K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2023

Kỉ niệm ở trường là những khoảnh khắc đáng nhớ, là những hồi ức đẹp đẽ gắn bó với từng góc nhỏ của trường lớp. Nơi đây không chỉ là nơi học tập mà còn là mái nhà thứ hai, nơi tình bạn và kỷ niệm được gieo mầm và phát triển.

Ngày nắng trên đường vào trường, những bước chân đầu tiên từng bước đi, tôi đã bắt đầu xây dựng những ký ức đáng quý. Những người bạn mới, những cô giáo, những buổi học, và cả những lúc vui đùa, những lúc khó khăn, đều là những chặng đường dài mà tôi đã trải qua trong quãng thời gian ở trường.

Kỷ niệm đầu tiên là những ngày nhập học, khi ánh mắt tò mò của chúng tôi nhìn quanh lớp học mới, tim đập nhanh vì sự lo lắng và hồi hộp. Nhưng từng ngày trôi qua, chúng tôi trở nên thân quen và thân thiện hơn, tạo nên một gia đình lớp học đặc biệt. Bàn học nơi tôi ngồi trở thành điểm hẹn của những câu chuyện, những nụ cười và cả những giọt nước mắt.

Những buổi học không chỉ là nơi chúng tôi học kiến thức mà còn là cơ hội để chia sẻ, thảo luận và xây dựng kiến thức từ những câu hỏi tò mò. Cô giáo là người hướng dẫn, người truyền đạt tri thức, nhưng cũng là người bạn, người thấu hiểu và chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn cùng chúng tôi.

Những kỷ niệm không thể nào quên là những sự kiện lớn nhỏ trong cuộc sống học sinh. Tất nhiên, có những kỷ niệm vui vẻ như các buổi liên hoan, hội trại, hay những kì thi đầy hồi hộp. Nhưng cũng có những kỷ niệm đậm chất nhân văn, là những lúc chúng tôi học được ý nghĩa của tình bạn, lòng nhân ái và sự chia sẻ.

Mỗi ngày, mỗi giờ trôi qua là một trang mới của cuốn sách kỷ niệm ở trường. Chúng tôi đã học, đã cười, đã khóc, và cùng nhau trưởng thành. Những chiếc áo đồng phục, những bảng điểm, và những tấm bằng là những kỷ vật đánh dấu hành trình học tập của chúng tôi.

Rồi một ngày, khi bước ra khỏi cổng trường, chúng tôi ôm trọn lấy kỷ niệm và tình bạn. Những người bạn, những người thầy cô, và cả những góc trường đã trở thành một phần không thể thiếu trong trái tim chúng tôi. Khi nhìn lại, trường học không chỉ là nơi chúng tôi nhận biết kiến thức mà còn là mái nhà của những kỷ niệm đẹp nhất.

19 tháng 12 2023

chị nói rõ ra là gì đc ko ạ

19 tháng 12 2023

là sao v bn

 

19 tháng 12 2023

Kỉ niệm trường em

Trường em giờ đã xa

Được 10 năm rồi đó

Vậy mà em vẫn nhớ

Những kỉ niệm trường em

Trường em với niềm vui

Trường như bao nỗi nhớ

Kỉ niệm đáng nhớ nhất

Là cách đây 10 năm

Ngày đầu tiên đi học

Em khóc, túm áo mẹ

Giữ chặt không muốn rời

Lúc ấy cô nhẹ nhàng

Đến bên lau nước mắt

Bàn tay cô mềm mại

Nhẹ nhàng và thân thương

Nơi đầy có bạn bè

Là những người học chăm

Đi xa em mãi nhớ

Ngôi trường tuổi học trò

Nhớ mãi về bảng đen

Bạn thân cùng cửa sổ

Chiếc ghế ngồi thân quen...

19 tháng 12 2023

tự vt 100% nhé

14 tháng 3 2021

Bài thơ “Đi đường” cùng tập thơ “Nhật kí trong tù” chẳng phải đã ra đời trong những năm tháng tù đày đầy oan khuất của Bác đó sao?
 

4 tháng 9 2018

Nhà thơ Thế Lữ sinh năm 1907 mất năm 1989, tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, sinh tại ấp Thái Hà, Hà Nội. Quê quán ở làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (nay là Tiên Sơn), tỉnh Bắc Ninh. Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của ông- nói đến Thế Lữ không thể không nói đến Nhớ rừng.Bài thơ “Nhớ rừng” được Thế Lữ viết năm 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản năm 1935. Bài thơ mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn Bách thú để thể hiện ý chí căm hờn, u uất và niềm khát khao tự do mãnh liệt của tác giả cũng như những người bị giam cầm, bị nô lệ. Thành công của tác giả Thế Lữ là sử dụng nghê thuật đối lập mang hình ảnh đặc săc của bài thơ qua đó tác phẩm phản ánh qua cuộc sống bất bình thời phong kiến.  Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy. Có thể nói, Nhớ rừng là tác phẩm thành công nhất của Thế Lữ nói riêng và trong phong trào Thơ mới nói chung.

17 tháng 12 2021

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

“Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Áo tơi qua buổi cày bừa
Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
Đàn gà mới nở vàng ươm
Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
Bất ngờ rụng ở trên cành
Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.

Tham khảo : 

 

Tình mẫu tử - một đề tài phổ biến trong thơ ca. Có rất nhiều bài thơ viết về thứ tình cảm này, một trong số đó là bài “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương.

Bài thơ là những dòng cảm xúc của người con trong một lần về thăm mẹ vào một chiều mùa đông:

                     “Con về thăm mẹ chiều đông
                     Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà
                     Mình con thơ thẩn vào ra
                     Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Sau nhiều năm xa cách, người con trở về thăm mẹ. Những hình ảnh quen thuộc khiến con cảm thấy bồi hồi, da diết:

                       “Chum tương mẹ đã đậy rồi
                        Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
                        Áo tơi qua buổi cày bừa
                      Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm
                      Đàn gà mới nở vàng ươm
                      Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành
                     Bất ngờ rụng ở trên cành
                     Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật tuy bình dị, nhưng gửi gắm tình tấm lòng yêu thương của người mẹ. Chúng ta có thể bắt gặp những sự vật đó ở bất cứ một làng quê nào.

Hai câu thơ cuối cho thấy tình cảm của nhà thơ dành cho người mẹ của mình. Hình ảnh người con ngồi trên hiên nhà vắng, thơ thẩn vào ra gợi sự bồi hồi khi nhìn thấy những đồ vật quen thuộc mẹ vẫn thường dùng, mong ngóng mẹ trở về:

                                         “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn
                                  Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Sự xúc động đến nghẹn ngào đã bày tỏ một tấm lòng yêu thương da diết của người con. Điều làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn” đó là những chuyện giản đơn thường ngày - ngôi nhà do mẹ một tay vun vén, sự hy sinh mẹ dành cho con.

Bài thơ “Về thăm mẹ” khiến cho người đọc vô cùng xúc động về tình cảm mẫu tử da diết, sâu nặng.