Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ở một làng nọ có một bác đánh cá chăm chỉ. Một ngày nọ bác mang lưới đi đánh cá. Nhưng thât buồn là bác thả lưới bao lần cũng không được một con cá nào mà chỉ toàn rong biển. Bác buồn bã nghĩ bụng sẽ quăng lưới lần cuối rồi ra về. Nhưng ở lần quăng lưới cuối cùng này, bác thấy mẻ lưới nặng tay, kéo lên thì thật ngạc nhiên khi thấy một chiếc bình bằng đồng được đậy nắp chì chắc chắn. Bác đánh cá nghĩ bụng sẽ mang chiếc bình này ra chợ bán lấy tiền. Bác loay hoay mở nắp bình ra, một làn khói đen kịt từ trong bình bay ra ngoài rồi tụ lại biến thành một gã hung thần dữ tợn. Tên hung thần nói ồm ồm:
– Ta nói cho ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số Bác đánh có dù lo lắng nhưng vẫn kịp bình tĩnh lại và hỏi:
– Tại sao ta cứu ngươi mà nhà ngươi lại muốn ta phải chết? Gã hung thần dữ tợn liền trả lời:
– Ta vốn là một hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt ta vào chiếc bình này và ném xuống biển sâu bao năm nay. Ta đã từng thề rằng kẻ nào cứu ta lên ta sẽ giúp trở nên giàu có, sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai tới cứu nên ta đã thay đổi lời thề. Ta thề rằng kẻ nào cứu ta lên sẽ phải chết. Ta vừa rứt lời thì nhà người đã mở nắp bình để ta thoát ra được. Vậy nên nhà ngươi sẽ phải chết. Bác đánh cá vô cùng tức giận khi nghe tên hung thần hỗn láo nói. Nhưng bác đã kịp bình tĩnh nói: – Chết cũng chẳng có gì đáng sợ. Nhưng trước khi ta chết ta muốn biết một điều. Rằng ông to lớn thế kia làm sao có thể chui vào chiếc bình bé tí. Gã hung thần nói: – Ông không tin ư? Bác đánh cá lắc đầu nói rằng: Ta không tin, ta chỉ tin khi tận mắt nhìn thấy ông chui lại vào chiếc bình. Nghe bác đánh cá nói vậy, tên hung thần láo xược hung hăng liền thể hiện ngay. Hắn biến thành một làn khói đen rồi chui tọt vào chiếc bình bằng đồng. Bác đánh cá liền nhanh tay đậy nắp bình lại và quẳng ngay xuống biển. Vậy là bác đánh cá thông minh, nhanh trí đã khiến cho gã hung thần độc ác bị trừng trị đích đáng, nằm mãi dưới biển sâu.
Tham khảo :
Ở làng nọ, có một bác ngư dân đánh cá. Một hôm, bác ra biển quăng lưới. Thật buồn, suốt ngày kéo lưới lên chỉ toàn rong biển, không được lấy một con cá nhỏ. Ngán ngẩm quá, bác định thả mẻ lưới cuối cùng rồi về. Thật kì lạ! Lần kéo lưới cuối cùng ấy có một chiếc bình bằng đồng mắc trong mẻ lưới. Bác ngư dân mừng lắm, nghĩ bụng: “Cái bình này đem ra chợ bán cũng được khối tiền”. Cầm chiếc bình lên thấy nặng, miệng bình gắn chì kín mít, bác bèn lấy dao nạy nắp bình để xem bên trong có những gì. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt từ trong bình bay lên. Bác đánh cá chưa hết ngạc nhiên thì làn khói tu lai, môt gã hung thần hiện ra từ làn khói đen đúa ấy. Gã hung thần ồm ồm nói:
- Ta báo cho nhà ngươi biết, nhà ngươi đã đến ngày tận số.
Bác đánh cá lúng túng nhưng rồi kịp trấn tĩnh ngay. Bác mắng gã hung thần:
- Ta đã cứu ngươi ra khỏi cái bình kia, sao ngươi lại trở mặt giết ta?
Gã hung thần nói
- Ta là hung thần bị trời phạt hóa kiếp thành quỷ, nhốt vào cái bình ấy rồi vứt xuống biển. Mấy trăm năm nằm dưới biến sâu. Ta đã thề rằng: ai cứu ta khỏi cái bình tối tăm ấy thì ta sẽ làm cho người ấy trở nên giàu sang, phú quí. Ta đã chờ mãi nhưng chẳng ai đến cứu. Bởi thế ta đã đổi lời nguyền: kẻ nào cứu ta sẽ phải chết. Ta vừa dứt lời thì ngươi cứu ta. Vậy nên ngươi phải chết.
Nghe gã hung thần láo xược như thế, bác đánh cá tức giận nhưng bác bình tĩnh nói:
- Thôi được, chết cũng chẳng có gì đáng sợ, nhưng trước khi muốn biết một điều.
Gã hung thần hỏi:
- Điều gì?
Bác đánh cá chỉ vào người hắn và nói:
- Ngươi to lớn như thế làm sao chui lọt vào cái bình bé tí này?
Gã hung thần nhe răng vẻ tức giận, quát rằng:
- Ngươi không tin ư?
Bác đánh cá lắc đầu, bảo:
- Không thể tin được trừ khi ta tận mắt thấy chính ngươi chui vào trong bình.
Gã hung thần rùng mình một cái biến thành một vệt khói đen ngòm, vệt khói bay đến tận trời xanh, tụ lại rồi chui tọt vào bình. Bác đánh cá vội lấy cái nắp bằng chì nút chặt miệng bình. Gã hung thần cố sức vung vẫy, tìm cách chui ra nhưng đã muộn mất rồi. Bác đánh cá vứt cái bình trở lại biển sâu. Thế là kẻ ác độc suốt đời phải nằm dưới đáy biển.
Mùa đông sắp đến, cái lạnh rét buốt sắp càn quét khắp mọi nơi, đó cũng là mùa hàng trăm loại chim bay về phương Nam tránh rét. Thiên nga cũng không ngoại lệ. Có hai vợ chồng trẻ thiên nga nhà nọ vừa mới chào đón một nhóc thiên nga ra đời. Họ cũng lo bé thiên nga còn nhỏ quá không cầm cự nổi nên gồng mình thay phiên nhau bế con qua sông.
Đi được một quãng, thấy đuối quá, họ mới dừng chân nghỉ ngơi. Nghĩ thấy tình hình đưa con đi xa trong khi còn quá nhỏ như thế này không ổn, thiên nga mẹ mới nói với thiên nga cha gửi con cho ai trông một thời gian qua cái giá rét này.
Sau một hồi tìm kiếm, họ nhìn thấy gia đình vịt nọ cũng có những đứa con mới chào đời. Nhanh chóng đưa thiên nga con đến nhờ vả gia đình vịt kia. Vì cũng có con nhỏ nên những người mẹ có sự đồng cảm với nhau. Vịt mẹ đồng ý coi thiên nga con như người trong nhà đến khi cha mẹ nó trở về.
Thế là thiên nga con ở lại với gia đình vịt. Những con vịt kia dần lớn lên, hiểu chuyện hơn. Chúng thấy thiên nga phổng phao khác hẳn chúng nó thì chế giễu thiên nga xấu xí. Lúc nào cũng hắt hủi, đem thiên nga ra làm trò đùa, mặc cho sự cấm cản la mắng của vịt mẹ. Rồi mùa xuân cũng đến, những con chim cũng trở về sau mùa đông lạnh giá. Đôi thiên nga quay trở về đón con trong niềm vui mừng con khôn lớn. Thiên nga con bỡ ngỡ nhận cha mẹ. Bầy vịt con thì ngỡ ngàng khi biết được sự thật.
Thiên nga ra đi mà vẫn còn bịn rịn, lưu luyến vịt mẹ. Bầy vịt con càng thêm xấu hổ vì những gì chúng đã đối xử với thiên nga con.
Trong một khu rừng nọ, có một cô Vịt mẹ đang ấp trứng, hồi hộp mong chờ đến ngày được gặp mặt những đứa con yêu quý của mình.
Cuối cùng ngày đó cũng đến, từng quả trứng nở ra, những chú vịt con xinh xắn và đáng yêu lần lượt nhảy ra ngoài, kêu “Cạc cạc”, Vịt mẹ vui lắm. Nhưng vẫn còn một quả trứng lớn nhất ở trong ổ vẫn chưa nở, thế là nó lại nằm xuống ấp tiếp. Bác Vịt già đi ngang qua, hỏi Vịt mẹ: “Này, cô đang làm gì ở đấy thế? Con của cô đã nở hết chưa?” Vịt mẹ nói: “Vẫn còn một trứng chưa nở chị ạ.”
Bác Vịt già bèn đi tới xem quả trứng và nói: “Quả trứng to thế này, chắc chắn không phải là trứng của cô đâu. Không chừng lại là trứng Gà tây đấy!” Vịt mẹ nghe lời bác Vịt già nói thì đâm bán tin bán nghi. Bác Vịt già lại nói: “Tốt nhất là cô cứ mặc kệ nó, mau đi dạy lũ con của mình bơi lội đi!” “Không! Tôi nhất định phải ở đây.” Nói xong, Vịt mẹ lại nằm xuống cái ổ của mình.
Vài ngày trôi qua, quả trứng cuối cùng cũng nở. “Con Vịt này vừa to vừa xấu quá đi mất!” Vịt mẹ nhìn đứa con của mình rồi thốt lên: “Chẳng lẽ nó đúng là con của chị Gà tây?” Vịt mẹ bắt đầu nghi ngờ.
