Thế nào là thành phần chính của câu?Xác Định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau.
"Choắt không dậy được nữa,nằm thoi thớp .Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống nâng đầu choắt lên mà than..."
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 :
Đoạn trích trên trong văn bản : "Bài học đường đời đầu tiên".
Ngôi kể : Ngôi thứ nhất
Câu 2 :
Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
Câu 3 :
Nhân vật Dế Choắt lâm vào cảnh sắp lìa đời. Vì cái tội ngông và thói hung hăng của Dế Mèn.
Câu 4 : Từ láy im đậm :
“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”
Câu 5 :
Dế Choắt khuyên Dế Mèn : Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy".
Qua đây cho thấy Dế Choắt là người sống tốt, ngay thẳng, biết chỉ bảo người khác những điều tốt, là tấm gương để mọi người noi theo.
Câu 1:
Đoạn văn trên trích trong văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
Văn bản đã tìm được được kể theo ngôi thứ nhất
Câu 2:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Miêu tả
Câu 3:
Nhân vật Dế Choắt lâm vào cảnh: bị chị Cốc mổ trọng thương rồi từ giã cõi đời. Choắt bị như vậy bởi trò nghịch dại của Dế Mèn
Câu 4:
Từ láy được sử dụng trong đoạn văn: thoi thóp, hốt hoảng, nông nỗi, hối hận, dại dột, hung hăng, bậy bạ, ăn năn
Biện pháp tu từ được sử dụng: Nhân hóa
Tác dụng của biện pháp nhân hóa: Nhân hóa các con vật ( Dế Mèn, Dế Choắt,...) giúp chúng trở nên sinh động, biểu lộ đc những suy nghĩ, tình cảm như con người.
Câu 5:
Dế Choắt khuyên Dế Mèn : Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy".
Dế Choắt là người bao dung nhân hậu, không những không trách móc, bày tỏ thái độ với dế Mèn mà còn khuyên nhủ Dế Mèn rất chân thành
chia tách làm tường đoạn nhỏ thì các bạn giúp đỡ tốt hơn nhé .
Phần I: Đọc –hiểu
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng:
- Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nỗi này! Tôi hối lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ?
Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.”
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào ?Xác định ngôi kể của văn bản đó.
Đoạn văn trích trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên. Ngôi thứ nhất.
Câu 2:Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Tự sự
Câu 3:Nhân vật Dế Choắt trong đoạn văn lâm vào tình cảnh gì ? Vì sao?
Nhân vật Dế Choắt lâm vào tình cảnh nằm thoi thóp, không dậy được nữa rồi lâm trung. Vì Dế Mèn đã trêu chọc chị Cốc nên Dế Choắt phải chịu tội thay.
Câu 4:Tìm ra từ láy và xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên . Trình bày tác dụng của biện pháp tu từ đó.
-Từ láy : thoi thóp , hối hận, ngông cuồng, hung hăng, bậy bạ
-Biện pháp tu từ :
Liệt kê : ở đời mà có thói hung hăng bậy ba, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang va vào mình đây.
⇒Nhằm liệt kê tính cách của Dế Mèn . Chỉ vì vậy mà dế choắt phải ra đi .
Câu 5:Dế Choắt khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em thấy Dế Choắt là người như thế nào ?
Trước khi lâm trung , Dế Choắt nói với Dế Mèn rằng : " Thôi , tôi ốm yếu quá rồi , chết cũng được . Nhưng trước khi nhắm mắt , tôi khuyên anh : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ , có óc mà không biết nghĩ , sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy
→ Anh khuyên Dế Mèn rằng ở đời không nên hung hăng , trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ . Nếu không thì sẽ chuốc hoạ vào thân .
⇒ Cậu là một người hiền lành , tốt bụng và biết quan tâm tới người khác . Trước lúc chết còn khuyên nhủ bạn mình mặc cho Dế Mèn đã gây ra cái chết cho Dế Choắt.
