M.n giúp em với ạ! Em cảm ơn!
Câu hỏi: Em hãy viết một đoạn văn nghị luận ní về đức tính khoan dung của mẹ.
M.n giúp em với nha!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cần làm rõ những ý như sau cho phần thân bài :
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích: Khái niệm về việc học: đó là quá trình rèn luyện, tiếp thu tri thức, học hỏi, tiếp cận với thực tế cuộc sống được thông qua sách vở, bạn bè, thầy cô,...
- Khẳng định sự cần thiết, tầm quan trọng của việc học đối với tất cả mọi người. Đã học thì phải học đều các môn. Luôn có thái độ nghiêm túc, chăm chỉ thì mới hiểu và nắm vững một cách có hệ thống.
- Dẫn chứng: Gương học tập của Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, gương học tập của cô bé Trần Bình Gấm bán khoai bán vé số đậu ba trường đại học,..
- Bàn luận mở rộng:
+ Học tập là thước đo giá trị phẩm chất con người
+ Giúp ích cho xã hội, góp phần phát triển đất nước
+ Là chìa khóa mở cửa văn minh
- Tác hại của việc không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại đối với đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm: bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo,..trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội → Phê phán cuộc sống không đáng sống, trở nên vô dụng.
- Liên hệ bản thân.
( Mb và kb bạn có thể tự làm)
https://lazi.vn/edu/exercise/viet-doan-van-nghi-luan-khoang-12-cau-trinh-bay-suy-nghi-cua-em-ve-suc-lan-toa-cua-nhung-dieu
H/t
Trong cuộc sống của chúng ta, mở rộng lòng khoan dung, tha thứ độ lượng là một trong những đức tính, phẩm chất vô cùng cao quý, tốt đẹp của con người. Vì vậy, Phật – người được xem là hiện thân của lòng bác ái đã xem đó là một thứ tài sản vô giá: “Tài sản lớn nhất của đời người chính là lòng khoan dung”. “Khoan dung” là lòng rộng lượng, bao dung, thương yêu con người, sẵn sàng tha thứ, không khắt khe, không trừng phạt, hoặc sẵn sàng xoá bỏ những lỗi lầm mà người khác (thường là người dưới) đã phạm phải. Như vậy cả câu này có ý nghĩa là: lòng khoan dung là phẩm chất cao quý của con người là thứ tài sản có giá trị cao nhất của con người. Từ cách giải thích này ta thấy lòng khoan dung của con người trong cuộc đời mang lại nhiều ý nghĩa cao đẹp. Trong con người ta, có phần tốt và phần xấu, phần thiện và phần ác, phần người và phần con. Chính lòng bao dung đã góp phần tẩy rửa phần con, tô đậm thêm phần người, phẩm giá làm người. Mặt khác, lòng khoan dung sẽ là một yếu tố quan trọng đem lại sự bình yên, hoà thuận, thân thiện cho xã hội và gia đình. Khi ta thể hiện lòng khoan dung với ai đó thì tâm hồn ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì đã làm được một điều có ý nghĩa của phẩm chất nhân ái, vì như thế là không phạm vào sự nhỏ nhen, hẹp hòi, trái với phẩm chất quý giá của con người. Còn nữa, khoan dung, tha thứ lỗi lầm cho người khác thì có thể cảm hoá được họ. Khi được nhận lòng khoan dung của ta, thì bản thân người đó sẽ ăn năn hối lỗi, tự tu chỉnh bản thân mình, sửa chữa lỗi lầm và có thể biết ơn ta nữa, để từ đó không tiếp tục phạm lỗi mà họ đã từng mắc phải. (Nhờ chính sách khoan hồng của nhà nước, nhiều tướng cướp đã hoàn lương trở thành con người có ích cho xã hội; Nguyễn Trãi và Lê lợi sau khi đại thắng quân Minh, đã cấp thuyền, ngựa, lương thực cho bại quân trở về chính quốc). Tuy nhiên bên cạnh sự ngợi ca về lòng khoan dung ta cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, cố chấp, thù dai. Tác hại của lối sống ấy: làm cho con người sống với nhau chỉ có ích kỷ, hận thù. Có thể nói, lòng khoan dung làm cho tâm hồn ta trở nên thánh thiện, cao thượng và giàu có hơn. Đúng như một triết gia nào đó đã nói: sự nghèo nàn về của cải vật chất không đáng sợ bằng sự nghèo nàn về tâm hồn. Vì thế, ta phải lấy sự khoan dung, sự nhường nhịn làm phương châm xử thế: “Một sự nhịn, chín sự lành”. Thấm thía lời dạy của Phật, bản thân mỗi chúng ta, phải không ngừng tự rèn luyện, phấn đấu bồi đắp cho mình có lòng khoan dung rộng lớn. Lòng khoan dung là tài sản vô giá của con người và cũng là phương châm đối nhân xử thế tốt nhất để nhằm hoàn thiện nhân cách bản thân và đưa lại sự bình an cho cuộc sống.
Người xưa thường nói “Nhân vô thập toàn” để muốn nói rằng con người không có ai là hoàn hảo, không có ai là không từng mắc sai lầm. Những lúc này lòng khoan dung, độ lượng là điều cần thiết để có thể giải quyết mọi vấn đề.
Lòng khoan dung chính là một đức tính tốt, là sự thứ tha, biết chấp nhận, bỏ qua cho lỗi lầm của người khác khi họ biết lỗi. Khi có lòng khoan dung chính bản thân mình cũng thấy thoải mái và dễ chịu hơn. Thực ra hiểu về lòng khoan dung cũng không phải quá khó khăn hay quá cao siêu. Nó rất gần gũi với đời sống của con người hằng ngày. Khoan dung với bạn bè, với người thân và khoan dung với chính mình là điều cần thiết để tạo nên sự gắn bó, tạo sự hiểu nhau và sống tốt hơn. Lòng khoan dung không chỉ là sự thứ tha mà còn là sự cưu mang, giúp đỡ những người đang đi không đúng đường, đưa họ trở về với cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vốn dĩ chúng ta vẫn nghĩ khoan dung chính là tha thứ, nhưng đôi khi nó lại không như vậy. Khoan dung đôi khi còn là cách nhìn nhận sự việc, sự vật, thái độ của mình đối với những người ở xung quanh chúng ta. Chúng ta sống trong xã hội này không ai là hoàn mỹ, tuyệt đối; bởi vậy cớ sao không để lòng khoan dung kéo mọi người lại gần với nhau hơn. Ai cũng mắc phải những lỗi lầm, quan trọng là biết lỗi và sửa lỗi thì mọi chuyện vẫn có thể tốt đẹp lên. Chúng ta cần phải độ lượng, phải nhìn vào thái độ của người ta để mở lòng rộng lượng thứ tha.
Trong trường học, có nhiều bạn học sinh cá biệt, chuyên đi gây gổ, đánh nhau với các bạn không còn đi học nữa. Thầy cô đã rất nhiều lần bảo bạn ấy viết bản tự kiểm điểm và không được tái phạm. Nhưng ngựa theo đường cũ nên ngày này qua tháng khác, bạn vẫn không bỏ được thói hư tật xấu đó. Thầy cô vẫn không đuổi bạn ấy ra khỏi trường, tìm mọi biện pháp để đưa bạn trở lại với môi trường học đường lành mạnh hơn. Đây cũng chính là một biểu hiện của lòng khoan dung, độ lượng mà thầy cô đã dành cho bạn ấy.
Nếu không có lòng khoan dung thì xã hội này đã không được tốt đẹp như bây giờ. Khoan dung sẽ khiến cho con người gần nhau hơn, có thể tạo điều kiện và cơ hội để họ có thể trở lại làm người tốt.
Một người mắc sai lầm nhưng một người lại không chịu tha thứ, phải soi mói, phải tìm điểm hạn chế của người đó để gây khó dễ thì mối quan hệ giữa hai người càng trở nên căng thẳng, mệt mỏi hơn. Không ai được thanh thản vì cứ giữ sự cố chấp ở trong lòng. Nếu có thể thứ tha được thì hãy thứ tha, vì có lẽ khi đó bản thân người được tha thứ và người đồng ý tha thứ sẽ thanh thản hơn rất nhiều.
Khoan dung với người khác, bạn cũng sẽ thấy lòng mình thanh thản và thoải mái hơn rất nhiều. Dù sự tha thứ rất khó khăn nhưng không phải là không thể, chúng ta có thể cởi bỏ ràng buộc cho người khác và cho chính bản thân mình. Khoan dung không bao giờ là thừa, vì nó sẽ khiến cho tình cảm giữa người với người thêm gắn bó khăng khít hơn. Không những là khoan dung với người khác và khoan dung cho chính bản thân mình cũng quan trọng không kém. Lúc đó bạn sẽ thấy được rằng ở bất kỳ nơi đâu, ở xã hội nào thì lòng khoan dung là nền tảng của rất nhiều mối quan hệ. Đối với những người trẻ thì học cách tha thứ, học cách khoan dung là điều cần phải rèn luyện để có thể hoàn thiện bản thân mình hơn.
Để xã hội này tốt đẹp hơn và mối quan hệ giữa mỗi người cũng ngày càng bền chặt thì lòng khoan dung là điều cần thiết mà chúng ta cần phải rèn luyện hằng ngày. Tha thứ cho nhau, tha thứ cho bản thân mình sẽ giúp cuộc sống này tràn ngập tình yêu thương.