K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2020

"Kỳ nghỉ đông bất thường

Ngày 24/1 là ngày tất niên. Tiếng chuông điện thoại reo vang đánh thức tôi khỏi giấc mơ ngọt ngào. Qua đôi mắt ngái ngủ, tôi thấy mẹ đang nghe điện thoại: "Vâng giám đốc, tôi đang đi nghỉ cùng gia đình ở Thường Châu (thành phố thuộc tỉnh Giang Tô). Mấy giờ? Được rồi, chúng tôi sẽ lập tức lên đường".

"Cạch", mẹ vội bật đèn ngủ, gọi tôi và bố tôi thức dậy. "Nhanh lên nào, chúng ta phải đóng gói hành lý và quay trở về Thượng Hải ngay bây giờ. Mẹ được điều động đến Vũ Hán khẩn cấp nên phải có mặt lúc 11h".

Việc tiếp xúc đột ngột với ánh sáng khiến tôi mở bừng mắt, cố gắng rúc vào chăn và uể oải nói: "Hôm nay là giao thừa, con muốn ăn tối cùng ông cố và cô chú. Con muốn nhận lì xì từ họ hàng. Con đã không được đón Tết ở quê trong nhiều năm mà".

"Mẹ sẽ giải thích cho con khi ở trên đường, bây giờ con hãy đóng gói đồ đạc nhé", mẹ kéo tôi ra khỏi giường và mặc quần áo cho tôi.

Trong tiếng ồn ào của gia đình tôi, ông bà ngủ ở phòng bên cạnh đã thức dậy. Một người vội làm bữa sáng, người còn lại thu dọn đồ đạc và gọi điện thoại.

Vào lúc 7h sáng, gia đình tôi đã hoàn thành bữa sáng đơn giản, cất hành lý vào xe và để lại những đồ không thể mang theo cho họ hàng. Bên ngoài đang đổ mưa, bầu trời vẫn tối và nhiều sương mù.

Mẹ kéo tôi vào xe, mặc cho tôi khóc vì không được đón năm mới cùng họ hàng và bố tôi nổ máy. Mưa trở nên nặng hạt hơn còn con đường thấm đẫm sương mù. Cần gạt nước làm việc liên tục nhưng chúng tôi chỉ nhìn thấy khoảng 50 mét trước mặt. Có lúc mẹ giục bố lái xe nhanh hơn nhưng lần khác mẹ lại nhắc bố lái chậm lại khiến tôi say xe và cảm thấy Tết năm nay thật kinh khủng.

Mưa tạnh khi xe chúng tôi lên đường cao tốc đến Thượng Hải và mẹ có thể yên tâm quay sang nói chuyện với tôi.

"Mẹ biết con không vui nhưng con có biết tại sao mẹ phải từ bỏ kỳ nghỉ và đến Vũ Hán hay không?", mẹ hỏi. Không đợi tôi trả lời, mẹ liền nói: "Bởi vì có một loại virus mới ở Vũ Hán khiến hàng trăm người mắc bệnh và hàng nghìn người phải cách ly".

"Nó có nghiêm trọng hơn bệnh cúm không hả mẹ?", tôi hỏi.

"Chắc chắn rồi. Con có nhớ tháng trước 16 bạn lớp con đã phải nghỉ học vì bệnh cúm hay không? Loại virus này giống với bệnh viêm phổi nhưng nguy hiểm hơn. Năm 2003, một loại virus tương tự có tên là SARS đã bùng nổ ở Bắc Kinh khiến hàng nghìn người nhiễm bệnh và cướp đi mạng sống của 700 người".

Tôi cảm thấy rất buồn khi mẹ cho tôi xem những bức hình cũ về dịch SARS. Mọi người đeo khẩu trang ở khắp mọi nơi, các bác sĩ và y tá mặc đồ bảo hộ chống lây nhiễm, đường phố vắng bóng người.

"Mẹ, mẹ phải đi ư?", tôi lo lắng hỏi.

"Đúng vậy, mẹ là y tá trưởng và là một quân y. Công việc của mẹ là chữa lành vết thương và giải cứu những người sắp chết. Bây giờ Vũ Hán đang gặp nguy hiểm. Đó là quê hương của cha con và mẹ phải đi cứu nó", mẹ nói.

Chúng tôi về đến Thượng Hải vừa kịp lúc và mẹ vội vã lao vào nhà. 10 phút sau, mẹ chạy xuống cầu thang với túi hành lý nhỏ trên vai. Nhìn theo mẹ, tôi chực trào nước mắt. Tôi biết mẹ sẽ không ở cùng gia đình một thời gian dài và tôi không thể ăn các món ngon mẹ nấu. Mẹ đang dũng cảm chống lại virus nguy hiểm.

Mẹ ôm tôi, xoa đầu tôi và động viên: "Con hãy mạnh mẽ lên". Nhìn mẹ rời đi, tôi liên tục gật đầu qua hàng nước mắt.