Phần II: Tập làm văn:
Câu 1: Hãy viết 1 đoạn văn diến tả lại tâm trang của Dế Mèn khi đứng trước mộ Dế Choắt (theo lời của Dế Mèn)
Chôn cất Dế Choắt xong xuôi, tôi đứng trước mộ của cậu để suy nghĩ lại việc làm của bản thân. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho Dế Choắt phải chịu tôi thay. Chỉ vì cái tính kiêu căng, tự cho mình là nhất mà đã hại người bạn hàng xóm của mình. Sự việc hôm nay quả thực đã dạy cho tôi một bài học quá lớn. Chắc chắn tôi sẽ luôn ghi nhớ bài học này. Luôn nhận bản thân là một người mạnh mẽ nhưng tôi không dám nhận lỗi để Dế Choắt phải chịu tội thay. Lúc này, tôi đã tự thấy mình là kẻ hèn nhát. Nhưng khi tôi nhận ra lỗi lầm thì đã quá muộn, sai lầm của tôi phải đánh đổi bằng mạng sống của Dế Choắt. Chính vì vậy, tôi chỉ còn cách chuộc lại lỗi lầm của mình bằng cách sửa đổi thói kiêu ngạo của bản thân. Tôi sẽ cố gắng học cách sống chan hòa với mọi người hơn. Tôi cũng sẽ sử dụng sức mạnh của mình một cách chính xác. Bài học đường đời đầu tiên đã phải trả cái giá quá đắt.
Câu 2: Tả lại hình ảnh phượng vĩ nơi sân trường.
Nàng tiên xuân xinh đẹp đã lặng lẽ nói lời tạm biệt từ bao giờ, và đất trời đón một nàng hạ đỏng đảnh nhưng không kém phần ấm áp.Hạ đến mang theo cái nắng vàng chói chang, làm cho hoa thêm thơm và cây cối thêm chín mọng.Một cơn gió mát khẽ thoảng qua, cây phượng trường em khẽ giật mình, đánh thức những búp non còn đang yên giấc.
Cây phượng trường em được trồng từ khi ngôi trường mới được thành lập.Tuổi của cây cũng chính là tuổi của trường. Thân cây cao, to và sần sùi, có cả những cái mấu nổi lên như những cục u, đủ biết cây đã già lắm rồi.Cành cây vươn rộng tạo thành một chiếc ô xanh khổng lồ, che mát cho cả sân trường. Rễ cây to và cứng trồi cả lên mặt đất, như những con rắn đang say ngủ.Trên những cành nhánh, lá phượng xòe ra đều đặn và đối xứng nhau.Màu xanh của lá như màu cốm non, tạo cho người khác một cảm giác dễ chịu khi ngắm nhìn.Mùa hè xanh tươi là thế nhưng đến mùa đông, phượng trút lá chỉ còn là những cành cây khẳng khiu như những chiếc lược chải tóc cho mây trời.Hoa phượng bừng nở cũng là lúc mùa hè về.
Trên tán cây, những chú ve đã hát vang bài ca chào đón mùa hè đến.Phượng và ve dường như đã trở thành dấu hiệu đặc trưng mà mỗi khi nhắc đến mùa hè người ta không thể quên.Những ngày đầu hè, phượng còn lác đác vài bông ẩn trong tán là xanh.Rồi khi ánh nắng mặt trời ngày trở nên gay gắt và chói chang, những nụ màu đỏ chúm chím như bừng tỉnh giấc, phượng đồng loạt nở rộ không báo trước, để lũ học sinh ngỡ ngàng ngước nhìn lên và tự hỏi: “Phượng nở từ bao giờ mà bất ngờ vậy”.
Giữa vùng trời bao la, đám lá xanh rờn, hoa phượng tự tin, kiêu hãnh vươn mình kheo sắc đỏ làm cho muôn loài ghen tị vì thua hương kém sắc.Nắng càng chói chang, phượng càng rực rỡ.Một đóa phượng gồm nhiều bông hoa kết thành, mỗi bông đều có từ 4-5 cánh trông như cánh bướm,dịu dàng ôm ấp lấy nhụy vàng bên trong.Mỗi đóa hoa là một đốm lửa đỏ rực, cả cây phượng làm bừng sáng cả một góc sân khoảng trời, nhìn từ xa trông cây như đang bốc cháy.Những chú ong chăm chỉ bay đến từng bông hoa hút mật, cùng với những chú ve tạo nên bức tranh mùa hè rực rỡ màu sắc.
Phượng làm lòng người học sinh nôn nao vì một mùa thi nữa lại về, nhìn sắc phượng đỏ mà biết bao bồi hồi cùng với lo lắng.Dưới tán già, chúng em cùng nhau trao đổi bài đầy say mê, cánh phượng rơi trên vạt áo còn đọng lại mùi hương tinh khiết.Đối với những học sinh cuối cấp sắp phải rời xa mái trường, phượng được ép lại trong trang sách học trò để gợi nhắc về một khoảng thời gian thật đẹp được gắn bó với thầy cô và bạn bè.Góc sân nơi cây phượng già đang đứng là nơi diễn ra bao cuộc chia tay trong niềm nuối tiếc và lưu luyến bịn rịn,những lời lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng dạt dào cảm xúc ngày thường vốn khó nói nay chất chứa biết bao tình cảm chân thành.
Những ngày hè, học sinh về hết, cổng trường khép kín, chẳng còn tiếng trống, chẳng còn tiếng cười nói vui đùa, phượng đành đứng một mình buồn thiu nhìn cảnh còn nhưng người vắng.Và rồi khi ba tháng hè kết thúc, ngày khai giảng lại đến, phượng đón học sinh trở về trong vòng tay thân yêu, lại trở về là một người bạn gần gũi của đám học trò nhỏ.
*Tk . hoc24
Câu 1:– Dế choắt đã khuyên dế mèn : ” ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ” . Qua đó, em thấy dế choắt là một người có lòng thương nghười, rộng lượng, luôn dang rộng vòng tay tha thứ cho người khác. Dế choắt còn rất tốt bụng khi không những không những tha thứ cho dế mèn mà còn khuyên dế mèn .
Câu 2 :
Biện pháp tu từ : nhân hóa, liệt kê
* Tác dụng :
– Nhân hóa : làm sự vật trở nên gần gũi, sống động hơn .
– Liệt kê : Miêu tả đầy đủ, sâu sắc hơn và dễ bộc tả cảm xúc, tình cảm
tick nha
câu 1: nội dung chính là dế choắt đang dạy cho dế mèn bài học đường đời đầu tiên rằng phải biết cư sử đúng không kêu căng, hống hách rồi lại hối hận
câu 2: biện pháp tu từ là nhân hóa tác dụng là giúp cho văn bản sinh động hấp dẫn và giúp cho người đọc hiểu được ý nghĩa của văn bản
Anh ơi .-.
Câu 2 là từ đoạn trích trên rút ra bài học gì chứ đâu phải nêu nội dung chính anh chỉ cần ghi là "không nên hống hách, kiêu ngạo " là được rồi.
Câu 3 : anh thiếu nêu tác dụng của những biện pháp tu từ anh nêu trên.
Câu 4 : đây đâu phải câu ghép đâu anh mà có tận 2 cặp chủ vị ạ. Ở đây không hề có dấu hiệu nào cho thấy đây là câu ghép không được nối bằng các từ nối và dấu ","
Tham Khảo
Câu 1
Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.”
=>> Lời nói của Dế Choắt muốn khuyên Dế Mèn không nên sống hung hăng,kiêu ngạo coi thường người khác thì sớm muộn gì cũng gặp quả báo.
Câu 2
Nội dung chính là dế choắt đang dạy cho dế mèn bài học đường đời đầu tiên rằng phải biết cư sử đúng không kêu căng, hống hách rồi lại hối hận
Câu 3
Xác định biện pháp tu từ trong câu sau và nêu tác dụng:
Thế rồi Dế Choắt tắt thở.Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình.
Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng.
Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum.
Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Nghệ thuật : điệp ngữ , phép nối
Câu 4
Tôi // đem xác Dế Choắt //đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum
C2 V2
Cn1 Vn1
=> Câu mở rộng
Câu 1: PTBĐ: Tự sự
Câu 2: Đoạn văn trên được trích từ VB Bài học đường đời đầu tiên - Tác giả: Tô Hoài
Câu 3: Các nhân vật có trong đoạn trích là: Dế Choắt, Dế Mèn
Câu 4: Dế Choắt đã nói với Dế Mèn:
- Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăn bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.
