K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2020

trả lời:
 

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

hok tốt !
^_^

Trên thế giới có rất nhiều người đã thành công nhờ phương pháp tự học của bản thân. Nhiều người đã chia sẻ kinh nghiệm về tinh thần tự học của mình cho nhiều bạn trẻ noi theo. Việc tự học sẽ đem lại thành công như mong đợi cho những ai kiên trì và vận dụng nó một cách phù hợp.

Quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại chính là quá trình học và tự học chính là con người tìm ra cách để tiếp thu những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Việc học của chúng ta chưa đem lại hiệu quả cao vì chúng ta thụ động khi tiếp thu kiến thức mà thầy cô truyền tụng lại. Học sinh chưa biết đào sâu, sáng tạo từ những bài giảng còn sơ sài của thầy cô. Việc học thêm tràn lan, dựa nhiều vào sách tham khảo cũng làm cho việc học bị cản trở.

Do nền giáo dục của chúng ta còn yếu kém, việc học tủ, học chống đối còn diễn ra ở nhiều học sinh. Nhiều học sinh học thuộc bài nhưng không hiểu bài dẫn đến tình trạng thuộc lí thuyết những không biết làm thực hành. Nấu tình trạng này kéo dài, học sinh sẽ bị mất gốc, gây tâm lí chán nản trong học tập.

Việc tự học sẽ giúp con người hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính xác. Việc tự học có thể được coi là chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Những người có tinh thần tự học sẽ chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề. Tinh thần tự học có thể giúp con người tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh, những kinh nghiệm sống của nhân dân. Khi ta có tinh thần tự học, ta sẽ có ý thức chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Khi chúng ta đã tự học chắc được lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, ghi nhớ kiến thức rất tốt. Có rất nhiều những danh nhân đã thành nhân tài của đất nước từ việc họ tự học như: Lương Thế Vinh, Mạc Đinh Chi, Hồ Chí Minh... Đây là những người có sự kiên trì trong quá trình tự học và là những tấm gương mà chúng ta cần noi theo.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, em sẽ noi gương và học tập kinh nghiệp của những thể hệ đi trước để đưa ra một phương pháp tự học hợp lí đem lại hiệu quả cho bản thân. Việc tự học chính là chìa khóa của sự thành công, đưa chúng ta đến với tương lai tươi sáng ở phía trước.

Hiểu được tầm quan trọng của việc tự học, chúng ta sẽ có ý thức tự giác hơn trong quá trình học tập, và sẽ mang lại kết quả cao. Những người biết vận dụng phương pháp tự học cho bản thân sẽ có vốn kiến thức rộng rãi và sẽ có khả năng trở thành người có ích cho xã hội, góp phần làm phát triển xã hội lên tầm cao mới.

11 tháng 8 2021
Tham Khẻo :

1. Mở bài

- Thiếu nhi là mầm non của đất nước.
- Lời dạy của Bác Hồ nêu bật nhiệm vụ của thiếu nhi: "Học tập tốt, lao động tốt".

2. Thân bài

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp.

b. Lời dạy của Bác Hồ vô cùng đúng đắn:
- Tuổi nhỏ phải biết học tập tốt vì: chuẩn bị kiến thức cho tương lai, hoàn thiện bản thân, gặt hái thành công.
Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Ngọc Ký...
- Tuổi nhỏ cũng phải biết lao động: Dù chưa làm được những việc lớn lao, ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, rèn tính cần cù, có trách nhiệm
Dẫn chứng: Giúp cha mẹ dọn dẹp vệ sinh ngôi nhà thân yêu; vệ sinh trực lớp, trồng cây xanh...

c. Bài học cho học sinh:
- Học tập có phương pháp khoa học để đạt kết quả tốt.
- Chăm chỉ lao động để rèn luyện bản thân và làm được nhiều việc ý nghĩa.

3. Kết bài

- Khẳng định lời dạy của Bác.
- Yêu Tổ Quốc càng phải chăm học chăm làm.

