Câu 1. Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng?
Câu 2. Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Câu 3. Nước được vận chuyển từ đất vào mạch gỗ của rễ bằng con đường nào?
Câu 4. Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây?
Câu 5. Tại sao quá trình hấp thụ nước và chất khoáng lại liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ?
Câu 6. Trình bày vai trò của nước đối với tế bào và cơ thể thực vật?
Câu 7. Cho biết vị trí và vai trò của đai Caspari trong cơ chế hấp thu nước?
Câu 8. Làm thế nào để những cây gỗ lâu năm có thể vận chuyển được nước từ rễ lên lá?
Câu 9. Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ đến lá.
Câu 10. Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển từ rễ lên lá?
Câu 11. Nếu một ống mạch gỗ bị tắc, dòng mạch gỗ có thể tiếp tục đi lên đươc không? Vì sao?
Câu 12. Cho biết nguyên nhân của hiện tượng rỉ nhựa ở các thân cây bị cắt ngang.
Câu 13. Hiện tượng ứ giọt là gì? Trình bày nguyên nhân của hiện tượng?
Câu 14. Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Câu 15. Trình bày vai trò của các yếu tố là động lực của dòng mạch gỗ?
Câu 16. Cho biết vai trò chính của dòng mạch gỗ và mạch rây đối với thực vậtCâu 17. Vì sao đứng dưới bóng cây mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Câu 18. Trình bày cấu tạo tế bào lỗ khí phù hợp với chức năng của nó? Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng?
Câu 19. Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Câu 20. Các điều kiện môi trường ảnh hưởng như thế nào đến quá trình trao đổi nước?
Câu 21. Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là gì?
Câu 22. Làm thế nào để phân biệt được hiện tượng ứ giọt và hiện tượng sương trên lá?
Câu 23. Tại sao hiên tượng ứ giọt thường xảy ra ở những cây bụi thấp và cây thân thảo?
Câu 24. Quá trình thoát hơi nước ở lá có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể thực vật?
Câu 25. Vì sao phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và loài cây trồng?
Câu 26. Ý nghĩa của việc làm cỏ lúa sục bùn và xới đất quanh gốc cây?
Câu 27. Vì sao khi bón quá nhiều phân cũng có thể làm chết cây?
Câu 28. Các nguyên tố khoáng được cây trồng hấp thu chủ yếu dưới dạng nào? Cho biết một số triệu chứng ở cây trồng khi thiếu: nitơ, phốtpho,kali, canxi
Câu 29. Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu có những đặc điểm gì?
Câu 30. Trình bày một số phương pháp bón phân cho cây trồng mà em biết
Câu 31. Cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng? Tại sao các nguyên tố vi lượng lại cần một lượng rất nhỏ đối với cơ thể thực vật?
Câu 32. Hãy liên hệ với thực tế, cho biết một số biện pháp canh tác giúp cho quá trình hấp thu khoáng của cây diễn ra dễ dàng hơn
Câu 33. Trình bày vai trò của nitơ đối với đời sống thực vật
Câu 34. Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?
Câu 35. Thực vật đã có đặc điểm thích nghi như thế nào trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng đầu độc?
Câu 36. Trình bày vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật.
Câu 37. Vì sao trong mô thực vật phải diễn ra quá trình khử nitrat?
Câu 38. Để sử dụng nitơ phân tử (N2) và nitơ từ xác sinh vật, cây xanh phải nhờ quá trình nào?
Câu 39. Thế nào là bón phân hợp lí, vai trò của biện pháp đó đối với năng suất cây trồng và môi
Câu 40. Nêu các dạng nitơ có trong đất và các dạng nitơ mà cây hấp thụ được.
Câu 41. Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp.
Câu 42. Cho biết sự khác nhau giữa hai pha của quá trình quang hợp.
Câu 43. Nêu vai trò và sản phẩm của pha sáng trong quang hợp? Vì sao pha này xảy ra cần ánh sáng
Câu 44. Nêu những đặc điểm về cấu trúc của hạt lục lạp phù hợp với chức năng thực hiện pha sáng, pha tối quang hợp?
Câu 45. Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
Câu 46. Nêu sự giống và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM?
Câu 47. Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?
Câu 48. Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM.
Câu 1
Đặc điểm hình thái của rễ thực vật trên cạn thích nghi với chức năng tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng:
- Rễ cây sống trên cạn có 2 loại chính: rễ cọc và rễ chùm. Cả hai loại rễ đều thích nghi với việc tìm kiếm nguồn nước, hấp thụ nước và ion khoáng.
+ Rễ cọc: có 1 rễ chính, xung quanh mọc các rễ bên.
+ Rễ chùm: sau giai đoạn rễ mầm, rễ chính tiêu biến, từ vị trí rễ chính mọc ra các rễ con.
- Hình thái của rễ thích nghi với chức năng:
+ Rễ có dạng hình trụ, đầu cùng có bao đầu rễ để bảo vệ: dễ dàng đâm sâu len lỏi vào các lớp đất để tìm nguồn nước.
+ Phần chóp rễ là đỉnh sinh trưởng: phân chia hình thành các tế bào mới
+ Miền sinh trưởng dãn dài: tăng kích thước tế bào, kéo dài rễ, chuyên hóa chức năng cho các tế bào.
+ Miền lông hút: có các lông hút, giúp tăng diện tích tiếp xúc của rễ với môi trường, tăng khả năng hấp thụ nước và muối khoáng.