Ngày hôm sau, Vịt mẹ dẫn các con của mình đến bờ ao. Vịt mẹ nhảy xuống ao trước rồi các chú Vịt con lần lượt theo sau, chú Vịt con xấu xí cũng theo các anh chị nhảy xuống ao và bơi lội. Vịt mẹ nhìn thấy thế, nghĩ bụng: “Tốt quá rồi, nó biết bơi kìa, vậy là không phải con của chị Gà tây!”
Tuy nhiên, một việc không mong muốn lại xảy ra, đó là các anh chị thấy Vịt con xấu xí quá nên suốt ngày chế giễu nó, gọi nó là “Vịt con xấu xí”. Vịt con luôn bị anh chị bắt nạt, cứ nhìn thấy nó ở đâu là chúng lại đuổi đánh, mổ nó tới tấp, ngay cả cô bé chủ nhà thường cho vịt ăn nhìn thấy Vịt con xấu xí cũng đá nó sang một bên chỉ vì nó xấu xí quá. Chú Vịt con tội nghiệp chỉ còn cách trốn vào trong góc tường, khóc tấm tức một mình. Một ngày nọ, nó quyết định bỏ nhà ra đi. Trời tối, nó đến một đầm lầy, dưới đầm có rất nhiều Vịt trời đang bơi lội. Vịt con vừa đói vừa mệt, nằm xuống bãi cỏ ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, các chú Vịt trời phát hiện ra Vịt con, chúng bay đến chào hỏi người bạn mới. Vịt con liền kể cho chúng nghe câu chuyện của mình. Chú Vịt đầu đàn tỏ vẻ thông cảm, nói: “Bạn rất xấu xí, nhưng chúng tôi không quan tâm đến chuyện đó đâu, bạn có thể ở cùng với chúng tôi.” Thế là Vịt con xấu xí ở lại đầm lầy với đàn Vịt trời mấy ngày. Một hôm, khi Vịt con xấu xí đang bơi lội với các bạn Vịt trời thì có hai chú chim Nhạn bay ngang qua, bỗng nhiên, có tiếng “Pằng pằng” vang lên, hai chú Nhạn rơi xuống bụi lau sậy, hóa ra là chúng bị trúng đạn của thợ săn. Vịt con xấu xí sợ quá, khóc òa lên, nó không dám ở lại đây nữa.
Thế là nó chào các bạn Vịt trời và lại bắt đầu quãng đường lưu lạc của mình. Chập tối, nó nhìn thấy một ngôi nhà nhỏ, trong nhà chỉ có một bà lão sống cùng với một chú Mèo con và một chị Gà mái.
“Bà ơi, cháu có thể ở lại nhà bà không ạ?” Vịt con xấu xí mạnh dạn hỏi. Mắt bà lão rất kém nên bà cứ tưởng đó là một con Gà mái béo, bà nghĩ bụng: “Trời ạ, cuối cùng mình cũng có trứng để ăn rồi.” Vì vậy, bà lão vui mừng nói: “Tất nhiên là được!” Thế nhưng, ba tuần đã trôi qua mà nó vẫn chưa đẻ được quả trứng nào. Vịt con xấu xí đành phải rời khỏi nhà bà lão.
Lần này, nó đi đến một hồ nước. Khi mặt trời vừa mới ló rạng, có một bầy Thiên nga xinh đẹp từ khu rừng nhỏ gần đó bay đến. Vịt con thốt lên: “Trời! Đây là chim gì thế nhỉ? Đẹp quá! Mình chưa bao giờ được nhìn thấy loài chim nào đẹp đến thế.” Nó thầm nghĩ: Nếu một ngày nào đó, mình cũng trở nên xinh đẹp như thế thì thật là tuyệt biết bao! Một lúc sau, bầy Thiên nga bay đi mất.
Không bao lâu sau, mùa đông đã tới, nước trong hồ lạnh cắt da cắt thịt, Vịt con chỉ còn cách bơi qua bơi lại liên tục để không bị lạnh cóng. Một hôm, nó tìm thấy một đống cỏ khô và trốn ở trong đó suốt cả mùa đông. Cuối cùng, mùa xuân cũng tới, những tia nắng ấm áp chiếu rọi xuống mặt đất, những chú chim Sơn ca bắt đầu cất tiếng hót líu lo chào mùa xuân.
Bấy giờ, Vịt con xấu xí lại nhìn thấy có ba chú chim Thiên nga bay tới, nó mừng rỡ dang đôi cánh và đập thật mạnh xuống đất, bỗng nhiên, nó cảm thấy đôi cánh của mình khỏe hơn lúc trước rất nhiều. Thế nhưng những chú Thiên nga đã bay xa lắm rồi, nó không đuổi kịp được, chỉ biết nhìn theo và thầm nghĩ: “Nếu mình cũng xinh đẹp như họ thì thật là tốt biết bao!” Nghĩ đến đấy, nó lại cúi đầu ủ rũ và đi xuống hồ, bỗng nhiên, nó nhìn thấy trên mặt nước hiện lên hình ảnh một chú Thiên nga trắng vô cùng xinh đẹp. Đúng vậy! Đó chính là chú Thiên nga trắng mà nó hằng ngưỡng mộ. Những cô cậu bé đứng chơi bên hồ đều chỉ vào nó và khen: “Nhìn kìa! Chú Thiên nga trắng mới đẹp làm sao!” Vịt con xấu xí kinh ngạc thốt lên: “Trời! Thì ra mình không phải là một chú Vịt con xấu xí mà chính là Thiên nga xinh đẹp!”.
#TEAM.Lục Đại Khuyển Vương.I'm Nhị
Bác đánh cá và gã hung thần là truyện cổ dân gian Ả Rập. Câu chuyện kể về một gã hung thần gian ác được bác đánh cá vô tình giải thoát nhưng lại vô ơn định giết người đã cứu mình, nên đã bị trừng trị thích đáng. Đó là tấm gương cho những kẻ bất nhân bất nghĩa, phản bội lại người đã có ơn với mình.
Ý nghĩa: Trong bất kì tình huống nguy hiểm nào nếu bình tĩnh, sáng suốt, mưu trí, gan dạ, con người ta sẽ thoát khỏi nguy hiểm.
Tây Âu sứ giả vừa sangĐem theo sính lễ bạc vàng trầu cauLạc Hầu hội ý với nhauKhuyên vua cho hắn hôm sau hãy vào
Nghe đồn vua đó tuổi caoTính như ác bá, cường hào hung hăngVậy thì không thể môn đăngSo qua hậu đối sao bằng được đây
Vua nghe văn võ giãi bầyCũng đưa trả lễ nhưng đầy âu loBởi vì vận nước cam goTây Âu từ đấy thập thò ngoại xâm
Thời gian đi cứ lặng thầmHai chàng kia đến, tuổi tầm trung niênMột người ở núi Tản ViênGọi là thánh tản tên liền Sơn Tinh
Sơn Tinh hét lớn giật mìnhChỉ đâu đồi núi, thình lình mọc ngayBên rừng voi hổ quạ bayThật không tưởng tượng phép hay lạ kì
Một người nữa đến đọ thiThuỷ Tinh thần nước, tức thì gọi mưaPhép tiên chàng cũng có thừaHô vang sấm sét, nước vừa dâng lên
Thuồng luồng cá nổi hai bênVua xem khó xử cho nên nói rằngTa nêu sính lễ công bằngAi đem tới trước, khi trăng khuất rừng
"Bao gồm trăm tệp bánh chưngTrăm cân gạo nếp, đong đừng bớt raVoi to đủ chín cặp ngàGà đen chín cựa, ngựa già một đôi"
Được thì ta gả con thôiĐừng nên oán trách để rồi hận nhauMới vừa rạng sáng hôm sauSơn Tinh mang lễ đủ màu hồi kinh
Hân hoan pháo nổ linh đìnhRước dâu xây một mối tình phu thêTới khi kiệu rước ra vềThuỷ Tinh mới đến ê chề đắng cay
Hét to trợn mắt cau màyĐem quân đuổi giết chỉ tay lên trờiCá tôm cua tép ngoài khơiThuồng luồng kéo đến mưa rơi ào ào
Sơn Tinh vẫn chẳng làm saoĐưa tay hoá phép núi cao chặn dòngNước nhiều núi cũng chặn xongThuỷ Tinh ôm hận trong lòng rút quân
Hàng năm tháng 6 trung tuầnThường dâng nước lũ người dân khổ nhiều.
Hùng Vương mười tám có tuổi
Nay đây kén rể lắm chàng chọn nha
Hai chàng giỏi nhất nhà ta
Đi thi mau rước vợ hiền về vui.
Phải chẳng dễ thế là hay
Không hề khó dễ, chỉ vừa vừa thôi
Bánh chưng trăm cái cho vừa
Gà thì chín cựa, voi mọc chín ngà
Cả con ngựa đẹp có chín hồng mao
Chuyện người kén rể mỗi ngày một căng
Sáng sau Sơn Tinh đến sớm
Thủy Tinh sui sẻo, chậm một bước thôi
Mị nương cười mỉm xem rằng
Hên sui là số, đánh đợi người ta.
Sơn Tinh thắng thế là xong
Thủy Tinh đâu muốn phải đòi chiến cơ
Nước non lận đận bấy giờ
Bao nhiêu mới đủ hỡi chàng Thủy Tinh
Cuối cùng người núi thắng luôn
Mỗi năm một trận chẳng thèm thua ai.
Bạn ơi hãy nhớ cho sâu
Cổ tích hay lắm rằng truyền đời sau.
Sự tham lam của con người thường mang đến những kết quả không mấy tốt đẹp. Khi một ai đó đã dấn thân mình vào đó thì sẽ rất khó để thoát ra. Bà vợ trong truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” của tác giả A. Pushkin là một người như vậy. Từ một người phụ nữ hiền lành, chăm chỉ, bà ta đã trở thành một con người tham lam độc ác. Truyện đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.
Truyện cổ tích “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” xoay quanh câu chuyện của một cặp vợ chồng, người chồng làm nghề đánh cá, người vợ ở nhà dọn dẹp và kéo sợi. Mọi chi tiết được đề cập qua việc ông lão đánh cá kéo lưới và bắt được một con cá vàng, cá vàng van xin ông lão tha cho nó trở về với biển khơi, ông lão cần gì thì cá vàng sẽ đáp ứng đầy đủ. Ban đầu ông lão rất ngạc nhiên vì một con cá có thể cất lên tiếng nói. Với tấm lòng khoan dung, tốt bụng của mình, ông lão đã thả cho con cá trở về vùng vẫy với mẹ biển cả mà không đòi hỏi bất kì thứ gì từ con cá vàng. Tấm lòng ông lão đánh cả làm cho người đọc thấy thương cảm cho hoàn cảnh của ông, mặc dù nghèo đói là thế nhưng ông không đòi hỏi bất kì thứ gì.
Rồi khi ông lão về kể với người vợ của mình thì bà ta nổi giận, mắng ông lão té tát: “Cái ông già ngu ngốc này! Đáng lí ra ông phải yêu cầu con cá đó cho mình thứ gì để trả ơn chứ. Ít ra thì ông cũng nên đòi lấy cái máng lợn mới, hãy nhìn xem, cái máng lợn của nhà mình vỡ gần hết rồi kia kìa”. Với lòng thương dành cho người vợ khổ sở của mình, ông lão đã ra biển và gọi cá vàng lên, nhờ cá vàng cho nhà ông lão một cái máng lợn, cá vàng lấy làm vui vẻ nhận lời và bảo ông lão đánh cá cứ đi về, sẽ có máng lợn theo như yêu cầu của ông lão đánh cá.
Cứ nghĩ xin cái máng lợn là xong, ông lão trở về nhà và vui mừng khi thấy cái máng lợn mới tinh. Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, bà vợ quát ông lão: “Đồ ngu ngốc! Sao lại chỉ đòi có cái máng lợn thế, ông phải đòi lấy một ngôi nhà rộng rãi chứ?” Qua chi tiết này, ta thấy rõ được sự tham lam của người vợ, đối lập với tính cách hiền lành, chân chất, chịu thương, chịu khó. Ông lão cũng tiếp tục ra biển để kêu gọi sự trợ giúp của cá vàng, lúc này, biển có phần dữ dội hơn lúc trước. Với lời đề nghị giúp đỡ của ông lão, cá vàng cũng đồng ý giúp đỡ ông lão, khi về nhà, ông lão đã nhìn thấy một ngôi nhà rộng rãi trước mắt mình.
Thật sự không thể nói hết sự tham lam của mụ vợ, bà ta không chỉ dừng lại ở việc đòi hòi ngôi nhà, các lần tiếp tiếp, bà tham lam đến mức đòi làm nhất phẩm phu nhân, rồi đến nữ hoàng và cuối cùng là làm Long Vương dưới biển để cho cá vàng hầu hạ bà ta. Câu chuyện sẽ không dừng lại nếu như cá vàng vẫn tiếp tục làm theo những gì mà bà ta đòi hỏi ở ông lão tội nghiệp. Khi có những thứ mà mình muốn, con người ta thường quên đi những người mà bên cạnh mình, giúp đỡ mình lúc khó khăn hoạn nạn. Trong câu chuyện, bà vợ đã quên mất chồng mình là ông lão, luôn quan tâm đến bà vậy mà bà ta đối xử thậm tệ với ông lão.
Thiên nhiên cũng nổi giận trước những lời đề nghị của ông lão với cá vàng theo yêu cầu của bà vợ. Mỗi lần đòi hỏi quá mức, thiên nhiên thường nổi giận và không mấy vui vẻ. Ban đầu, bà vợ chỉ đòi cái máng lợn, thiên nhiên rất vui vẻ qua việc sóng biển yên lặng. Sau đó, sự tham lam của mụ vợ đã làm thiên nhiên giận dữ qua từng yêu của của bà vợ, từ nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, cho tới việc đòi làm Long Vương dưới biển để cá vàng hầu hạ.
Lòng tham tham của bà vợ đã không thể lên đến đỉnh điểm hơn nữa khi yêu cầu của bà ta trở thành Long Vương dưới biển để cá vàng phục vụ bà ta không được đáp ứng. Cuối cùng, bà ta đã mất hết tất cả, trở về với túp lều tồi tàn lúc trước. Và bây giờ, tình cảm của hai ông bà có lẽ sẽ không được như xưa nữa, những gì mà hai vợ chồng đã gây dựng nên đã biến mất vì lòng tham vô đáy của bà vợ.