Em hiểu được về lời khuyên: Trước khi làm một việc gì cũng phải suy nghĩ kĩ càng, chớ nên làm vội, còn thói hung hăng, bây bạ thì cũng nên bỏ. Vì nếu không sẽ mang vạ vào thân mình
Câu 5:
Bài học mà em rút ra là: Trong cuộc sống, chúng ta phải biết suy nghĩ nên làm việc gì, không nên làm việc gì, nếu mà có thói hung hăng như Dế Mèn trong câu chuyện trên thì sớm muộn cũng mang vạ vào thân.
Câu 7:
CN: Tôi
VN: đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum
Tham Khảo
Câu 1
Văn bản "dế mèn phiêu lưu kí" Tác giả : Tô Hoài
Câu 2
Dế Mèn: khoẻ mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, khinh thường người khác. Thích châm chọc, chế giễu kẻ yếu hơn mình, thích đùa nghịch những trò nguy hiểm và có tính tự cao tự đại luôn cho mình là mạnh nhất.
Dế Choắt: gầy yếu, nhút nhát, bộ dạng xấu xí, ăn ở luộm thuộm. Bởi cái tính nhút nhát của nên anh ta chả dám đụng đến ai hết.
Câu 3:
– Dế choắt đã khuyên dế mèn : ” ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ” . Qua đó, em thấy dế choắt là một người có lòng thương nghười, rộng lượng, luôn dang rộng vòng tay tha thứ cho người khác. Dế choắt còn rất tốt bụng khi không những không những tha thứ cho dế mèn mà còn khuyên dế mèn .
Câu 4 :
Bài học : Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình. Nhà văn mượn lời nhắc nhở của Dế Choắt để gửi tới các bạn đọc nhỏ tuổi lời khuyên không nên kiêu căng, tự mãn. Ngay từ nhỏ, chúng ta phải rèn luyện nhân cách để sau này trở thành người tử tế và hữu ích.Đoạn trích trên đây tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả loài vật của nhà văn Tô Hoài. Bằng bút pháp nhân hóa đặc sắc, tác giả đã tạo cho nhân vật Dế Mèn một linh hồn và một tính cách vừa rất riêng vừa rất chung. Dế Mèn đã trở thành nhân vật mang đầy đủ những nét đáng yêu và cả những tật xấu thường có của tuổi mới lớn. Đọc truyện, chúng em tìm thấy ở Dế Mèn hình bóng của chính mình và càng suy ngẫm, càng thấm thía những bài học quý giá mà nhà văn Tô Hoài đã khéo léo lồng vào trong đó
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả?
trl : dế mèn phiêu lưu kí ,tô hoài
b. Nêu đặc điểm của nhân vật dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích.
trl:tk
Dế Mèn: khoẻ mạnh, cường tráng, tính tình kiêu căng, khinh thường người khác. Thích châm chọc, chế giễu kẻ yếu hơn mình, thích đùa nghịch những trò nguy hiểm và có tính tự cao tự đại luôn cho mình là sắp đứng đầu thiên hạ
Dế Choắt: gầy yếu, nhút nhát, bộ dạng xấu xí, ăn xổi ở thì . Bởi cái tính nhút nhát của nên anh ta chả dám đụng đến ai hết.
c. Dế Choắt đã nói gì với Dế Mèn trước khi chết? Em hiểu gì về lới khuyên ấy?
trl :Dế choắt đã khuyên dế mèn : ” ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy ,qua đó e thấy dế choắt là người có lòng bao dung thương ng và nhân hậu
d. Từ đoạn văn trên em rút ra được bài học gì?
trl : ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình
Thế nào là thành phần chính của câu?
Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. ... Chủ ngữ là thành phần chính của câu nhằm nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ.
Xác Định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau.
"Choắt// không dậy được nữa,nằm thoi thớp .Thấy thế, tôi //hốt hoảng quỳ xuống nâng đầu choắt lên mà than.
CN VN CN VN
chúc bạn học tốt
- Khái niệm: Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. ... Chủ ngữ là thành phần chính của câu nhằm nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái,... được miêu tả ở vị ngữ.