11 tháng 8 2021


 

    

a. Giải thích ý nghĩa câu nói:
- Học tập tốt: Tiếp thu kiến thức, mở mang hiểu biết của bản thân trên ghế nhà trường và trong cuộc sống.
- Lao động tốt: Làm việc phù hợp với lứa tuổi, để rèn luyện bản thân, giúp đỡ gia đình, xây dựng trường lớp...(Còn tiếp)

>> Xem chi tiết Dàn ý nghị luận về Học tập tốt, lao động tốt tại đây

 II. Bài Văn Mẫu Nghị Luận Về Học Tập Tốt, Lao Động Tốt (Chuẩn)

Đối với mỗi đất nước, có thể nói, thế hệ trẻ chính là nguồn sức sống, là tương lai của đất nước đó. Bác Hồ, một nhà cách mạng lớn, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam vô cùng yêu quý và quan tâm đến thế hệ trẻ, đặc biệt là các cháu thiếu niên nhi đồng. Bác từng dạy các cháu 5 điều phải thực hiện để trở thành người chủ tương lai của Tổ quốc, một trong 5 điều Bác dạy mà thiếu nhi Việt Nam luôn ghi nhớ, là lời dạy: "Học tập tốt, lao động tốt".

Lời dạy ấy có ý nghĩa như thế nào? Ai cũng hiểu "Học tập tốt" là ra sức tiếp thu tri thức, mở mang hiểu biết của bản thân. Hiểu rõ hơn, học tập tốt trước tiên là thực hiện mọi nhiệm vụ học tập mà thầy cô hướng dẫn và giao cho học sinh. Học tập tốt cũng là nâng cao tinh thần tự học, không ngừng tìm tòi, sáng tạo, ở mọi nơi, mọi lúc. Còn "lao động tốt" chính là cần chăm chỉ làm việc. Việc làm của tuổi nhỏ chưa là những việc lớn lao, nhưng chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ, có ích. Bởi lao động không chỉ đem lại hiệu quả cho đời sống, mà còn là sự rèn luyện tính cần cù và tinh thần trách nhiệm ngay từ khi bạn còn rất nhỏ, chỉ có tinh thần yêu lao động mới đem đến cho chúng ta sự no ấm và hạnh phúc.

Lời dạy của Bác Hồ thật vô cùng đúng đắn và quý giá đối với các thế hệ thiếu niên nhi đồng. Bởi vì, tuổi nhỏ là tuổi để học tập và hoàn thiện bản thân. Quá trình học tập của mỗi con người không chỉ là quá trình bồi dưỡng kiến thức khoa học và xã hội, mà chính là quá trình khám phá những điều mới mẻ, khám phá chính bản thân mình, để không ngừng hoàn thiện. Từ đó, "học tập tốt" giúp cho con người có thể gặt hái thành công, tìm ra hướng đi đúng cho cuộc sống của mình. Trong tích xưa truyện cũ của dân tộc ta, người xưa có nêu tấm gương Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, chăm học, quyết vượt qua mọi gian khó để học tập tốt. Cuối cùng, từ một cậu bé chăn trâu, ông đã trở thành một trạng nguyên với tài hoa lừng danh đất Việt. Tấm gương của trạng nguyên càng cho chúng ta thấy, chỉ có học tập mới có thể giúp con người vươn lên, thay đổi số phận. Thầy Nguyễn Ngọc Ký cũng vậy: sinh ra là một đứa trẻ bị liệt đôi tay, tương lai tưởng chừng như khép lại trước mặt thầy. Nhưng chính tinh thần không ngừng học hỏi, kiên quyết vươn đến chân trời tri thức đã giúp thầy tốt nghiệp Đại học, trở thành nhà văn, nhà giáo, thành tấm gương cho thế hệ trẻ khâm phục và noi theo không ngừng học tập.

Bên cạnh học tập cho tốt, tuổi nhỏ cũng cần phải biết "lao động tốt", đừng nghĩ rằng tuổi niên thiếu chỉ là học và vui chơi. Bác Hồ từng dạy rằng: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Việc lao động của chúng ta không phải chỉ giúp ông bà, cha mẹ bớt nhọc nhằn, hay giúp trường lớp của chúng ta xanh, sạch, đẹp, mà tuổi nhỏ lao động còn là để rèn kỹ năng sống, rèn tính cách tốt. Một bạn trẻ biết cần cù lao động từ nhỏ, khi lớn lên, chắc chắn sẽ trở thành một công dân tích cực làm việc để xây dựng quê hương. Việc lao động tốt của tuổi học sinh là làm việc nhà, vệ sinh trường lớp, góp phần gìn giữ môi trường sống, làm những công tác xã hội vừa sức. Khi đó, thời thơ ấu của chúng ta lại càng thêm đẹp và có ý nghĩa.

Để "Học tập tốt, lao động tốt" như lời dạy của Bác Hồ, mỗi bạn trẻ cần phải biết học tập có phương pháp khoa học và lao động vừa sức của bản thân, "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Trong học tập, ta cần bố trí thời gian biểu khoa học, cần kiên trì, nhẫn nại trong khám phá tri thức khoa học. Tuổi học sinh hôm nay không chỉ học trong nhà trường, trong sách giáo khoa, mà còn phải năng động, học ở đời sống, trên mạng công nghệ thông tin, tiếp thu kiến thức mới, hiểu và theo kịp cuộc cách mạng khoa học 4.0 trên toàn cầu. Còn việc lao động: Bạn trẻ hôm nay cần siêng năng hơn nữa, tránh việc sa đà trên mạng internet hay miệt mài dùng thời giờ vào điện thoại thông minh. Chính những công việc tay chân mà hữu ích sẽ giúp cho bạn rèn luyện sức khỏe, có tinh thần minh mẫn. Học tập tốt và lao động tốt luôn bổ trợ cho nhau.

Tóm lại, dù Bác Hồ đã đi xa, nhưng năm điều Bác dạy vẫn luôn là kim chỉ nam cho tuổi nhỏ dưới mái trường. Trong đó, "Học tập tốt, lao động tốt" luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Thế hệ trẻ Việt Nam yêu Tổ quốc, nên ngay từ khi còn nhỏ tuổi đã biết chăm học chăm làm, không ngừng rèn luyện vươn lên theo kịp thời đại. Chỉ có như vậy trong tương lai, thế hệ trẻ sẽ bảo vệ vững chắc giang sơn gấm vóc mà cha ông đã đem xương máu để dựng xây.

--------------------HẾT-------------------

 Giusp mình phần này với ạĐề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên...
Đọc tiếp

 

Giusp mình phần này với ạ

Đề bài: “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nến kinh tế mới chứa đợng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng” Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” – Vũ Khoan - SGK 9 –Tập II)

Hãy viết một văn bản nghị luận, trình bày suy nghĩ của em về những cách học (học chay, học vẹt) mà em cần thay đổi để có kết quả học tập tốt nhất.

0
23 tháng 1 2022

Refer:

undefined

1 tháng 5 2023

Có câu nói như thế này: "Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ." Thực vậy, cuộc sống sẽ thật nhạt nhẽo và nghèo biết chừng nào nếu như sống mà chẳng có khát vọng, hoài bão, ước mơ. Vậy ý nghĩa của ước mơ là gì?. Ấy là tượng trưng cho động lực cố gắng, phấn đấu của mọi người để đạt điều mình muốn. Còn với tuổi học trò, ước mơ sẽ giúp cho ta trở thành một con người tài năng ngày càng trưởng thành. Chẳng hạn như khi gặp phải những trở ngại, thử thách, nếu không có ước mơ, ta sẽ dễ dàng bị mất động lực, hy vọng và cảm thấy thất bại. Nhưng khi có ước mơ, ta sẽ có sức mạnh để vượt qua những khó khăn, thử thách và trở thành người mạnh mẽ hơn. Chúng ta mới buộc mình phải hành động để thực hiện ước mơ đó mà để hành động bao giờ ta cũng phải học thật tốt, rèn luyện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Ngoài ra, khi ấp ủ ước mơ trong lòng ta còn có thể kiếm tìm ý nghĩa cuộc sống rồi định hướng cho tương lai của mình. Hãy để bản thân được tự do mơ mộng, làm điều mà mình mong muốn rồi bắt tay vào thực hiện nó dù thời gian có là bao lâu đi nữa. Mặt khác để đạt được ước mơ, cần phải kiên trì và không bỏ cuộc dù gặp phải những khó khăn, thử thách. Chỉ khi có đủ sự nỗ lực và kiên trì, chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Như một hạt giống mong ngày được nảy mầm, nó luôn cố gắng bén rễ sâu vào đất lấy chất dinh dưỡng; như một con người của nghệ thuật, họ luôn cố gắng làm sao cho bài thơ bài hát của mình thật du dương thật hấp dẫn. Ước mơ gắn với cuộc đời, vì vậy hãy sống hết mình với ước mơ của chính chúng ta. Khép lại, không chỉ với tuổi học trò mà ước mơ luôn có ý nghĩa quan trọng với bất kì ai.

T.Lam

Hiboi

 

18 tháng 3 2022

văn bản nào

18 tháng 3 2022

Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn

17 tháng 9 2021

1.Mở :

- Trong cuộc đời mỗi người sẽ có nhiều nơi để đi, nhiều đích để đến nhưng chỉ có 1 nơi để trở về, đó chính là gia đình.

2.Thân :

a.Gia đình là gì :

-Là tổ ấm, là mái nhà, là nơi mà các thành viên là những người thân ruột thịt cùng chung sống, yêu thương và bao bọc nhau vô điều kiện.

b.Vai trò của gia đình :

- Là nơi nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho mỗi người.

- Là điểm tựa tinh thần, là chốn bình yên sẵn sàng che chở và giang tay đón nhận ta kể cả khi thành công hay thất bại, là động lực để ta vượt qua mọi khó khăn giông bão của cuộc đời.

- Là nơi chắp cánh ước mơ cho ta được bay cao và xa.

c.Biểu hiện : 

- Gia đình/tổ ấm ấy của ai ? Họ ở đâu ?

- Nêu ra sự gắn bó của các thành viên trong gia đình ?

- Ý nghĩa, đóng góp của gia đình họ cho xã hội ?

d.Phê phán mặt trái vấn đề :

- Lên án những người không biết yêu quý, trân trọng giá trị của gia đình, phê phán những người cùng 1 nhà nhưng không biết yêu thương, đùm bọc nhau...

e.Rút ra bài học :

- Về nhận thức : nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, yêu quý và trân trọng gia đình.

- Về hành động : Vun đắp tổ ấm mỗi ngày, cùng quan tâm, dành thời gian bên cha mẹ, anh chị em. Tích cực học tập, tu dưỡng đạo đức để sau này trưởng thành xây dựng 1 gia đình hạnh phúc.

Bài này mình tự làm nha. Chúc bạn học tốt !!!

 

20 tháng 12 2021

Tk:

Có những thứ giết chết con người nhanh hơn cả dịch bệnh đó là sự kỳ thị. Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay, với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, khuyến cáo từ Bộ Y Tế đã đưa ra các giải pháp nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm Covid nhưng vẫn còn một bộ phận người dân có thái độ kỳ thị những người trở về từ vùng dịch hoặc người nhiễm bệnh. Tại sao có sự xa lánh, kỳ thị này? Bản chất của kỳ thị thường gắn liền với những căn bệnh nguy hiểm, khó chữa do vậy người sợ tránh xa, hoặc do sự thiếu hiểu biết hoặc không đầy đủ về Covid-19. Để rồi họ sẵn sàng buông những lời lẽ thô tục, những hành động thiếu đạo đức làm tổn hại đến những người vô tội. Và rồi, người chịu nhiều thiệt thòi nhất lại là những người cần tình yêu thương nhất. Thay vì kỳ thị chúng ta nên cần hiểu rõ vấn đề, luôn tin tưởng vào các cơ quan chức năng, đội ngũ bác sĩ của chúng ta. Đặc biệt, dành tình cảm, tình yêu thương và sự quan tâm đến những người nhiễm và tiếp xúc với người bệnh để họ có thể an tâm điều trị. Chỉ có vậy, nước ta mới có thể đẩy lùi và chữa trị dứt điểm những trường hợp còn lại. Là những người trẻ - chúng ta cần nhận thức đúng đắn về vấn đề đồng thời tuyên truyền cho mọi người biết và hiểu về nó, đẩy lùi những hành động xấu, dịch bệnh xấu khỏi Việt Nam và Thế giới.

Đủ 200 chữ chưa đấy