em hãy tìm đọc và viết lại một vài câu thơ trong bài thơ Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nói về tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phương pháp giải:
- Đọc lại các văn bản được nêu ra trong đề bài.
- Chú ý những nét đặc sắc, nổi bật của từng bài.
Lời giải chi tiết:
a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:
- Có mục đích và đối tượng hướng đến rõ ràng.
- Lí lẽ và bằng chứng chặt chẽ, thuyết phục.
- Sử dụng đan xen các yếu tố tự sự, biểu cảm.
- Thể hiện hiện tư tưởng nhân nghĩa.
- Vừa đảm bảo yếu tố về lí và tình, vừa có sức thuyết phục.
b. Một số nét đặc sắc của thơ Nguyễn Trãi qua Bảo kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy sơn:
- Có sáng tạo trong thể thơ Nôm Đường luật.
- Đặt nền móng và mở đường cho sự phát triển của thơ tiếng Việt.
- Hình ảnh thiên nhiên nên thơ, giàu màu sắc, đường nét, âm thanh, mang tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Trãi.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ của ông.
- Không thể tách bạch các yếu tố nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà nho.
- Hết lòng nâng niu năng lực sáng tạo của nhân dân.
- Mang nặng tư tưởng nhân nghĩa.
- Sống liêm khiết.
a. Một số đặc điểm chính của văn chính luận Nguyễn Trãi qua Bình Ngô đại cáo, Thư lại dụ Vương Thông:
- Hệ thống luận điểm rõ ràng, kết nối chặt chẽ, lô-gic.
- Lí lẽ đanh thép kèm theo dẫn chứng cụ thể, thuyết phục.
- Sử dụng thích hợp các biện pháp tu từ tạo sức biểu cảm cao và làm tăng hiệu quả biểu đạt.
- Giọng văn phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích viết, đối tượng hướng tới và thay đổi linh hoạt trong từng luận điểm khác nhau.
b. Một số nét đặc sắc trong thơ Nguyễn Trãi qua Bảo Kính cảnh giới - bài 43, Dục Thúy Sơn
-Các quan sát, miêu tả thiên nhiên tinh tế, độc đáo, mới lạ.
- Cảnh vật thường được nhân hoá, sinh động, hữu tình, mang hơi thở, tâm hồn, tình cảm con người.
- Trong cảnh luôn có tình, từ cảnh đi đến bộc lộ tình.
c. Những nét nổi bật về tư tưởng, con người Nguyễn Trãi qua văn thơ ông.
- Yêu nước thương dân là tư tưởng xuyên suốt thơ văn Nguyễn Trãi. Nó thể hiện ở tinh thần nhân nghĩa, trừ bạo để yên dân, ở tấm lòng ưu ái luôn mong dân được no ấm, yên vui, ở tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương, xóm làng.
* Những sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa lam Sơn:
- Đầu năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa 1418 - 1423
- Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên 1424 - 1425
- Cuộc khởi nghĩa toàn thắng 1426 - 1427
+ Chiến thắng Tốt Động - Chúc Động
+ Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang
+ Hội thề Đông Quan
* Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử
- Nguyên nhân thắng lợi:
+ Do tinh thần yêu nước, đoàn kết dân tộc
+ Lối chiến thuật đúng đắn của những người lãnh đạo
- Ý nghĩa lịch sử
+ Lật đổ ách thống trị của nhà Minh
+ Mở ra thời kì phát triển mới của quốc gia Đại Việt - thời Lê Sơ
* Những người anh hùng đã có vai trò quan trọng trong việc đưa cuộc khởi nghĩa phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ giải phóng đất nước
"Bình ngô đại cáo" là một áng văn lưu danh thiên cổ của một bậc toàn tài hiếm có Nguyễn Trãi, được mệnh danh là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc. Bài cáo là tình yêu nước sâu sắc cùng lòng căm thù ngoại xâm tột độ mà đoạn trích "Nước Đại Việt ta" là đỉnh cao của tinh thần yêu nước.
Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nguyễn Trãi đã chỉ ra yếu tố đầu tiên của lòng yêu nước đó là nhân nghĩa. Yêu nước tức là yêu tổ quốc, thương đồng bào và yêu cái truyền thống quý báu mà cha ông để lại. Truyền thống ấy ở đây chính là nhân nghĩa, là lòng nhân trong cách đối xử giữa người với người. Mà theo Nguyễn Trãi thì cốt lõi của lòng mọi việc nhân nghĩa trên đời ấy chính là "yên dân" làm sao cho dân ấm no, yên ổn. Mà trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng thì muốn yên dân cần điếu phạt, trước hết là trừ đi quân bạo tàn hà hiếp nhân dân. Tức là lấy dân làm gốc. Nguyễn Trãi đã từng quan niệm "Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân". Nhân dân chính là lực lượng quyết định cốt lõi trong vận mệnh quốc gia dân tộc, có nhân dân chính là có nguồn sức mạnh to lớn, quốc gia có mất thì cũng sẽ lấy lại được, tức là không mất gì hết nhưng mất đi nhân dân, quốc gia còn thì cũng chỉ là mảnh đất vô hồn, vô chủ. Vậy nên yêu nước chính là yêu dân, chứ không còn là chỉ yêu vua như trước nữa. Việc Nguyễn Trãi nói hai câu này ngay đầu bài cáo Bình Ngô chính là để khẳng định một tư tưởng về việc nhân nghĩa vững bền, đó là cơ sở cho tình yêu nước.
Tiếp theo sau đó, những chứng cớ về một quốc gia có độc lập chủ quyền lần lượt được đưa ra hết sức có cơ sở:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Không còn là sự khẳng định mông lung về bờ cõi trong "thiên thư" như cách nói của Lý Thường Kiệt nữa mà dẫn chứng được đưa ra rõ ràng để khẳng định nước ta là một nước có nền độc lập tự chủ từ lâu đời. Nước ta có tên "Đại Việt" có nền văn hóa, văn hiến lâu đời, có phong tục, tập quán, có lịch sử các thời đại có thể sánh ngang hàng với những thời đại lớn trong lịch sử Trung Hoa đồng thời còn có nhân tài. Một vùng lãnh thổ có đầy đủ những yếu tố như vậy thì hoàn toàn xứng đáng là một quốc gia có độc lập chủ quyền và là một quốc gia có quyền tự hào về độc lập chủ quyền của dân tộc mình. Tình yêu nước thể hiện ở đoạn này chính là những chứng cớ rõ ràng về lòng tư tôn dân tộc, chính vì lòng tự tôn ấy, ông chỉ ra hệ quả tất yếu của những tên xâm lược:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cứ còn ghi.
Chứng cớ về những thất bại nhiều lần của tướng giặc cho thấy chúng đã phạm sai lầm khi cố tình giày xéo dân ta dưới gót giày bạo tàn, chúng đã phải trả giá cho những điều ấy bởi tinh thần yêu nước, sự đoàn kết của nhân dân cả nước cùng sự tài ba chính nghĩa của những vị anh hùng nước Nam.
Đoạn trích "Nước Đại Việt ta" cho ta nhiều suy nghĩ về tình yêu nước mà quan trọng nhất đó là yêu tổ quốc chính là yêu đồng bào, yêu dân, làm sao lo cho dân được yên ổn, no ấm.
Tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
- Bài thơ “Đói” của Bàng Bá Lân
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
Đây là 1 vài câu thơ nói lên tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta