K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 5 2020

chẳng biết cậu tự làm lấy đi cứ lấy công của người khác là sao ?

29 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là truyền thống tốt đẹp của ông cha ta về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, biết ơn quá khứ của con người. Thật vậy, đây là bài học đạo đức mà mỗi người trong cuộc sống đều cần khắc ghi và làm theo. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây tức là khi chúng ta hưởng thụ một điều gì đó tốt đẹp, chúng ta cần biết ơn và trân trọng những người có công trong việc tạo ra điều tốt đẹp đó, giống như khi hưởng thụ hoa thơm trái ngọt thì phải nhớ đến người đã trồng chúng vậy. Đây thực sự là 1 truyền thống tốt đẹp vì nó mang giá trị, vẻ đẹp hồn cốt của dân tộc VN, thuộc về giá trị tinh thần, là chuẩn mực của vẻ đẹp đạo đức mà mỗi người cần trang bị cho mình. Ngày nay, cuộc sống con người được bình yên và no ấm hơn ngày xưa thì mỗi người chúng ta cần biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã có công trong việc gây dựng nền tảng hạnh phúc đó cho thế hệ sau. Có vô vàn cách biểu hiện cho thái độ sống biết ơn và ân nghĩa của thế hệ trẻ ngày nay. Học tập. Làm việc. Sống có trách nhiệm.

29 tháng 3 2021

 THAM KHẢO:

Truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta là lòng biết ơn, biết trân trọng những người đã giúp đỡ mình. Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau phải biết giữ đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Câu tục ngữ như một lời khuyên đối với chúng ta. Xét về nghĩa đen, “quả” là cái thơm ngon nhất của cây, kết tinh sự tinh khiết qua sự bao bọc của công sức lao động,  thời tiết và thời gian. Vì vậy khi ăn một trái quả thơm ngon thì ta phải nhớ tới những người đã trồng ra cây đó, những gì tạo được ra nó. Nhưng ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ lại muốn khuyên chúng ta khi được hưởng một thành quả nào đó thì phải nhớ ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. “Ăn quả” là hình ảnh nói về những người  được hưởng thụ thành quả, còn “trồng cây” là hình ảnh nói về những người làm ra thành quả cho người hưởng thụ.

Từ xưa đến nay, ông cha vẫn thường căn dặn chúng ta sống phải biết ơn, tôn trọng những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng. Điều đó thể hiện rõ trong câu tục ngữ trên. Dân tộc ta trước khi đến được với cuộc sống hòa bình, yên ổn thì đã phải trải qua thời kì vô cùng gian khó với bão táp chiến tranh xô bồ.   Tất cả những thành quả mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên mà có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt, công sức, trí tuệ và cả xương máu của biết bao lớp lớp cha ông đã hy sinh cả tuổi xuân, cả cuộc đời để tạo nên, để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho chúng ta. Ta có mặt trên đời, đó là công ơn của cha mẹ. Cha mẹ luôn ở bên cạnh ta ngay cả những lúc ta buồn vui, san sẻ, nuôi dưỡng những ước mơ của chúng ta. Cha mẹ đã lao động vất vả cho ta được cắp sách tới trường vui đùa với bạn bè với sự vô lo vô nghĩ.  Còn thầy cô giáo là những người cha, người mẹ thứ hai luôn gần gũi chỉ bảo, mở ra cho chúng ta những kho tàng kiến thức, để rồi chắp cánh ước mơ về một tương lai tươi sáng cho chúng ta. Rồi những người công nhân, kĩ sư, bác sĩ không tiếc mồ hôi, công sức, trí tuệ lao động của mình để góp phần cho công cuộc kiến thiết xã hội, đất nước. Họ đều là những người dám hi sinh cuộc đời mình cho hai chữ: “cống hiến”. Từ những người nông dân cả ngày cực khổ trên đồng lúa để mang đến cho nhân dân những hạt gạo thơm dẻo trắng ngần, từ những công nhân trên công trường xây dựng cho đến những người thợ dệt, thợ may chăm chỉ miệt mài lao động trong nhà máy,  ai cũng hết sức hết lòng  đem mồ hôi công sức tạo nên thành quả cho cuộc đời.  Một bức tranh đẹp là kết quả của quá trình sáng tạo cộng hưởng với tư chất nghệ thuật của người hoạ sĩ, một bộ phim hay được đánh đổi bằng những giọt mồ hôi nghệ thuật,  công sức của đạo diễn, của diễn viên, của cả một ê-kip những người phụ trách hậu cần.



 

7 tháng 11 2021

Tham khảo :

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

    

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.
7 tháng 11 2021

Tham khảo 

            “ Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

           Cây nêu tràng pháo bánh trưng xanh. ”

  Đó là những nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Việt, mang lại sự ấm cúng, thân thiết cho những người trong gia đình xum vầy bên nhau. Góp phần không nhỏ vào đó là màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống của các loại thảo mộc, muôn hoa mùa xuân, đặc biệt là hoa đào.

  Hoa đào trở nên không thể thiếu đối với mỗi cái Tết của gia đình em. Vì vậy, ngày 27 Tết, bố con em đã lên chợ hoa Đông Anh để mua đào. Bố bảo, năm nay cả nhà sẽ mua đào thế đẻ bày cho đẹp. Vào đến chợ, 1 rừng hoa Tết muôn màu hiện ra trước mắt với đủ các loại hồng, cúc, huệ, … nhiều nhất là đào. Đào có rất nhiều loại: đào bích, đào phai, đào bạch… được đưa từ Nhật Tân, Sơn La… về. Những cây đào Nhật Tân với đủ các loại thế khác nhau trông thật đẹp, khác hẳn với những cành đào Sơn La chịu nắng gió ở rừng núi nên rất cao, có thể tới 3m. Chao ôi! Thật là đẹp!

   Những nụ hoa màu xanh non, nhìn kỹ mới thấy những đốm hồng li ti ở đầu. Những nụ hoa này mang 1 trọng trách lớn lao: che chở, ôm ấp những cánh hoa mỏng manh còn đang e ấp chờ đợi đến lúc có thể bừng nở rực rỡ. Em rất mong mỏi tới ngày được nhìn thấy những bông hoa đào nở đỏ thắm, màu đỏ của sự may mắn. Sáng 30, thật kỳ diệu: những bông hoa đỏ thắm đua nở rộ như vừa tỉnh sau 1 giấc ngủ dài. Những bông hoa đào chỉ nhỉnh hơn chiếc cúc áo 1 chút. Cánh hoa dạng tròn, xinh xắn như nụ cười của em bé, từng cánh hoa mỏng manh ôm lấy nhau, nương tựa vào nhau mà sống như không thể tách rời. Nhị hoa như những sợi tơ vàng óng, màu vàng của tài lộc, phú quý, làm đậm thêm sắc hoa đỏ thắm. Hoa mọc sát vào nhau tưỏng như thành từng chùm, dệt nên tấm thảm mùa xuân phủ trên từng cành cây. Tô điểm cho tấm thảm đó là những chiếc lá. Lá tuy rất ít, dài và xanh non tơ nhưng có thể làm cho tấm thảm bắt mắt hơn. Muốn có hoa đẹp lá xanh phải thầm cảm ơn thân và cành. Mới ban đầu chưa ra hoa, chúng chỉ mang bộ đồ giản dị, thô kệch màu nâu khó chiếm được cảm tình. Ai mà biết được bên trong đó ẩn chứa 1 tình mẫu tử bao la. Suốt mùa đông, thân là người mẹ nhẫn nại, chắt chiu từng ít 1 để nuôi hoa, lá hãy còn bé thơ để rồi khi xuân về bừng nở rực rỡ cùng với 1 sức sống tràn trề. Những ngày Tết, ngắm cây đào, em thầm cảm phục sự tinh tường của bố.

   Nhưng thời gian không đợi những bông hoa, thời gian đã mang chị xuân đi mất rồi. Mùa hoa đã qua đi, cành cây chỉ còn lại lá và vài bông nở muộn. Tửng chừng hoa đào rụng đã mang đi sức sống của mùa xuân đọng lại trên dải lụa hồng toàn hoa rụng kín gốc cây. Hoa rụng đi nhưng vẫn muốn cất mình bay trở lại bên mẹ yêu, tiếc nuối những ngày tháng được mẹ chăm chút, còn muốn níu kéo chị xuân lại. Dường như chúng đã biết là không thể, quy luật luôn luôn vậy thôi. Ra đi, chúng chỉ muốn nhắn lại rằng bên trong thân mẹ gầy guộc ấy vẫn rạo rực 1 sức sống. Nhất định mẹ sẽ cho 1 mùa hoa mới, lũ đàn em mới xinh đẹp, khỏe khoắn mang niềm vui đến cho mọi người. Còn bây giờ, tâm hồn, những cáh hoa đã bay theo gió đi khắp nơi, ngao du sơn thủy và rồi sẽ ở lại nơi đâu không biết.

Không như hoa mai mang đến sắc vàng cho người phương Nam, hoa đào từ lâu đã là biểu tượng của Tết Bắc Việt. Màu sắc đỏ thắm của hoa đào đã tô điểm cho mùa xuân, từng dãy phố con đường, từng ngõ nhỏ làng quê, xua tan cái rét của Bắc Việt và mang đén niềm vui, may mắn trong 1 năm mới an khang, thịnh vượng.

23 tháng 3 2023

bn cho mình gửi sắp đến thi học kì 2 rồi. đây là những món quà mà bn sẽ nhận đc:
1: áo quần
2: tiền
3: đc nhiều người yêu quý
4: may mắn cả
5: luôn vui vẻ trong cuộc sống
6: đc crush thích thầm
7: học giỏi
8: trở nên xinh đẹp
phật sẽ ban cho bn những điều này nếu cậu gửi tin nhắn này cho 25 người, sau 3 ngày bn sẽ có những đc điều đó. nếu bn ko gửi tin nhắn này cho 25 người thì bn sẽ luôn gặp xui xẻo, học kì 2 bn sẽ là học sinh yếu và bạn bè xa lánh( lời nguyền sẽ bắt đầu từ khi đọc) ( mình
 cũng bị ép);-;

23 tháng 3 2023
Trong các loài hoa, hoa nào cũng tỏa hương thơm ngát nhưng hoa ly đặc biệt hơn, mùi thơm rất đặc trưng và cũng là loài hoa em yêu thích nhất.   Chao ôi! Hoa ly mới đẹp làm sao! Nó mang một vẻ đẹp dịu dàng và có phần kiêu hãnh. Hoa ly có thể trồng trong vườn, ở chậu cảnh hay cắm lọ và dù ở đâu hoa ly vẫn rất tuyệt. Thân hoa ly mập, xanh ngắt và cứng. Dọc thân cây, lá mọc dày thành từng tầng đối nhau. Lá hoa ly hình bầu dục, nhọn đầu với những đường gân chìm duyên dáng. Đẹp nhất là những bông hoa ly dù khi còn là nụ, đến lúc mới chớm nở hay đã nở to thì bông hoa trông rất quyến rũ. Hoa ly có nhiều màu sắc: màu hồng, màu vàng, màu đỏ, có khi hồng pha trắng... nhưng em thích nhất là hoa ly hồng.   Những cánh hoa to mềm mại, uốn mình hơi cong về phía sau. Giữa cánh hoa là một đường gân xẻ dọc và có những chấm chấm đen phía trong. Một cây có rất nhiều bông hoa và nụ. Bông nở rồi tàn dần lại có bông khác kế tiếp, cứ như thế hoa ly chơi được khá lâu. Nhất là dịp tết, nhiều người chuộng hoa ly không chỉ vì nó đẹp mà còn rất thơm, chỉ cần đứng từ đằng xa cũng có thể thấy hương ly thoang thoảng.   Hoa ly lúc nào cũng nổi bật trong đám đông và dễ nhận thấy nhất. Nó luôn tự tin về vẻ đẹp của mình. Em rất yêu thích hoa ly. Không chép mạng nha!
4 tháng 2 2018

Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, khắp mọi miền đồng bằng Bắc Bộ lại ngập tràn những cánh đào tươi thắm. Hoa đào nở rộ trong gió xuân, mang theo sắc xuân nồng nàn tha thiết cho ngày tết cổ truyền dân tộc. Không biết từ khi nào, nhẹ nhàng mà sâu lắng, cây đào bước vào xuân Việt Nam và trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi xuân vẫy gọi.

Khi xuân bất ngờ gõ cửa, mai vàng rực rỡ trong nắng vàng phương Nam. Còn hoa đào lại chớm nở trong cơn mưa lất phất của miền Bắc. Một lần dạo bước trong mảnh đất trồng đào là một lần ngây ngẩn, say mê. Cây thường cao khoảng hơn một mét, tùy vào sở thích người mua. Dưới đôi bàn tay khéo léo của người trồng, cây được uốn thành nhiều thế độc đáo, đặc biệt là hình một con rồng như đang uốn mình bay lên bầu trời. Vỏ thân cây màu nâu sậm như sắc màu của. Từ một cành chính, vô số nhánh nhỏ cùng vươn ra. Lá đào xanh mướt, trông giống như một con thuyền bé tí xíu, dập dềnh trôi trên dòng sông hoa.

Trong sắc xanh của tán lá, những nụ hoa e ấp nấp mình như nàng thiếu nữ. Rồi khi nắng và gió đã đủ, một ngày kia, nụ hoa cùng nhau bung nở. Hoa nở rộ, cánh mỏng mềm và mịn màng như nhung, tựa như đôi má người thiếu nữ đang tuổi xuân thì. Cánh hoa kép, xoè ra thành từng tầng từng lớp, thoang thoảng một mùi hương dịu nhẹ. Cánh hoa xếp đều trên đài hoa, bao bọc quanh nhị hoa đang vươn lên trong gió rồi bung tỏa bốn phía. 

Mỗi độ xuân về, đào hẹn nhau cùng nở hoa khoe sắc. Hòa trong không khí vui tươi của năm mới, cùng thịt mỡ dưa hành câu đồi đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh, hoa đào điểm tô cho mùa xuân một màu sắc mới. Không rực rỡ như mai vàng mà dịu dàng, tươi thắm. Nó âm thầm đi vào đời sống của con người Việt Nam bao đời nay. Hình ảnh hoa đào đi liền với tình yêu và duyên nợ của trai gái, trở thành cảm hứng của bao lời ca tiếng hát ca. Một cành đào tươi sắc tượng trưng cho duyên hồng thắm thiết, cho hạnh phúc tràn đầy, cho tài lộc an khang và cho một năm mới khởi đầu tốt đẹp.

Đêm giao thừa, pháo hoa rực sáng một vùng trời cùng cây đào được đắn ngay ngắn trong nhà khiến lòng người như rộn rã vui vẻ hơn, cả gia đình chợt gắn kết hơn. Cây đào bỗng nhiên trở thành một thành viên trong gia đình, một biểu tượng cho ngày xuân sum vầy, ấm áp mà thân thương biết nhường nào.

Thời gian qua đi, những cành đào tươi thắm vẫn xuất hiện trong mỗi gia đình vào dịp Tết đến xuân về. Nó trở thành món quà của mùa xuân mà ngay cả những người con xa quê vẫn khao khát nhớ về. Và nó chính là tiếng gọi nồng nàn của mùa xuân, tiếng chuông ngân của năm mới trọn vẹn như ý.

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

:D

xôi vàng là xôi j._.

7 tháng 10 2016

Em có rất nhiều người thân nhưng người mà em yêu quý nhất là mẹ, người sinh thành và nuôi em lớn. Mẹ em là người chăm chỉ. Hàng ngày, mẹ chăm chút cho chúng em rất chu đáo từ tấm áo đến bữa cơm… Mẹ em có đôi tay chai sần, khuôn mặt rám nắng… Nhưng dù hình dáng mẹ thế nào đi chăng nữa thì mẹ cũng là người đẹp nhất và kính trọng nhất của em. Mẹ em rất đẹp, mẹ đẹp ở tâm hồn lương thiện. Nên mọi người rất yêu quý mẹ…Mẹ em như cô tiên trong truyện cổ tích che chở và chăm sóc cho chúng em. Em yêu mẹ biết bao! Và em hứa sau này dù đi dâu chăng nữa thì em vẫn sẽ nhớ về gia đình, nhớ về tình yêu thiêng liêng của mẹ dành cho em.

7 tháng 10 2016

Tình bạn như một món quà mà cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta, ở đó ta có thể gửi gắm tinh cảm, nỗi buồn, niềm vui cũng như là những lúc hạnh phúc nhất. Nếu co tình bạn thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên thật ý nghĩa. Nỗi buồn sẽ vơi đi hay hạnh phúc sẽ nhân đôi, cũng là nhờ có tình bạn. Tình bạn mang đến cho chúng ta rất nhiều điều đáng quý. Nhưng để có một tình bạn đẹp và lâu bền thì chúng ta phải làm gì? Vâng, trong tình bạn, chúng ta phải chân thành, vô tư tin tưởng nhau, phải biết quan tâm giúp đỡ nhau cũng như là gắn bó đoàn kết, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thứ thách qua đó tình bạn sẽ ngày càng thân thiết, gần gũi không những thế chúng ta còn phải hiểu nhau, phải thông cảm cho nhau, và không nên vụ lợi đố kị nhau, đó sẽ là một điều không tốt, làm tình bạn tan rã. Con người nếu không có tình bạn sẽ cảm thấy thật cô đơn và nhàm chán

3 tháng 12 2016

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

4 tháng 12 2016

Với mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm về miền quê yêu dấu, khi nhớ về quê hương, lòng ta lại bồi hồi xao xuyến thức cùng những hình ảnh thân thuộc, gắn bó in đậm trong ký ức bấy lâu, một giếng nước, một hàng cây hay một góc ao đình... Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm "Người thầy đầu tiên", nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về hình ảnh đẹp đẽ: Hai cây phong. Hai cây phong mang đầy ý nghĩa biểu tượng.

Chưa cần xem nội dung lời tả và giới thiệu, chỉ cần nghe giọng kể của An-tư-nai (cô viện sĩ đã trưỏng thành ở Matxcơva) ta đã có thể hiểu được tình cảm trân trọng và yêu quý hai cây phong cũng như cái làng Ku-ku-rêu cổ xưa của cô biết nhưòng nào. Hai cây phong trở thành linh hồn của làng quê, là biểu tượng của quê hương trong cô mà cô lưu giữ bao kỷ niệm tuổi ấu thơ. Điều ấy đã được cô bộc bạch trong tác phẩm "... Tôi cũng không biết giải thích ra sao, - phải chăng người ta vẫn đặc biệt trân trọng, nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu ... - nhưng cứ mỗi lần về quê, khi xuống xe lửa, đi qua thảo nguyên về làng, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cậy phong thân thuộc ấy".

Dù chưa hiểu nguồn gốc gắn bó của nhân vật với hai cây phong nhưng qua lời giới thiệu của An-tư-nai ta cảm nhận sự đồng cảm của nhân vật với hai cây phong thật sâu sắc. Dường như mọi chuyển động của hai cây thực vật này đều được người kể hiểu thấu bằng một trái tim đồng diệu: "Hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu". Người phụ nữ ấy nghe lá cây lay động mà nghe như "một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm chuyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình", lúc lại cảm nhận nó "khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào"... Cảm xúc tinh tế đầy chất thơ ấy là của một tâm hồn giàu chất thơ, một trái tim giàu tình yêu và trí tưởng tượng phong phú.

Sở dĩ hai cây phong đi vào ký ức của nhân vật bởi nó gắn liền với những kỷ niệm tuổi thơ cay đắng và tình yêu thương ấm áp của người thầy truyền cho cô, một tình yêu thương nhân ái vô bờ. Chính vì vậy nhân vật đã tự bộc lộ và cho đến tận nay tôi vẫn thấy hai cây phong trên đồi có một vẻ sinh động khác thường. Tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy, bên cạnh chúng như một mảng vỡ của chiếc gương thần xanh... ".

Hai cây phong nơi ấy chứa bao kỷ niệm của tuổi học trò với những trò chơi thuở nhỏ "Khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai chạy ào lên đấy phá tổ chim". Song ấn tượng sâu đậm trở thành điểm nhớ về hai cây phong trong ký ức của nhân vật ở đây chính là "thế giới diệu kỳ được mở ra trong tâm hồn trẻ thơ" từ góc nhìn, tầm nhìn mà hai cây phong ấy đem lại.

Trước hết là hai cây phong là điểm tựa để bọn trẻ đua nhau thể hiện ý chí: "Chúng tôi cứ leo lên cao nữa - nào xem ai can đảm và khéo léo hơn ai!". Nhưng thế giới xung quanh mới là điều kinh ngạc và quyến rũ bọn trẻ Chúng tôi cố giương hết tầm mắt nhìn vào nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên và nhìn thấy không biết bao nhiêu, bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng biết đến, thấy những con sông mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói. Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh... Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền, và tiếng lá cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm và biêng biếc kia".

Càng đọc ta càng cảm nhận được chất hoạ sĩ ở người kể chuyện, càng cảm nhận được thế giới "bí ẩn đầy sức quyến rũ" của những miền đất lạ đã thu hút tâm hồn trẻ thơ, đọng lại một khoảng sáng trong tâm hồn cô bé An-tư-nai để khi trưởng thành nỗi nhớ về ký ức tuổi thơ và hình ảnh hai cây phong lại rực lên những hình ảnh lung linh kỳ thú thuở nào để rồi xa quê lêu ngày lòng cô lại thao thức. Và trong cõi sâu thẳm ta hiểu rằng nỗi nhớ và cảm xúc cùng thế giới tuổi thơ vẫn đọng lại nguyên vẹn trong hai cây phong ấy chính là tình yêu quê hương da diết.

Nhưng nguyên nhân sâu xa là ở chỗ hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện hết sức xúc động về Đuy-sen, người thầy đầu tiên và cô bé An- tư-nai gần bốn mươi năm về trước. Chính thầy Đuy-sen đã đem hai cây phong về trồng trên đồi cao này cùng với cô bé An-tư-nai và thầy đã gửi gắm ở hai cây phong non ước mơ, hy vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thất học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, ngày càng được mở mang kiến thức và trỏ thành những con người hữu ích.

Hai cây phong chắt chiu nhựa đất cằn trên đồi cao lớn lên và lưu giữ kỷ niệm của bao thế hệ học trò làng Ku-ku-rêu bé nhỏ. Từ câu chuyện về hình ảnh hai cây phong, Ai-ma-tốp gợi lên trong lòng người đọc về cuộc sống tình yêu với quê hương đất nước trong mỗi người - nơi cội nguồn của mỗi cuộc đời - thật giản dị, sâu sắc mà cảm động bởi hình ảnh quê hương được gửi gắm qua hình tượng hai cây phong in đậm trong tâm trí người kể chuyện y nguyên chẳng phai mờ.