Tất cả các chất trong dãy nào sau đây bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa?
A. Muối khoáng, vitamin và axit nucleic. B. Axit nucleic, protein và vitamin.
C. Gluxit, protein, lipit và axit nucleic D. Vitamin, muối khoáng và nước.
Câu 2. Đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa là bộ phận nào sau đây?
A. Ruột thẳng. B. Tá tràng.
C. Ruột non. D. Ruột già.
Câu 3. Điều nào sau đây đúng khi nói về sự biến đổi hóa học thức ăn trong khoang miệng?
A. Enzim amilaza biến đổi toàn bộ tinh bột chin thành đường mantozơ.
B. Enzim pepsin phân cắt protein thành các chuỗi ngắn từ 3 đến10 axit amin.
C. Enzim amilaza biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozơ.
D. Enzim pepsin biến đổi một phần tinh bột chín thành đường mantozơ.
Câu 4. Chất nào dưới đây không có trong thành phần của dịch vị?
A. Chất nhày. B. Axit clohidric (HCl).
C. Enzim pepsin. D. Enzim amilaza.
Câu 5. Chất được hấp thu và vận chuyển theo cả hai đường máu và bạch huyết là sản phẩm của sự
biến đổi
A. lipit. B. axit nucleic.
C. protein. D. gluxit.
Câu 6. Điều nào sau đây là ăn uống không đúng cách?
A. Ăn chậm, nhai kỹ. B. Tinh thần thoải mái, vui vẻ khi ăn.
C. Vừa ăn vừa xem phim. D. Ăn đúng giờ, đúng bữa, hợp khẩu vị.
II. TỰ LUẬN:
Câu 7. Em hãy liệt kê các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hóa, các cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh
hưởng và mức độ ảnh hưởng vào bảng dưới đây.
Tác nhân Cơ quan hoặc hoạt động bị ảnh hưởng Mức độ ảnh hưởng
Câu 8. Em hãy kể một số thói quen ăn uống khoa học mà em đã hình thành tron
Câu 8:
+ Ăn theo lịch trình cố định hằng ngày.
+ Ăn bữa sáng giàu protein và chất xơ.
+ Dành ra ít nhất 20 phút để thưởng thức bữa ăn.
+ Ngừng ăn khi cảm thấy hết đói thay vì bụng no.
- Thay đổi thực phẩm:
+ Chọn nguồn protein ít béo.
+ Ăn từ năm đến chín phần trái cây và rau quả mỗi ngày.
+ Hạn chế thức ăn vặt chế biến sẵn.
+ Uống nhiều nước.
+ Hoạt động tập luyện thể dục thể thao đều đặn, thường xuyên.