CÂY GẠO NGOÀI BẾN SÔNG
Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông, Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy những mùa hoa gạo đỏ ngút trời và từng đàn chim lũ lượt bay về. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh. Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn non tươi, dập dờn đùa với gió. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy. Bến sông bừng lên đẹp lạ kì.
Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo. Nhưng kìa, cả một vạt đất quanh gốc gạo phía mặt sông lở thành hố sâu hoắm, những cái rễ gầy nhẳng trơ ra, cây gạo chỉ còn biết tì lưng vào bãi ngô. Những người buôn cát đã cho thuyền vào xúc cát ngay ở khúc sông dưới gốc gạo. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
Thương thấy chập chờn như có tiếng cây gạo đang khóc, những giọt nước mắt quánh lại đỏ đặc như máu nhỏ xuống dòng sông…. Thương bèn rủ các bạn lội xuống bãi bồi, lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra. Chẳng mấy chốc, ụ đất cao dần, trông cây gạo bớt chênh vênh hơn.
Thương và các bạn hồi hộp chờ đến sáng mai thế nào cây gạo cũng tươi tỉnh lại, những cái lá xòe ra vẫy vẫy và chim chóc sẽ bay về từng đàn . . . Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực rỡ lên sắc lửa cây gạo. Thương tin chắc là như thế.
Theo Mai Phương
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập:
1. Những chi tiết nào cho biết cây gạo ngoài bến sông đã có từ lâu?
A. Hoa gạo đỏ ngút trời, tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
B. Cây gạo xù xì, gai góc, mốc meo; Thương và lũ bạn lớn lên đã thấy cây gạo nở hoa.
C. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
D. Tháng ba sắp tới, bến sông lại rực lên sắc lửa cây gạo.
2. Dấu hiệu nào giúp Thương và các bạn biết cây gạo lớn thêm một tuổi?
A. Cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
B. Cây gạo nở thêm một mùa hoa.
C. Thân cây xù xì, gai góc, mốc meo hơn.
D. Vào mùa hoa cây gạo như đám lửa đỏ ngang trời hừng hực cháy.
3. Vì sao cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê?
A. Vì sông cạn nước, thuyền bè không có.
B. Vì có kẻ đào cát dưới gốc gạo làm rễ cây trơ ra?
C. Vì đã hết mùa hoa, chim chóc không tới.
D. Vì buổi sáng Thương và các bạn đi học không ra chơi với cây gạo.
4. Thương và các bạn nhỏ đã làm gì để cứu sống cây gạo?
A. Báo cho ủy ban nhân xã biết về hành động lấy cát của kẻ xấu.
B. Lấy cát đổ vào gốc cây gạo.
C. Lấy phù sa nhão đắp che kín những cái rễ cây bị trơ ra.
D. Tưới nước cho cây.
5. Việc làm của Thương và các bạn nhỏ thể hiện điều gì?
A. Thể hiện ý thức bảo vệ môi trường.
B. Thể hiện tinh thần đoàn kết.
C. Thể hiện thái độ dũng cảm đấu tranh với kẻ xấu.
D. Thể hiện sự chăm chỉ làm việc
6. Câu nào dưới đây là câu ghép?
A. Chiều nay, đi học về, Thương cùng các bạn ùa ra cây gạo.
B. Cứ mỗi năm, cây gạo lại xòe thêm một tán lá tròn vươn cao lên trời xanh.
C. Ngoài bãi bồi có một cây gạo già xòe tán lá xuống mặt sông.
D. Cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê.
7. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng vế của câu ghép sau:
Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mỡn non tươi, dập dờn đùa với gió.
8. Các vế câu trong câu ghép “Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mơn mởn, non tươi, dập dờn vui đùa với gió” được nối với nhau bằng cách nào?
A. Nối với nhau bằng từ “vậy mà” B. Nối với nhau bằng từ “thì”
C. Nối với nhau bằng từ “mà” D. Nối trực tiếp
9. Qua việc làm của Thương và các bạn nhỏ trong bài, em học tập được điều gì?
1 các câu nhan hóa
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn.
Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.
Cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ.
Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng lóa.
Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Gợi ý: Em hãy tìm các sự vật được miêu tả bằng các từ ngữ để chỉ người.
bạn hãy dựa vào gợi ý để chắc chắn câu trả lời hơn !
học tốt