn bao giờ cũng tâm niệm về sự giản dị trong thơ. Sự giản dị ấy chính là sự giản dị chân thật của tình cảm được biểu hiện trên bề mặt ngôn ngữ súc tích và cô đọng. Trong thơ, sự dài dòng là điều kiêng kị. Sự ồn ào, khoa trương luôn đi liền với thứ chủ nghĩa tình cảm to tướng mà hời hợt, không sâu. Sự tiết kiệm ngôn từ cho thơ, theo tòi cũng là một sự giản dị trong thơ, và đó cũng chính là một băn khoăn, một yêu cầu rất nghiệt ngã đặt ra đối với nhà thi sĩ.

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, có những người khi đau khổ. Họ khóc rất to, ồn ào nhưng sau đó, họ quên đi như chưa bao giờ từng biết đến, nhưng cũng có những người, trước đau khổ biết nén chặt nước mắt lại không cho nước mắt trào ra, và lúc ấy, nỗi đau càng nhân lên gấp bội. Nước mát không trào ra nhưng nó mãi mãi gây xúc động trong lòng người. Sự giản dị trong thơ, xét cho cùng cũng chính là một con đường để nhà thơ khiến cho người đọc phải rung động, phải khóc, cười với những điều viết ra trên trang giấy. Nhà thơ khi sáng tạo nên những đứa con tinh thần của mình, đều khao khát hướng tới người đọc, đi tìm tri kỉ, tri âm, để từ những con chữ sẽ biến thành những nhịp cầu đồng điệu.

Bởi thế nên, thơ của họ luôn khiến cho người ta phải xúc động. phải trăn trở, nghĩ suy. Ai đó nói rằng: “Nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, trái tim mới là thi sĩ”. Quả vậy, thơ hay là thơ phải khiến cho con người ta phải xúc động tận đáy lòng, khiến cho tâm hồn người đọc cũng bắt nhịp đồng điệu với trái tim thi sĩ. Và muốn như thế, nhà thơ phải sống hết mình cho thơ với bao nhiêu bộn bề cảm xúc của mình. Thơ muốn cho người ta khóc, trước hết mình phải khóc, muốn làm cho người ta cười, mình phải cười trước đã... có xúc động mãnh liệt, có tâm huyết với từng dòng chữ, từng lời thơ của mình buông ra trên tờ giấy trắng, nhà thơ mới có thể viết nên những vần thơ bất tử. Sự hời hợt cằn khô, giá lạnh của cảm xúc chỉ làm nên những trang viết cao đạo, giáo huấn khô khan, xa vời với cảm xúc thơ. Thơ chỉ đến khi trong tim thi sĩ xúc cảm dâng trào mãnh liệt. Đó là những lúc thăng hoa, những phút giây thần hứng, có khi sáng tạo được những câu thơ hay không ngờ. Có lẽ Hàn Mạc Tử cũng trải qua những phút giây như vậy để viết nên được những dòng thơ tuyệt vời mà đến nay vẫn ám ảnh chúng ta:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Câu thơ đau đáu một nỗi niềm mong đợi, một tia hi vọng mong manh trong sự tuyệt vọng đến quặn lòng của thi nhân. Liệu rồi con thuyền chở đầy trăng ấy có neo đậu được bến bờ ước vọng và liệu rồi tình yêu thiết tha nồng hậu của thi nhân có tìm được ai chia sẻ? Con thuvền ấy có kịp chở về những hẹn hò, mong nhớ; những đợi chờ khắc khoải mà thi nhân muốn gửi gắm đến người con gái mình yêu? Câu thơ cứ như xoáy vào hồn ta đau đáu một nỗi niềm! Có lẽ những vần thơ khắc khoải ấy đã thoát thai từ một trái tim yêu đang tuyệt vọng không cùng của thi nhân. Những giây phút ấy, Hàn Mạc Tử đã “vắt kiệt” bao đau đớn, bao mong nhớ, bao yêu thương tha thiết của mình để dâng cho đời những vần thơ làm xao lòng người đến vậy!

Bản chất của thơ chính là sự bộc lộ sâu sắc của thế giới nội tâm. Thơ, suy cho cùng là tiếng lòng của thi nhân được cất lên từ một sự dồn nén cảm xúc đến cao độ. Nhà thơ lắng nghe những nhip đập của trái tim mình và viết. Khi anh ta đi tận cùng mình, sống hết mình với những gì mình định viết, anh ta sẽ tìm gặp được tri âm sẽ làm cho người ta xúc động.

Dĩ nhiên thơ không chấp nhận sự xúc động giây lát, thoáng qua, hời hợt, mà cao hơn nó phải vươn tới sự “ám ảnh”. Để đạt được sự ám ảnh trong thơ, của thơ, thật chẳng giản đơn chút nào đối với người nghệ sĩ. Có những bài thơ đi qua đời ta mà chẳng để lại một dấu vết gì, nó trôi tuột theo dòng chảy thời gian và chìm vào sự quên lãng. Trái lại có những bài thơ, mới đọc một lần đã thấy có cái gì mới lạ, càng đọc càng bị cuốn hút, càng bị ám ảnh.

Một câu thơ, một bài thơ ám ảnh là một câu thơ, một bài thơ đã để lại trong tâm hồn ta những xúc động sâu xa, có thể niềm vui rạo rực, có thể là nỗi buồn mênh mang, nhưng tất cả đều đầy ấn tượng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Bài thơ hay làm cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta cảm thấy như là tiếng ca cất lên từ lòng mình, như là của mình vậy”. Đó cũng là một cách nói về những câu thơ, bài thơ đạt được mức “ám ảnh”, đến và “làm tổ” được trong tâm hồn độc gia. Trong đời tôi, cũng đã từng có những phút giây như thế. Tôi cứ bị hai câu thơ của Xuân Diệu trong bài thơ Đây mùa thu tới ám ảnh hoài:

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì...”

Có phải vì tôi là thiếu nữ mà tôi thích hai câu ấy không? Hay chính là có lúc tôi cũng đã từng đứng tựa cửa nhìn vào một khoảng không vô định trong cái dáng vẻ đám chiêu, buồn buồn, nhất là vào những chiều thu khi gió heo may lành lạnh đã về. Nhà thơ không biết người thiếu nữ ấy đang nghĩ ngợi gì, nhưng kì thực lại là rất biết đấy. Tinh tế là vậy, sâu sắc là vậy, chỉ mấy chữ “buồn không nói” và “tựa cửa nhìn xa” là đủ cho ta neo giữ suốt đời những câu thơ như vậy rồi. Câu thơ kết lại một bài thơ, nhưng lại mở ra những chân trời mới bao la, chân trời của sức gợi, của liên tưởng. Không hiểu có cái gì giăng mắc trong hình ảnh thơ, có cái gì ẩn giấu đằng sau ánh mắt nhìn xa xăm vời vợi ấy mà ta cứ cảm thấy một nỗi u buồn ám ảnh, một điệu hồn buồn thương, xao xác không nguôi...

Một câu thơ ám ảnh là một câu thơ có sức gợi, nó kết thúc trên ngôn từ, trên các phần thể phách, nhưng linh hồn của bài thơ, sức ảm ảnh của nó cứ ngân nga mãi trong hồn người đọc. Đạt được điều đó tức cũng là đạt đến chỗ tinh diệu của thơ. Câu thơ ám ảnh cũng đồng thời là câu thơ phải thật sự tiêu biểu cho một trạng huống của cảm xúc nào đó. Và từ cái cảm xúc ấy, người đọc có khi quên đi chủ thể sáng tạo, quên đi các ngôn từ, mà cảm thấy nó như một tấm gương trong suốt, người đọc soi vào và thấy mình trong đó. Đã có ai xa quê nhà mà không từng nhớ một con đường làng, một dòng sông, một bóng hình thôn nữ, một trưa hè. Hàn Mặc Tử nhà thơ yêu thiết tha sự sống, yêu thiết tha cuộc đời này đã nói hộ cho biết bao thế hệ một thoáng chênh chao trong hoài niệm, trong xác cảm về người con gái của quê hương:

“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”

Người em gái bên bờ sông lấp lóa ánh nắng ấy không còn là của riêng nhà thơ nữa. Hình ảnh thật đẹp ấy đã trở thành một phần trong tâm hồn. Trong kí ức của mỗi người xa quê.

Thơ là như thế, nào có xa lạ gì đâu nhưng vì sao vẫn luôn gây cho ta bao ngỡ ngàng, thích thú, mới lạ. Ta không thể hiểu hết, mà chính những nhà thi sĩ, những chủ thể sáng tạo tràn đầy tâm huyết ấy cũng không thể hiểu nổi mình trên những trang thơ. Có ai làm thơ mà không muốn được nếm trải cái hạnh phúc được bạn đọc xúc động, cảm thông. Có ai làm thơ mà không ao ước thơ mình giản dị, xúc động và ám ảnh? Nhưng để đạt được cùng một lúc ba phẩm chất cao quý ấy. Đối với nhà thơ vẫn còn là một điều bí mật, hoặc là một công việc sáng tạo hết sức nghiệt ngã, khó khăn, chẳng dễ một chút nào nếu muốn đi đến tận cùng của chân lí, của cái đẹp, của thơ, của nghệ thuật thi ca.

Sáng tác thơ ca trong hành trình sáng tạo của nhà nghệ sĩ như một bản khúc ca dang dở, chẳng có bao giờ kết thúc; bởi họ luôn bị đời sống ám ảnh, trái tim họ luôn luôn trăn trở, thao thức, luôn luôn tự vượt mình để hiến dâng cho đời những vần thơ đẹp nhất. Sẽ chẳng có ai đi đến tận cùng của cái đẹp, và cũng chẳng có ai đi tới cái đích tận cùng là của thi ca. Giản dị, xúc động và ám ảnh là ba phẩm chất cao quý nhất của thơ ca và cũng là điểm sáng vẫy gọi nhà thơ trên con đường dẫn đến thơ ca đích thực. Chân lí của thơ ca nói riêng và của nghệ thuật nói chung là sáng tạo.

Giản dị, xúc động và ám ảnh là những cái đích mà nhà thơ cần đạt tới, là một sự bí mật muôn đời đối với nhà thơ trên con dường sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, từ trải nghiệm của bản thân đã có một lời nhận xét thật là thú vị và chuẩn xác vô cùng.
23 tháng 8 2019

Hướng dẫn:

Em có thể trình bày theo ý của mình: chọn phông, cỡ chữ, nét chữ và căn lề sao cho phù hợp, dễ đọc, ưa nhìn.

Nói chung nên trình bày tên bài thơ với cỡ chữ lớn hơn, nét đậm. Các câu thơ nên chọn cùng một phông, cỡ và kiểu chữ nếu không muốn nhấn mạnh từ ngữ nào.

Nên trình bày các dòng trích dẫn với phông chữ khác các câu thơ và cỡ chữ nhỏ hơn.

Kết quả:

 

TL
24 tháng 1 2021

Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thanh bình yên ả. Bởi thế mà em gắn bó sâu sắc với con người và cảnh sắc thiên nhiên nơi đây. Mỗi mái đình rêu phong cổ kính, những cánh đồng thơm bát ngát, những bến nước con đò... đã trở thành một phần trong tâm hồn. Và hình ảnh cây dừa cũng rất gắn bó trong em, là loài cây khiến người ta mỗi khi đi xa lại không thôi nhớ về.

 

Hai bên đường làng em trồng những hàng dừa từ rất lâu. Những cây dừa đứng đó, sừng sững mấy chục năm để che mưa che nắng, để gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của biết bao nhiêu thế hệ. Ông nội em kể rằng hai hàng dừa đã được trồng hơn năm chục năm, từ những ngày kháng chiến chống Mĩ. Giờ đây cây đã cao khoảng 15m, nhìn từ xa như một chiếc ô khổng lồ.

 

Rễ cây đâm sâu xuống lòng đất mẹ để nuôi cây, những chiếc rễ to, tròn, ngoằn nghèo như những con trăn khổng lồ bò dưới đất. Thân cây thẳng tắp, cao vút và đâm thẳng lên trời xanh. Thân dừa hình tròn, đã to bằng một vòng tay ôm của em. Nó khoác lên mình tấm áo xù xì màu nâu thẫm nhưng bên trong là những dòng nhựa sống đang ngày đêm nuôi cây.

 

Trên thân dừa có chia thành những khoanh tròn nối tiếp nhau, càng lên cao những vòng khoanh lại càng gần nhau hơn. Phía ngọn dừa mọc thành một vòng tròn xoe như những cánh tay dang rộng để đón nắng đón gió. Có tàu dừa lớn, dài đến cuống. Mỗi lá đều có nhiều khía, tách thành những tàu nhỏ.

 

Lá dừa thuôn dài, đầu nhọn và có màu xanh lá khá đậm. Từ các nách bẹ, những chùm quả mập mạp màu trắng sữa chìa ra, dần biến thành những chùm quả. Ban đầu quả dừa chỉ bé bằng nắm tay rồi dần dần theo thời gian mà lớn lên trông thấy Quả dừa không mọc riêng kẻ mà kết thành từng chùm trông rất thích mắt.

 

Mỗi chùm có từ năm đến 7 quả, tròn xoe và như những hồ lô xanh bóng. Trong xa từng chùm quả như những đàn lợn con bụ bẫm đang ngoan ngoãn nằm bên mẹ. Hàng dừa được trồng ở đây từ rất lâu và thu hút biết bao ong bướm, chim chóc thi nhau ríu rít trong vòm cây. Một cơn gió nhẹ lướt qua, những chiếc tàu dừa cọ vào nhau như đang xào xạc điều chi.

 

Trái dừa luôn được coi là phần giá trị nhất trên cây dừa. Trái dừa non được cắt ra lấy nước uống, là loại nước giải khát thơm ngon. Ngoài ra nước dừa dùng để kho cá, kho thịt, thắng nước màu. Phần cùi dừa dùng để làm mứt, cơm dừa dày được xay nhuyễn, vắt nước cốt làm kẹo dừa, nấu dầu dừa, làm xà phòng. Bã dừa dùng làm bánh dầu, để bón phân hoặc làm thức ăn cho gia súc.

 

Phần vỏ cứng của trái dừa được sử dụng làm than hoạt tính, chất đốt hoặc làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộng ở các nước phương Tây. Xơ dừa được đánh tơi ra dùng làm thảm, làm nệm, làm dép đặc trị cho những người bệnh thấp khớp hoặc bện làm dây thừng, lưới bọc các bờ kè chống sạt lở ven sông. Lá dừa có thể dùng để lợp nhà, làm phên liếp, chằm nón, mà còn là chất đốt thường dùng để đun nấu phổ biến ở thôn quê, lá dừa khô bó lại làm đuốc để đi trong đêm tối trời.

 

Dừa không phải chỉ để ăn quả mà các bộ phận của nó được dùng vào rất nhiều việc. Nhiều người đã dùng thân dừa để bắc ngang con mương nhỏ làm cầu. Do thân dừa rất chắc nên người ta đã dùng nó làm cột, làm kèo xây nhà, hoặc sáng tạo ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác hoặc làm chén đũa...Bông dừa tươi được dùng làm vật trang trí rất đẹp mắt.

 

Đọt dừa non có thể làm gỏi, lăn bột, xào.. rất thích hợp với người ăn chay. Có một món ăn đặc biệt mà nhiều người không biết đó là con sâu sống trên cây dừa còn gọi là đuông dừa. Do ăn đọt dừa non nên đuông dừa béo múp míp nên được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu và bổ dưỡng.

 

Tương lai, cuộc sống ngày một hiện đại hơn nhưng những giá trị vẫn không bao giờ thay đổi. Cũng như vậy, cây dừa sẽ mãi gắn bó với người dân như những hạt phù sa mãi mãi gắn liền với các con sông để ngày bồi đắp cho mảnh đất quê hương thêm màu mỡ.

Tham khảo!

17 tháng 11 2018

không

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

Cái nắng tháng sáu là vậy, nắng cắt da cắt thịt, nước dưới ruộng nóng như ai nấu. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, mẹ em vẫn phải xuống ruộng để cấy cho kịp mùa vụ. Mặc cho cái nắng 40 độ chiếu thẳng trên lưng, mặc cho đôi chân đang ngâm trong hồ nước nóng, đôi tay mẹ vẫn đều đặn vắt những cây mạ từ trên tay cấy xuống ruộng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

Biết nhiêu đấy thôi!

23 tháng 6 2021

Trả lời :

Cả bài à

hay 1 khổ thơ

~HT~