K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi, trên một cánh thảo nguyên. Có hai cây phong to lớn, nằm giữa ngọn đồi như một ngọn hải đăng trên núi. Đó là biểu tượng riêng, tiếng nói tâm hồn của người làng Ku- ku- rêu. Trên hai cây phong cũng là nơi tuổi thơ của nhân vật “tôi” và lũ trẻ trong làng có một “thế giới đẹp vô ngần”. Đứa trẻ nào cũng hào hứng trèo lên cây, ngắm ngôi làng và những vùng đất kế cận với sự thích thú, tò mò. Nhân vật “tôi” vẫn không lý giải được vì sao trên quả đồi có hai cây phong lại được gọi. 

23 tháng 10 2018

1/ Tác giả : Ai - ma - tốp

- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây

- Có nhiều tác phẩm quen thuộc vs bạn đọc VN : Cây Phong non trùm khăn đỏ , Người thầy đầu tiên ,Con tàu trắng

2/Tác Phẩm

-Trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên

- Được đặt bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan giữa năm 20 của thế kĩ trước

..... (bạn chú ý vào sgk để tóm tắt nội dung VB vì nó dài)

23 tháng 10 2018

1/ Tác giả : Ai - ma - tốp

- Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây

- Có nhiều tác phẩm quen thuộc vs bạn đọc VN : Cây Phong non trùm khăn đỏ , Người thầy đầu tiên ,Con tàu trắng

2/Tác Phẩm

-Trích phần đầu truyện Người thầy đầu tiên

- Được đặt bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan giữa năm 20 của thế kĩ trước

..... (bạn chú ý vào sgk để tóm tắt nội dung VB vì nó dài)

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
22 tháng 10 2018

Ai-ma-tốp là nhà văn nước Cộng hoà Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây. Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư- xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát- xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan. Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963). Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa-rư (1967), Con tàu trắng (1970),... Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng,...

Phần trích Hai cây phong trong sách giáo khoa do người biên soạn đặt. Bối cảnh của truyện là một vùng quê hẻo lánh thuộc Cư-rơ-gư-xtan giữa những năm 20 của thế kỉ XX khi nơi đây tư tưởng phong kiến và gia trưởng, còn nặng nề, do đó phụ nữ và trẻ mồ côi bị coi thường và rẻ rúng.

Hình ảnh hai cây phong được miêu tả với một tâm trạng đầy xúc động của người kể chuyện. Nó dẫn dắt người đọc trở lại với 40 năm trước để chứng kiến những tình cảm sâu nặng giữa thầy Đuy-sen và cô trò nhỏ An-tư-nai. Người kể chuyện xưng "tôi" (có lúc là "chúng tôi") cũng là người gắn bó với làng quê Ku-ku-rêu, nơi có hai cây phong thân thuộc, gắn với bao kỉ niệm tuổi thơ của mình.

Thời Hùng Vương thứ sáu có cặp vợ chồng làm ăn chăm chỉ hiền lành, trong một lần nọ người vợ thấy có dấu chân to liền ướm thử sau đó mang thai, mười hai tháng sau sinh ra một đứa bé trai. Nhưng đến ba tuổi cậu bé chưa biết nói chuyện chỉ đến khi nghe tiếng sứ giả tìm người đánh giặc, cậu bé ấy mới cất tiếng nói đầu tiên. Sau hôm gặp sứ giả cậu bé lớn nhanh như thổi chẳng mấy chốc là trở thành tráng sĩ cầm roi sắt đánh tan giặc Ân. Giặc vỡ, Thánh Gióng về trời và được người đời nhớ ân đặt cho tên "Phù Đổng Thiên Vương"