Chứng minh rằng phong trào 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp mang tính chất cách mạng triệt để sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Quy mô rộng khắp :
- Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước kéo dài suốt gần 2 năm (từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931)
- Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần chúng công - nông, với hàng trăm, cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5.000 công nhanvaf nông dân Vinh - Bến Thủy vào ngày 1/5/1930, cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân Thanh Chương ngày 1/9/1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 6 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930.
* Tính cách mạng triệt để :
- Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế quốc và phong kiến tay sai.
- Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảnh, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền công, nông, binh thành lập dưới hình thức Xô Viết
* Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt :
- Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.
- Trong tháng 9 và tháng 10/1930, phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi ngĩa cướp chính quyền thành lập chính quyền cách mạng.
* Bài học kinh nghiệm :
- Xây dựng khối liên minh công nông
- Chuẩn bị lực lượng cách mạng
- Khởi nghĩa từng phần trong khởi nghĩa vũ trang
- Giành chính quyền cách mạng và bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Nguyên nhân :
+ Tác động của khủng hoảng kinh tế ( 1929-1933)
+ Thực dân Pháp đàn áp đẫm máu cuộc khởi nghĩa Yên Bái
+ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh.
* Phong trào cách mạng 1930-1931 mang tính cách mạng triệt để, quy mô rộng lớn và hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt
- Phong trào mang tính cách mạng triệt để : Vì đã nhằm trúng 2 kẻ thù đế quốc và phong kiến, đoạn tuyệt với chủ nghĩa cải lương tư sản. Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.
- Phong trào có quy mô rộng lớn : Vì đã thu hút hàng chục vạn người tham gia trong phạm vi cả nước, kéo dài trong thời gian gần 2 năm. Lực lượng chủ yếu là công nhân và nông dân...
- Phong trào có hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt : Vì diễn ra dưới nhiều hình thức như bãi công của công nhân, đấu tranh của nông dân, bãi khóa của học sinh, bãi thi của tiểu thương, mít tinh biểu tình của các tầng lớp khác...Phong trào sử dụng các hình thức quyết liệt như phá nhà lao, đốt huyện đường, dùng bạo lực cách mạng đập tan chính quyền địch...
- Tính cách mạng triệt để :
+ Phong trào đấu tranh đã nhằm vào 2 kể thù cơ bản là bọn thực dân và phong kiến tay sai.
+ Trước sức mạnh của phong trào đấu tranh, chính quyền của dịch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện xã thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Có quy mô rộng lớn :
+ Từ tháng 2- 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
+ 5/1930, nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng nổ ra trên khắp cả nước nhân ngày quốc tế lao động 1/5.
+ Các tháng 6,7,8 liên tiếp nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân,... trên khắp cả nước.
+ Tại Nghệ Tĩnh, phong trào dấu tranh của quần chúng phát triển mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất với nhiều cuộc biểu tình của nông dân (9-1930), hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn,.. ( Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh),.. được công nhân Vinh- Bến thủy hưởng ứng.
+ Tiêu biểu là cuộc đầu tranh của khoảng 8000 nông dân (12-9-1930) ở huyện Hưng Nguyên-Nghê An kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh,....
- Hình thức đấu tranh quyết liệt :
+ Quần chúng đấu tranh từ mít tinh, biểu tình, biểu tình thị uy đến đấu tranh nửa vũ tranh để tấn công địch, phá nhà lao, đốt huyện đường,...
+ Đặc biệt, tại Nghệ An và Hà Tĩnh quần chúng đã đấu tranh vũ trang cướp chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng ( Xô viết ).
----> Phong trào cách mạng 1930-1931 của quần chúng dưới sư lãnh đạo của Đảng đã thể hiện khả năng lãnh đạo tài tình của Đảng, cũng như quyền lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước ta. Mở ra bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam.
- Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1930 diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
- Phong trào nổ ra mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế Lao động 01/05/1930, lần đầu tiên công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới.
- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất. Tháng 9 năm 1930 phong trào công – nông phát triển đến đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết liệt như tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công cơ quan chính quyền địch.
+ Chính quyền đế quốc phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Các Ban Chấp Hành Nông hội xã do các Chi Bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở 2 tỉnh Nghệ - Tĩnh.
+ Chính quyền Cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất…
Ý nghĩa lịch sử
- Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ đối với quần chúng nhân dân trong cả nước.
- Khối liên minh công nông được hình thành
- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Bài học kinh nghiệm
- Bài học về công tác tư tưởng: Đảng đã giáo dục tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
- Bài học về xây dựng liên minh công nông: Qua phong trào khối liên minh công nông được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, công nông đoàn kết với các tầng lớp nhân dân khác.
- Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách mạng.
- Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân, một hình thức chính quyền kiểu mới.
- Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 11. Từ tháng 9 – 1930 trở đi, phong trào cách mạng 1930 – 1931 dần đạt tới đỉnh cao vì
A. sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa và thành lập chính quyền Xô viết.
B. phong trào diễn ra sôi nổi, rộng khắp trong cả nước.
C. vấn đề ruộng đất của nông dân được giải quyết triệt để.
D. đã thực hiện được liên minh công – nông vững chắc.
Câu 12. Phong trào cách mạng 1930 – 1931, phát triển nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, vì đó là nơi
A. tập trung đông đảo giai cấp công nhân.
B. thành lập chính quyền Xô viết sớm nhất.
C. có tinh thần anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
D. có cơ sở Đảng mạnh nhất.
Câu 13. Mặc dù bị đàn áp và thất bại, nhưng phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh chứng tỏ
A. truyền thống đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
B. vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
C. tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam.
D. sự áp bức của thực dân Pháp sẽ dẫn đến phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Chứng minh rằng phong trào 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh diễn ra với quy mô rộng khắp mang tính chất cách mạng triệt để sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt
=> Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã phát động quần chúng đấu tranh chống thực dân, phong kiến để đòi độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Thực hiện mục tiêu đó, phong trào đã diễn ra với quy mô rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.
* Tính quy mô rộng khắp:
+ Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, kéo dài suốt gần hai năm ( từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931).
+ Phong trào đã thu hútt được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần chúng công nông, với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân Vinh - Bến Thủy vào ngày 1/5/1930, cuộc biểu tình của hơn 2 vạn nông dân Thanh Chương ngày 1/9/1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 6 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930.
* Tính cách mạng triệt để:
+ Phong trào đã nhằm vào hai kẻ thù cơ bản của nhân dân ta là bọn đế quốc và phong kiến tay sai.
+ Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền công nông binh thành lập dưới hình thức Xô viết.
* Sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt:
+ Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt huyện đường, phá nhà lao, kết hợp biểu tình thị uy với hoạt động nửa vũ trang để tiến công địch.
+ Trong tháng 9 và tháng 10/1930 phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi nghĩa cướp chính quyền địch thành lập chính quyền cách mạng.
Như vậy, phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh là phong trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Tính quy mô rộng lớn, tính chất cách mạng triệt để và hình thức đấu tranh quyết liệt của phong trào đã chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta một khi có Đảng lãnh đạo