Quả thật, khi đã bước vào vòng xoáy của lòng tham thì con người ta có thể làm bất cứ việc gì, không có một thứ gì có thể ngăn cản được lòng tham đó, và điều đó phải trả giá như câu chuyện mà A. pushkin đã xây dựng nên.
Truyện “ Ông lão đánh cá và con cá vàng không chỉ đề cập đến lòng tham của bà vợ mà còn nói đến sự thật thà, chân chất, chịu thương, chịu khó của ông lão tội nghiệp. Câu chuyện đã để lại cho chúng ta nhiều suy nghĩ, giúp chúng ta hiểu ra được nhiều điều. Hạnh phúc rất đơn giản, căn bản chúng ta có biết gìn giữ và phát huy nó hay không mà thôi.
#
Ngày xửa ngày xưa, trên một bờ biển rộng lớn có ông lão đánh cá sống cùng bà vợ của mình trong một túp lều tồi tàn. Hàng ngày, khi ông chồng đi thả lưới bắt cá thì bà vợ ở nhà kéo sợi.
Một ngày nọ, cũng như bao ngày khác, ông lão ra biển đánh cá. Nhưng thật không may, lần thứ nhất kéo lưới lên thì chỉ thấy có toàn đất; đến lần thứ hai thì cũng chỉ có một cây rong biển sa lưới; lần thứ ba kéo lưới thì có một con cá vàng.
“Ông lão ơi! Ông làm ơn làm phúc thả tôi trở về biển đi, tôi hứa là sẽ trả ơn ông mà, ông muốn gì tôi cũng đồng ý”
– con cá vàng cất tiếng van xin. Ông lão vô cùng kinh ngạc và cũng rất xúc động khi nghe thấy con cá van xin, vì vậy ông lão quyết định thả con cá đi. “ Mong rằng trời đất sẽ phù hộ cho ngươi! Hãy trở về với mẹ biển cả của ngươi mà vùng vẫy. Ta không đòi hỏi gì của ngươi đâu”- ông lão thả con cá và nói. Ông lão tay không ra về, về đến nhà liền kể cho bà vợ nghe câu chuyện của lão và con cá vàng… Vừa nghe hết câu chuyện bà vợ lập tức mắng té tát ông lão: “Sao ông ngốc quá vậy! Lẽ ra ông phải bắt con cá đó trả ơn cái gì chứ. Sao ông không đòi một cái máng lợn, cái máng cho lợ ăn nhà mình gần vỡ hết rồi kìa”.
Sau khi bị bà vợ mắng nhiếc, ông lão lủi thủi ra biển tìm cá. Biển tịnh lặng với những con sóng nhỏ lăn tăn. Ông lão vừa cất tiếng gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt biển. Nghe hết lời bộc bạch của ông lão, cá vàng niềm nở nói:
“Ông lão ơi, đừng lo lắng! Tôi sẽ cho ông cái máng lợn mới”.
Nói rồi cá vàng lặn xuống biển. Ông lão trở về nhà và rất vui mừng khi nhìn thấy cái máng lợn mới trước cửa chuồng lợn nhà lão. Nhưng vui mừng chưa được bao lâu thì bà vợ lại quát to:
“Đồ ngốc! Sao ông lại không đòi nó một ngôi nhà mới rộng rãi hơn hả?”.
Ông lão lại một mình ra biển tìm cá. Biển xanh nổi sóng ào ạt. Ông lão chưa gọi thì cá vàng đã ngoi lên mặt nước, cất tiếng chào ông lão. Ông lão khẩn khoản kể lại cho cá vàng nghe việc mụ vợ ông đòi một ngôi nhà mới. Nghe xong cá vàng liền nói:
“Ông lão ơi ! Trời sẽ phù họ cho gia đình ông và mụ vợ ông sẽ có một ngôi nhà mới thật đẹp”.
Nói xong, cá vàng biến mất trong làn nước trong xanh. Ông lão quay về nhà thì thấy không còn là túp lều rách nát mà thay vào đó là một ngôi nhà rất to và đẹp còn có cả lò sưởi. Mụ vợ lão ngồi cạnh của sổ, vừa thấy lão về bà ta lại mắng nhiếc không tiếc lời:
“ Đồ ngu! Sao lại có người ngốc như ông cơ chứ. Tôi muốn là nhất phẩm phu nhân, ông mau ra biển nói cho cá biết đi”.
Ông lão khốn khổ lại lại lóc cóc ra biển gọi cá. Lần này biển xanh nổi sóng dữ dội. Ông lão khốn khổ nói cho cá vàng biết mong muốn của mụ vợ. Nghe xong, cá vàng ân cần an ủi ông lão:
“ Ông lão không phải lo lắng đâu! Trời cao sẽ phù hộ cho lão!”.
Về đến nhà mụ vợ lõa đã trở thành nhất phẩm phu nhân như ý muốn của mụ. Mụ mặc trên người bộ quần áo sang trọng, vòng cổ ngọc trai, tay mụ đeo nhẫn vàng và chân mụ đi đôi giày nhung đỏ. Trong nhà có bao nhiêu là kẻ hầu người hạ. Ông lão cất tiếng chào:
“ Kính chào nhất phẩm phu nhân……”
chưa nói hết câu thì mụ vợ lại mắng nhiếc một rồi rồi ra lệnh cho lão đi quét dọn chuồng ngựa.
Ông lão sống cuộc sống như kẻ hầu người hạ trong một thời gian, một hôm mụ vợ cho gọi lão đế. Vừa nhìn thấy ông lão mụ giận giữ quát to:
“ Ta không muốn là nhất phẩm phu nhân nữa. Ta muốn làm nữ hoàng của vương quốc này. Ngươi hãy lập tức ra biển nói cho con cá kia biết vậy”.
Ông lão tội nghiệp lặng lẽ quay đầu bước đi. Biển xanh nổi sóng mù mịt. Ông lão lần thứ tư cất tiếng gọi cá. Cá vàng từ những con sóng dữ bơi lên và hỏi ông lão:
“ Ông lão ơi! Có chuyện gì thế ?”.
Ông lão thật thà kể lại việc mụ vợ lão nổi điên và đòi làm nữ hoàng,rồi chuyện mụ tát vào mặt lão…. Cá vàng lắng nghe ông lão khốn khổ và an ủi:
“ Ông lão ơi đừng lo. Tôi sẽ kêu trời phù hộ cho, mụ vợ lão sẽ thành nữ hoàng như bà ta muốn”.
Về đến nhà, ông lão sửng sốt khi thấy nhà lão biến thành cung điện nguy nga tráng lệ, còn mụ vợ lão giờ đã là nữ hoàng đang ngồi dự tiệc. Xung quanh mụ có bao nhiêu là cung nữ, người thì rót rượu, kẻ thì dâng bánh… Toán vệ vinh với gươm giáo tuốt trần chỉnh tề đứng hầu. Ông lão vô cùng bất ngờ trước sự việc đang diễn ra trước mắt, lúm khúm cúi rạp người mà chào hỏi mụ vợ:
“Người đã hài lòng rồi chứ, thưa nữ hoàng?”.
Mụ vợ không thèm đếm xỉa đến lời nói của lão, ra lệnh cho quân lính đuổi lão ra ngoài. Đám vệ binh nhận lệnh tuốt gươm xông đến, ông lão sợ hãi run bần bật… Chứng kiến tình cảnh đáng thương của ông lão, nhiều người lên tiếng chế giễu:
“ Đáng đời ! Có thế mới sáng mắt ra, đừng có thấy người sang mà bắt quàng làm họ”.
Ít lâu sau, mụ vợ lại nổi cơn thịnh nộ sai bọn vệ binh tìm lão đến. Vừa nhìn thấy lão ở cửa mụ đã lớn tiếng quát:
“ Lão già kia, mau ra biển tìm con cá và nói với nó rằng ta không thèm làm nữ hoàng nữa. Ta muốn làm Long Vương ngự dưới Long Cung để con cá phải hầu hạ và nghe lời ta!”.
Lần thứ năm, ông lão tội nghiệp lại lủi thủi ra biển và cất tiếng gọi cá. Bỗng nhiên một cơn dông ập đến, mặt biển nổi sóng ầm ầm. Không như những lần trước, phải một lát sau cá vàng mới ngoi lên. Khi nghe ông lão nói mụ vợ muốn làm Long Vương, cá vàng không nói không rằng, lẳng lặng lặn sâu xuống biển.
Ông lão bất ngờ, không biết làm thế nào cứ đứng tần ngần trên bờ biển với tiếng sóng gào thét mà chờ đợi. Cuối cùng ông lão quyết định quay về. Nhưng thật sửng sốt, lâu đài sa hoa tráng lệ không còn nữa. Thay vào đó là túp lều sập sệ ngày nào và mụ vợ lão thì đang rầu rĩ ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.
lúc vua Hùng về già muốn truyền ngôi cho các con nên ra điều kiện: không kể con trưởng, con thứ, miễn ai làm vừa ý Tiên Vương sẽ được nối ngôi. Các lang đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ trên rừng dưới biển dâng cho vua cha. Riêng có Lang Liêu, người con thứ 18, sau khi mộng thấy thần đã làm một loại bánh hình vuông, một loại bánh hình tròn để dâng vua. Vua vô cùng hài lòng mang bánh lễ Tiên Vương, và được kế ngôi vua. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy trở thành lễ vật không thể thiếu trong dịp Tết lễ.
Vua Hùng thứ sáu có hai mươi người con trai, cả hai mươi người con, ai cũng đều giỏi giang nên vua không thể lựa chọn được người sẽ nối nghiệp mình. Nhà vua luôn nói với những người con trai của mình rằng, người được lựa chọn không nhất thiết phải là con trưởng, người con nào làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương của mình thì sẽ được đức vua truyền ngôi cho.
Các lang đều đua nhau sắm những lễ vật thật hâu, thật ngon và độc nhất vô nhị, đây đều là những sản vật được các lang cho người đi khắp nơi tìm kiếm chỉ với mong muốn lấy được lòng của nhà vua. Nhưng chỉ duy nhất có người con trai thứ mười tám của đức vua là Lang Liêu, chàng vẫn rất buồn vì chàng rất nghèo, chàng không có đủ tiền để tìm kiếm sản vật như các anh trai của mình được. Do ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà chàng không có của để, thứ duy nhất chàng có là lúa. Vì suy nghĩ quá nhiều mà chàng đã thiếp đi, trong giấc mơ, một vị thần đã bảo với chàng cách làm lễ vật. Tỉnh dậy, chàng lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, một loại bánh tròn tượng trưng cho trời, một loại bánh vuông, tượng trưng cho đất. Bánh tròn chàng đặt tên là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng. Nhà vua rất hài lòng về lễ vật của Lang Liêu dâng lên nên ngài đã quyết định nhường ngôi cho chàng.
Cũng bởi vậy mà trong ngày tết cổ truyền của Việt Nam không thể nào thiếu 2 món bánh đơn giản nhưng đầy ý nghĩa trên bàn thờ tổ tiên.
Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình. Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm. Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa. Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa. Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia. Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: "Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc đời mình”.
ừm hôm đi trực trường mk và em trai cùng với bạn mk đi bộ trên đường về thì thấy một bà đang ngồi bán đồ tuổi cũng lớn, người gầy, ... nhờ bọn mk quét họ sân và bọn mk đã lại quét ngay sau đó bà cảm ơn.
hết phim
còn đoạn nói với ba mẹ bạn tự làm ha
tôi có 1 ng em trai rất lanh lợi , thông minh ,hoc giỏi nên dường như tất cả mọi ng xung quanh nó đều yêu quý và bố mẹ tôi cx ko ngoại lệ . Tư tưởng ây làm tôi tức ko nỗi nào chịu đc .Mà đúng thật ; tết vừa rồi , bố tôi mua cho nó 1 con siêu nhân nhện cho nó , còn tôi tay ko chẳng đc gì . bố điềm đạm nói ;
-Hai chị em chơi chung ko đc sao ?
Nhưng tôi là con gái làm sao mà chơi siêu nhân nhện lm gì , tôi nghĩ rằng ; bố mẹ chỉ bênh nó thôi , có ai thèm ngó ngàng đến con đâu, từ đó tôi càng căm thù nó hơn , nhưng ngay cả những lúc 2 chi em tôi cãi nhau , bố mẹ cx chỉ đứng bên phía nó và mắng có 1 mk tôi .
tôi vẫn cứ thế , thế rồi chuyện j cx phải xảy ra
sáng sớm hôm ấy , tôi đc mẹ sai đi chợ .Mẹ nhìn tôi trìu mến rồi nhẹ nhàng dặn rằng ;
-Trưa bố mẹ về muộn , con chuẩn bị bữa cơm chu toàn nha
-Vâng ạ -tôi hí hửng đáp
tôi cẩn thận cất tiền vào túi rồi tung tăng chạy ra chợ , con mẹ tôi vội vã đi làm . Ko lâu sau tôi về nhà và mua đầy đủ thức ăn vs 50 đồng còn thừa ,tôi cất nó vào 1 chỗ rồi đi hc bài .Đến trưa , tôi chuẩn bị nấu cơm thì kiểm tra tiền ko cánh mà bay , tôi sửng sốt kiểm tra lại thì chẳng có j .Tôi tìm khắp nơi mà chẳng có , rõ ràng là mk đã cất cẩn thận rồi mà hay là em tôi...em ...tôi nó lấy , ko còn nghi nghờ j nữa .TÔI hấp hối chạy lên tầng quat vào mặt nó ;
-............... ( kết bn riêng rồi mk chỉ cho ko viết thế này mỏi tay nắm)
THÔNG CẢM ạ
Tranh 1: Bác đánh cá ra biển kéo lưới bắt cá.
Tranh 2: Trong một mẻ lưới bác đánh cá kéo lên được một cái bình đậy nút kín.
Tranh 3: Tò mò, bác mở nút bình ra xem có gì đựng trong bình thì lão hung thần bị giam trong đó bay thoát ra ngoài và đe dọa bác.
Tranh 4: Hết sức bình tĩnh, bác đánh cá tỏ ý không tin rằng hắn lại có thể ở trong một cái bình nhỏ xíu. Bác muốn hắn chui thử vào cho bác xem tận mắt, bác mới tin.
Tranh 5: Tên hung thần ngu ngốc tự thu nhỏ mình lại và lại chui vào bình. Bác đánh cá nhanh tay đậy nút bình lại nhốt chặt hắn ở trong đó.
Cảm ơn Lil Nấm, bạn có thể kết bạn với mình được ko!