Bữa tối đêm giao thừa của bố con tôi là món mì đơn giản. Có rất ít chương trình lễ hội mà tôi thậm chí chẳng buồn xem gala lễ hội mùa xuân trên truyền hình. Ngoài đường không có tiếng xe cộ cũng chẳng có tiếng pháo. Thời gian như thể đang dừng lại.

8h tối, mẹ gọi về nhà. "Mọi người xem tin tức trên kênh truyền hình Trung ương nhé", mẹ nói và gác máy trước khi chúng tôi kịp trò chuyện. Tôi bật TV. Chương trình đang đưa tin về các bác sĩ quân y được điều động từ Thượng Hải đến Vũ Hán và mẹ xuất hiện trên màn hình.

Mặc đồng phục màu xanh hải quân, mẹ và 150 chiến sĩ khác đang trên đường ra máy bay. Chiếc máy bay mở rộng cửa, mẹ và các đồng chí vội vã leo lên, lặng lẽ và trật tự. Khuôn mặt tất cả mọi người đều nghiêm trang, lo lắng và âm thanh duy nhất là tiếng giày chạm đất và mệnh lệnh được đưa ra bởi vị chỉ huy. Cuối cùng, chiếc máy bay lăn bánh trên đường băng và cất cánh bay lên bầu trời.

Vũ Hán, từ tối nay, bạn sẽ không còn đơn độc. Mẹ và những người đồng chí của mẹ đang đến với bạn rồi.

Sau khi xem chương trình truyền hình, tôi không còn buồn nữa và nhanh chóng thiếp đi. Ngày mai là ngày đầu tiên của năm mới. Cuộc sống sẽ tiếp tục, mẹ tôi sẽ chiến thắng và Vũ Hán sẽ an toàn trở lại".

13 tháng 2 2020

đây giống chuyện hơn là suy nghĩ

Giúp mình với mình đang cần gấpB1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay....
Đọc tiếp

Giúp mình với mình đang cần gấp

B1 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ trẻ hiện nay.

B2 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống của thế hệ thanh niên thời chống Mĩ cứu nước và lí tưởng sống của thanh niên thời nay.

B3 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về cuộc sống hạnh phúc của thanh niên thời nay. Trong đoạn văn có ít nhất 2 câu nghi vấn được sử dụng với những mục đích khác nhau.

B4 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về thái độ của mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể.

B5 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về vấn đề tuổi trẻ và sự sáng tạo.

B6 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) theo cách lập luận quy nạp nêu suy nghĩ của em về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và một thành phần khởi ngữ.

B7 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng học sinh lười đọc sách.

B8 : Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) với chủ đề : Sức mạnh của niềm hi vọng.

B9 : Duy chỉ có gia đình người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương số phận (Euripides)

 Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.

B10 : Hãy chọn một thói quen em muốn rèn luyện và viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

0
30 tháng 6 2021

Đề 1:

                                                                                     bài làm

Lời kêu gọi "Hãy đứng yên khi Tổ quốc cần" mang thông điệp tích cực, đặc biệt là trong những ngày đất nước đang phải gồng mình chống chọi với đại dịch Covid. Dịch bệnh dễ lây lan qua tiếp xúc gần giữa người với người, nếu tập trung đông thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ vô cùng cao, và khi đó chính quyền sẽ rất khó khoanh vùng để dẹp dịch. Vì vậy, nếu không thực sự cần thiết thì hãy ở yên trong nhà, Tổ quốc cần bạn ở yên, bạn phải ở yên. Đó là trách nhiệm của bản thân với chính đất nước, quốc gia mình. Mặt khác, lời kêu gọi cũng mang hàm ý phê phán, khiển trách những kẻ coi thường dịch bệnh, chủ quan, thậm chí cố tình làm trái những quy định về cách ly của chính quyền để thoả mãn nhu cầu cá nhân. Mọi người cần tỉnh táo, nâng cao ý thức chính mình, người thân, bạn bè,...trong công tác phòng chống dịch Covid, đừng vì những nhỏ nhen, ích kỉ mà gây họa cho chính dân tộc mình.

Đề 2:

                                                                                               bài làm

Quê em ở làng Và nằm ven con sông cầu thơ mộng, ơ làng em bây giờ ngày nào cũng có chợ, nhưng đó là chợ xép, chợ nhỏm, còn chợ chính chỉ có vào các ngày 5 ngày 9 Âm lịch. Em rất thích được theo bà đi chợ vào những ngày này.Từ mờ sáng, chợ đã đông người. Từ trên đê đi xuống, từ bên kia sông đi sang, từ những làng xung quanh đến, mọi người tíu tít đổ về chợ. Làng em tấp nập người qua lại. Tiếng trò chuyện râm ran trên suốt đường làng.Chính giữa chợ là hai dãy lều của những cửa hàng bách hoá thu nhỏ. Nào kim chỉ, gương lược, nào giấy vở, bút chì, phấn bảng, cho đến cả bóng đèn, phích nước, ấm chén,… thứ gì cũng có. Quần áo người lớn, trẻ con đủ màu xanh, đỏ, nâu, đen treo la liệt thành những bức tường nhiều màu đến hoa cả mắt. Chén bát, nồi niêu bày kín mặt đất chẳng còn chỗ đặt chân. Ồn ào nhất chợ là chỗ bày bán các con vật nuôi. Những chú lợn con bị nhổt trong rọ, mở tròn mắt, nghếch mõm nhìn người qua lại. Đàn gà con chiếp chiếp trong lồng, nhớn nhác nhìn cảnh lạ. Lũ vịt bị trói thành từng cặp, lâu lâu lại đập cánh phành phạch rồi cạc cạc ầm ĩ. Có lẽ chúng đang lo sợ quá.Em cùng bà thường dừng lại lâu nhất ở hàng bán tranhHai bà cháu em cứ nhìn mãi tranh gà, tranh lợn, tranh cá chép trông trăng. Dù ở nhà đã có rồi nhưng nhìn những bức tranh còn tươi màu mực, em vẫn muốn được mua thêm vài bức. Có lẽ, đây là sở thích riêng của người dân vùng Kinh Bắc từ xa xưa truyền lại.

Mặt trời lên cao. Chợ đã vãn. Dòng người gồng gánh lại tản về các ngả. Làng em trở lại yên tĩnh, một sự yên tĩnh ấp ủ sức sông dồi dào mà chợ Và đã tiếp sức cho sau mỗi phiên.

24 tháng 10 2021
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:“Giao tay lái chiếc xe cuộc đời mình vào... - Hoc24
24 tháng 10 2021

Tham khảo:

Trong cuộc sống này vẫn còn tốn tại rất nhiều những điều kì diệu đến từ trái tim của con người. Họ chia sẻ, đùm bọc và yêu thương lẫn nhau. Chia sẻ có một vai trò quan tọng tỏng cuộc sống này. Sẻ chia là sự quan tâm xuất phát từ trái tim giữa những con người với nhau. Cuộc sống là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội. Sự sẻ chia giúp con người xích lại gần nhau hơn, tình cảm giữa con người với nhau trở nên khăng khít hơn. Một con người biết trao đi yêu thương sẽ là một người hoàn thiện về nhân cách, được mọi người xung quanh yêu mến, kính trọng. Hơn nữa, khi ta biết sẻ chia cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp, bình yên và thanh thản. Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang màu xanh của sự hy vọng luôn sẵn sàng đưa bước chân đến nhưng vùng miền xa xôi để giúp đỡ những người khó khăn. Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết lợi ích của bản thân. Đó là những người cần đáng lên án. Tóm lại, sẻ chia là một đức tính tốt của con người, Vì vậy, mỗi chúng ta hãy rèn luyện cho mình sự trao đi yêu thương để cuộc sống ý nghĩa hơn

6 tháng 8 2021

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp...

đây nha bạn

18 tháng 4 2022

nguyên 1 bài đó.-.?

3 tháng 4 2022

Em viết đoạn văn theo các ý sau nhé:

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (VD: Thông điệp 5K là một trong những thông điệp quan trọng nhất trong thời điểm dịch bệnh hiện nay...)

Nêu những điều trong thông điệp 5K?

Vai trò của thông điệp 5K?

Dẫn chứng?

Trái với việc chấp hành thông điệp 5K?

Bản thân em đã làm gì để thực hiện thông điệp 5K?

Kết luận. 

3 tháng 4 2022

Em cảm ơn ạ:3

23 tháng 11 2021

Việt Nam sẽ phải tiếp tục chống dịch COVID-19 trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh; tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” như: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Bộ Y tế khuyến cáo "5K" chung sống an toàn với dịch bệnh

31/08/2020 16:26 (GMT+7)Thực hiện "5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế" để giữ an toàn cho Bạn và Chúng ta trước đại dịch COVID-19!

tham khảo

Đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đến cuối tháng 8/2020 đã lây lan tại 215 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 25 triệu người mắc và gần 850 nghìn người tử vong.

Tính đến 6h00 ngày 31/8/2020, Việt Nam ghi nhận 1.040 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó 690 bệnh nhân do lây nhiễm trong nước, 350 bệnh nhân từ nước ngoài về. Trong thời gian tới, nguy cơ dịch COVID-19 vẫn thường trực và tiếp tục có các ca mắc bệnh mới trong cộng đồng.

Việt Nam sẽ phải tiếp tục chống dịch COVID-19 trong thời gian dài và dần hình thành nếp sống, ứng xử phù hợp trong điều kiện có dịch bệnh; tiếp tục áp dụng các biện pháp cơ bản phòng chống dịch trong trạng thái “bình thường mới” như: đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các nơi công cộng và trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.

Khai báo y tế khi đến khám tại bệnh viện.

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế mong muốn và kêu gọi mỗi người dân Việt Nam cùng nhau thực hiện Chung sống an toàn với đại dịch COVID-19. Bộ Y tế gửi đến Bạn “Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế”