Đề : suy nghĩ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân.
Ngắn nhất có thể nha m.n tự là sẽ ưu tiên tích nha.
Mik đang cần gấp trước ngày 22/5/2020 nha! M.n giúp mik với.Mik sẽ tick cho nha.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư "giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ" là một hình ảnh so sánh đầy sức gợi. Hình ảnh ấy khiến ta liên tưởng tới những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện trước mắt. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Lớp lớp những thế hệ trên mảnh đất này đã lao công khổ tứ với sự nghiệp chinh phục thiên nhiên hoang dã đổ giành phần sống cho mình, và hôm nay, không phải chỉ một mình dượng Hương Thư, không phải một mình người dân chài nào trên mảnh đất này đang đơn độc chống chọi với thác dữ mà là oai linh của hàng trăm người anh hùng đang tụ hội cùng hậu thế vượt qua thử thách. Không chỉ vậy, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách
chúc bạn học tốt
nhớ tích cho mk nha
Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đepk khỏe khoắng, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.
~hok tốt my friend ~
Truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm văn học nổi tiếng viết về người nông dân trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp cứu nước. Hình ảnh ông Hai - nhân vật chính của truyện chính là hình ảnh tiêu biểu và chân thực nhất về những người nông dân Việt Nam trong những ngày đầu mới tiếp xúc với cuộc cách mạng,với lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, với sự hồ hởi say mê, với niềm tin yêu ,thủy chung với kháng chiến, với Bác Hồ vĩ đại ;kính yêu. Thông qua câu truyện ngắn này ,ta thấy được tình yêu làng, yêu quê hương tha thiết ; sâu sắc của người nông dân Việt Nam dù ở trong mọi hoàn cảnh, chiến tranh hay thời bình thì họ vẫn 1 một mực 1 lòng yêu quê hương đất nước.
Thật vậy, ông Hai yêu làng Chợ Dầu của mình bằng một tình cảm đặc biệt mà mỗi người trong chúng ta cũng rất khó để diễn tả thành lời. Ở nơi tản cư ông vẫn luôn nhớ về làng, nhớ những ngày làm việc với anh em để rồi “trong lòng ông lão lại thấy náo nức hẳn lên” và “Chao ôi! Ông nhớ làng, nhớ cái làng quá.”. Ông cũng không quên theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm làng Chợ Dầu. Tình yêu làng thiết tha, sâu nặng ấy càng được thể hiện sâu sắc;tha thiết khi nhà văn đặt nhân vật vào tình huống bất ngờ, độc đáo ,lôi cuốn,cuốn hút. Từ phòng thông tin ra, ông lão đang phấn chấn vì nghe ngóng được nhiều tin vui từ kháng chiến thì lại gặp những người tản cư. Ông quay phắt lại lắp bắp hỏi khi nghe nhắc đến tên làng, mong nhận được những tin tốt lành, nào ngờ lại là tin dữ: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..”. Lúc này “cổ ông lão nghẹn ắng cả lại, da mặt tê rân rân” vì sự ngạc nhiên đến nỗi bắt ngờ làm ông đau xót, “ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng víu ở cổ, ông cất tiếng hỏi ,giọng lạc hẳn đi ” nhằm hi vọng đó không phải là sự thật. Nhưng trước câu nói khẳng định, ông xấu hổ đứng lảng bỏ về, cúi mặt xuống mà đi từ từ ; chậm rãi. Ông xấu hổ vì trước đây hay đi khoe về làng cho mọi người mà bây giờ làng lại là Việt gian, bị người ta chửi bới, chỉ cần nghĩ đến đó thôi cũng đủ làm ông xấu hổ không dám nhìn mặt bất kì ai nữa.
Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ ,vào cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa,đau đớn thêm gấp trăm , gấp vạn lần…
Trong tâm trạng bị dồn nén và bế tắc ấy, ông chỉ còn biết tìm niềm an ủi trong lời tâm sự với đứa con trai nhỏ. Nói với con mà thực ra là đang trút nỗi lòng mình. Ông hỏi con những điều đã biết trước câu trả lời:“Thế nhà con ở đâu?”, “thế con ủng hộ ai ?”. Lời đứa con vang lên trong ông thiêng liêng mà giản dị:“Nhà ta ở làng Chợ Dầu”,“ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm !”. Những điều ấy ông đã biết, vẫn muốn cùng con khắc cốt ghi tâm. Ông mong “anh em đồng chí biết cho bố con ông, tấm lòng bố con ông là như thế đấy,có bao giờ dám đơn sai,chết thì chết có bao giờ dám đơn sai ”. Những suy nghĩ của ông như những lời nguyện thề son sắt, thủy chung , không thể nào bị phá vỡ được. Ông xúc động, nước mắt giàn giụa “chảy ròng ròng trên hai má”. Tấm lòng của ông với làng,với nước thật sâu nặng,thiêng liêng. Nhưng ,dẫu vậy , thì ông vẫn mãi một lòng trung thành với kháng chiến,với Cụ Hồ .
May thay, tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu được đính chính lại. Ông Hai sung sướng như được vừa được sống lại. Ông đóng khăn áo chỉnh tề đi với người báo tin và khi trở về “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hẳn lên ”. Ông mua cho con bánh rán đường rồi vội vã,lật đật đi khoe với mọi người. Đến đâu cũng chỉ mấy câu“Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ !Đốt sạch !Đốt nhẵn ! Ông chủ tịch làng tôi vừa mới lên trên này cải chính. Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi Việt gian theo Tây ấy mà. Láo!Láo hết! Toàn là sai sự mục đích cả.” “Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người”. Ông khoe nhà mình bị đốt sạch, đốt nhẵn như là minh chứng khẳng định làng ông không theo giặc. Mất hết cả cơ nghiệp mà ông không hề buồn tiếc, thậm chí còn rất sung sướng,hạnh phúc. Bởi lẽ,trong sự cháy rụi ngôi nhà của riêng ông là sự hồi sinh về danh dự của làng chợ Dầu anh dũng kháng chiến. Đó là một niềm vui kỳ lạ,thể hiện một cách đau xót và cảm động tình yêu làng, yêu nước, tinh thần hy sinh vì cách mạng của người dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược.
Với cách chọn tình huống độc đáo, bằng lối văn miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, ngôn ngữ nhân vật –lúc đối thoại, khi độc thoại, và độc thoại nội tâm – đa dạng, nhà văn đã khắc họa thành công được chiều sâu về mặt tâm trạng của nhân vật,điều đó đã góp một phần không nhỏ tới sự thành công của tác phẩm.
Qua nhân vật ông Hai ta hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng ” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.
mình làm để 5 nha:
Tôi và Trang là hai người bạn thân từ thưở mới bắt đầu tập đánh vần chữ o, chữ a. Cho đến tận bây giờ, khi mà hai chúng tôi đã là học sinh lớp sáu rồi thì tình bạn của hai đứa vẫn thắm hồng như ngày nào. Nhà tôi cách nhà Trang không xa vì vậy sáng nào hai đứa tôi cũng rủ nhau đi học.Con đường đến trường với hai chúng tôi quả là một thế giới diệu kì. Con đường ấy đẹp nhất là đoạn chạy dọc bờ sông với một hàng phượng vĩ đổ dài. Ngay trong lúc này đây, dưới ánh nắng vàng rực vào một sớm hè, trong âm thanh rộn ràng của tiếng ve, tôi thấy cảnh đẹp đến nao lòng. Hàng phượng trong nắng hè với tiếng ve rộn vang làm lòng tôi nao nức.
Bầu trời mùa hè cao vời vợi. Những chị mây trắng đang nhởn nhơ trôi trên nền trời xanh thẳm. Nắng, cái nắng của mùa hạ chói chang và rực rỡ. Nắng sưởi ấm tâm hồn tôi và như an ủi tôi về nỗi lo của ngày hè sắp đến.Con đường tôi đi học cũng đông đúc, nhộn nhịp vào mỗi sớm mai, cũng vui vẻ với những tiếng nói tíu tít cười của đám học sinh chúng tôi.Cũng đã từng năm năm trời đi trên con đường này hình ảnh của một hàng phượng cùng với tiếng ve vào những ngày hè ít nhiều cũng đọng lại trong tâm hồn tôi một cảm xúc vừa vui, vừa buồn.
Hàng phượng vĩ mang một vẻ đẹp rất đỗi gần gũi với tôi. Từ xa nhìn lại trông hàng phượng vĩ như những mâm xôi gấc đỏ rực. Tôi không biết rằng hàng phượng vĩ đã bao nhiêu tuổi nở hoa chỉ thấy cành nhiều, lá sum xuê.Hàng phượng vĩ cây nào cây ấy cũng giống nhau. Rễ cây ngoằn ngoèo nổi lên mặt đất như những con rắn khổng lồ.Thân cây to, xù xì, hai ba đứa chúng tôi ôm cũng không xuể.Những cành cây chắc, khỏe xoè ra như những chiếc dù lớn. Lá phượng xanh um,mát rượi, ngon lành như lá me non. Hoa phượng màu đỏ thẫm. Sắc hoa trong nằng hè rất đẹp và hơi ngả sang sắc cam. Nhà văn Xuân Diệu đã từng viết: “Phượng không phải là một đoá, là một cành mà là cả một vùng trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử trong xã hội thắm tươi.” Hoa phượng như phun trào lên không gian một ngọn lủa cháy rừng rực tưởng như không gì có thể rập tắt.Người ta đã quên mất đoá hoa, chỉ nghĩ đến hàng, đến cây, đến những tán lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm.Mùa hè hàng phượng gọi đến bao nhiêu là ve.Nào là ve sầu, ve đất…Tất cả chúng đang đợi chờ ngày hoa phượng nở. Rồi chỉ vài ngày nắng rực rỡ hoa phượng đã nở đỏ từng chùm, từng chùm.Đốm lửa nhỏ hôm nào nay đã cháy rực lên thành một ngọn đuốc.Trời càng nắng to phượng càng nở rực rỡ,mang lại cho con đường tôi đi học một màu sắc thần tiên.Hoa phượng và những chú ve sầu đã tạo nên cho bờ sông một bản nhạc say đắm lòng người. Vào mỗi mùa hè,một ngày bốn lần, tôi và Trang đi trên con đường này cũng là bồn lần chúng tôi được nghe tiếng ve kêu râm ran trên khắp các cành cây phượng vĩ. Tiếng ve kêu như mang đến cho tôi một cảm giác xao xuyến, bồi hồi khó tả. Nó là cảm giác vui vì tôi sắp được nghỉ hè, là cảm giác buồn thoáng qua về tình bạn và tình thầy trò. Tôi sẽ phải xa mái trường tôi mà hằng ngày tôi vẫn học tập hăng say sao? Và tôi sẽ không thường xuyên đi qua con đường này chăng? Tôi sẽ không được gặp bạn bè thầy cô trong ba tháng ư? Thời gian đó với tôi là quá dài! Và dường như khi trong đầu tôi miên man với nỗi nhớ, với nỗi buồn thì tiếng ve kia cũng có vui đâu bao giờ? Tiếng ve sầu như cũng lặng đi cùng tôi. Chắc hẳn rằng những chú ve cũng phần nào hiểu được tâm trạng của tôi, của một đứa học sinh sắp phải rời xa mái trường nơi nó đã gắn bó bao năm tháng qua.Hè đến nhanh rồi cũng ra đi thật nhanh chóng .Hoa phượng đã tàn, những chú ve mời ngày nào còn cất giọng ca muôn thưở thì nay đã lặn đâu mất rồi. Phượng để lại những dấu hỏi chấm treo lủng lẳng trên khắp các cành cây. Dấu hỏi chấm ấy nói cho biết điều gì về tương lai của tôi, về tình bạn tốt đẹp giữa tôi và Trang đây? Hàng phượng ấy có phải là hiện thân của tương lai tôi không? Tất cả chỉ là những dấu hỏi trong sự đợi chờ.
Có lẽ rằng sau này cho dù tôi có trưởng thành một con người thành đạt hay người bình thường thì hình ảnh con đường hoa phượng mà tôi đã đi học suốt những ngày thơ ấu cắp sách tới trường sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của tôi. Và bây giờ tôi cũng đã vững vàng để tin một điều: “Hoa phượng đã tàn rồi”.
NHỚ TICK CHO MÌNH ĐÓ NHA !! :))
'' Tùng, tùng, tùng''. Giờ ra chơi đã đến. Sân trường từ vắng lặng bây giờ đã trở nên nhộn nhịp hẳn lên.
Tiếng trống trường đã vang lên ba tiếng. Mọi người ùa ra sân trường như đàn ong vỡ tổ. Những bạn gái đang nhảy dây bên cây phượng. Đôi chân thoăn thoắt như những chú sóc tinh nghịch đang nhảy trên các cành cây hay giống như những vũ công nhảy chuyên nghiệp.Có một số bạn thì chơi đuổi bắt, chạy khắp sân trường, miệng thì la hét làm nhộn nhịp một góc sân trường hơn hẳn. Còn có mấy chị lớp 7, lớp 8 ra ghế đá ngồi trò chuyện cùng với nhau. Một vài người lớp 9 thì không như các em lớp 6. Sau giờ học thì tranh thủ ra hóng mát cho đỡ căng thẳng.Mặc dù đã học cấp 2 rồi nhưng vẫn còn vài người có tính hiếu động thì chơi bắn bi ngoài bãi đất. Những hòn bi tròn tròn như quả bóng cứ như là đang thi chạy vậy. Còn có những người vào căn-tin để ăn sáng. Mặc dù căn-tin rất nhỏ nhưng luôn đầy ắp người mua. Người bán chính là vợ bác bảo vệ. Các thầy, cô cũng có lúc vào đây để uống trà, nói chuyện. Hết 7 phút đầu giờ, tất cả mọi người xếp hàng thật ngay ngắn từng hàng từng hàng một để tập thể dục. Từng người một tập rất nhẹ nhàng mà mạnh mẽ.
Tuy giờ ra chơi rất ngắn nhưng chúng em cũng đã rất thoải mái. Nhờ những buổi ra chơi ngắn ngủi này mà chúng em có thể chơi với nhau thân nhau hơn. Mọi người đều dành giờ ra chơi những điều hết sức thú vị. Thế là sau giờ ra chơi của mỗi ngày, chúng em lại xếp hàng vào chuẩn bị học tiết 3.
mình chỉ viết sơ sài thui, mong bạn thông cảm! nhớ tick mình nha
Đọc truyện ngắn "Làng" người đọc rất ấn tượng về nhân vật ông Hai là người dân hiền lành, cần cù, chăm chỉ, chất phác và có tình yêu dành cho làng chợ Dầu luôn bùng cháy mãnh liệt. Khi chiến tranh xảy ra ông phải đi tản cư " tẩn cư âu cũng là kháng chiến" ông nhớ làng, khoe về làng đẹp, giàu: nhà ngói san sát, xầm uất. Ông vui, tự hào, hãnh diện về làng. Ông còn khoe cả cái sinh phần của viên tổng đốc mà không nhận ra viên tổng đốc là kẻ thù của mình. Ánh sáng cách mạng đã soi rọi tới cuộc đời tăm tối của ông để biết ai là kẻ thù để ông không còn khoe về nó nữa. Ông từng tham gia xây dựng những công trình kháng chiến: đào đường, đắp u, xẻ hào... những công việc vất vả nhưng ông tham gia với tinh thần hăng say, vui vẻ, trách nhiệm. Tình yêu làng quê của ông Hai không chỉ thể hiện bằng lời nói mà bằng hành động cụ thể người nông dân ấy sẵn sàng bảo vệ tổ quốc. Tình yêu làng quê đã hòa quyện trong tình yêu nước. Ông Hai có thói quen là đến phòng thông tin niềm vui sướng khi nghe được tin chiến thắng của quân ta dù có nhỏ nhưng với suy nghĩ "tích tiểu thành đại làm gì mà thằng Tây chả bước sớm". Những suy nghĩ ấy của người nông dân về kẻ thù khi còn rất đơn giản nhưng nó cũng thể hiện niềm tin nhất định thành công của cách mạng. Đó chính là nhận thức tư tưởng mới của ông Hai khi có ánh sáng cách mạng.
bn phải t.i.c.k cho mn nha bn eiii!!!