Tình hình Nhật Bản giữa thế kỉ XIX có điểm gì nổi bật? Nội dung, kết quả cuộc Duy tân Minh Trị?
CẢM ƠN CÁC CẬU NHIỀU :33
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX được đưa ra nhằm cải thiện và phát triển đất nước, tạo điều kiện cho sự tiến bộ của xã hội. Các đề nghị này bao gồm việc cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế. Tuy nhiên, các đề nghị này đã gặp phải nhiều khó khăn do sự đối lập của triều đình bảo thủ.
Liên hệ với cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868, ta thấy được một số điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này.
Giống nhau:
Cả Việt Nam và Nhật Bản đều đang trong giai đoạn chuyển đổi từ chế độ phong kiến sang chế độ hiện đại.Cả hai nước đều đang cố gắng cải cách giáo dục, pháp luật, chính quyền và kinh tế để phát triển đất nước.Cả hai nước đều có sự tác động của các nước phương Tây trong quá trình cải cách.Khác nhau:
Trong khi Nhật Bản đã có sự lãnh đạo của một nhóm các quan chức cải cách, Việt Nam vẫn đang trong tình trạng triều đình bảo thủ, không muốn chấp nhận các đề nghị cải cách.Nhật Bản đã có sự hỗ trợ từ các nước phương Tây trong quá trình cải cách, trong khi Việt Nam vẫn đang bị áp đặt các chính sách khai thác thuộc địa của các nước phương Tây.Tóm lại, các đề nghị cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX và cuộc duy tân Minh trị ở Nhật Bản vào năm 1868 đều là những nỗ lực để phát triển đất nước và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, có những điểm giống và khác nhau giữa hai trào lưu cải cách này, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử và văn hóa của từng quốc gia.
Dưới tác động của cuộc Duy tân Minh Trị, đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
Đáp án cần chọn là: B
Đáp án cần chọn là: B
Dưới tác động của cuộc Duy tân Minh Trị, đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
tham khảo
Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị:
Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…
- Về chính trị:
+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
+ Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…
- Về quân sự:
+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,…
⟹ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.
Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/trinh-bay-noi-dung-co-ban-cua-cuoc-duy-c86a10409.html#ixzz7OBFOaFfT
Tham khảo:
-Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu. Cuộc Duy tân Minh Trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục,…
- Về chính trị:
+ Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, trong đó đại biểu của tầng lớp quý tộc tư sản hóa đóng vai trò quan trọng, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân.
+ Năm 1889, Hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
- Về kinh tế: Thống nhất thị trường, tiền tệ, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,…
- Về quân sự:
+ Tổ chức và huấn luyện quân đội theo phương Tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu chiến được chú trọng, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược và mời chuyên gia quân sự nước ngoài,…
- Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây,…
⟹ Cuộc Duy tân Minh Trị đã làm thay đổi bộ mặt của Nhật Bản, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.
-Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:
+ Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
+ Giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận bị xâm lược.
Nhật Bản là một quốc đảo ở phía Đông Bắc Châu Á.
Đầu thế kỉ XIX chế độ Mạc phủ ở Nhật Bản đứng đầu là Tướng quân (Sô- gun) làm vào khủng hoảng suy yếu.
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp :ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
- Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội:
- Tầng lớp tư sản thương nghiệp ra đời từ lâu, tầng lớp tư sản công nghiệp hình thành và ngày càng giầu có.
- Các nhà công thương lại không có quyền lực về chính trị.
- Giai cấp tư sản vẫn còn yếu, không đủ sức xoá bỏ chế độ phong kiến, nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và bọn cho vay lãi bóc lột.
* Về chính trị:
- Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có vị tối cao nhưng quyền hành chủ yếu thuộc về Tướng quân.
- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc Phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
Nhận xét:
Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục con đường trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé; hoặc canh tân, cải cách xoá bỏ chế độ phong kiến, đưa Nhật Bản hoà nhập với nền kinh tế phương Tây.
tham khảo
Lời giải chi tiết
Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.
+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp:
+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội:
- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
* Về chính trị:
- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn:
+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.
+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.
Những yếu tố tác động đến sự thành bại của một cuộc cải cách, duy tân:
- Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối.
- Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ.
- Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia.
* Liên hệ với Việt Nam:
- Cuối TK XIX - đầu TK XX, Việt Nam cũng xuất hiện những trào lưu cải cách duy tân. Có thể nhắc đến như những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,... hay xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh.
- Tuy nhiên, những chủ trương cải cách này đều thất bại. So sánh với những yếu tố cần thiết ở trên, ta thấy:
+ Phe cải cách phải nắm được quyền lực tuyệt đối: Điều này ở Việt Nam không có. Những người đưa ra đề nghị cải cách chỉ là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Còn người nắm thực quyền là triều đình Huế lại không hề muốn tiến hành cải cách.
+ Nội dung cải cách phải đúng đắn, tiến bộ: Nội dung của các đề nghị cải cách và của cả Phan Châu Trinh đều đúng đắn, tiến bộ. Nhưng các đề nghị chỉ mang tính lẻ tẻ rời rạc, thiếu chặt chẽ. Song, không nhận được sự chấp thuận và tiến hành của triều đình
+ Phải coi trọng truyền thống đoàn kết dân tộc và tinh thần tự cường quốc gia: Đây là nhân tố quan trọng nhất. Nhưng nhà Nguyễn vì lợi ích riêng, lại hèn nhát, không biết đoàn kết sức mạnh toàn dân. Vì vậy, 6/6/1884, với tư cách là một quốc gia độc lập của Việt Nam đã bị thay bằng chế độ thuộc địa nửa phong kiến
⇒ Đảng Cộng sản Việt Nam ta rút ra kinh nghiệm sương máu này, đoàn kết sức mạnh toàn dân, vì mục tiêu chung xây dựng và thúc đẩy đất nước phát triển, phát huy tinh thần tự lực tự cường của dân tộc.
– Tình trang khủng hoảng bế tắc của chế độ phong kiến.
– Các nước đế quốc tăng cường can thiệp vào Nhật bản, âm mưu xâm lược nước này.
– Tình hình đó đặt ra cho nước này sự lựa chọn : Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến mục nát để trở thành miếng mồi cho thực dân phương Tây, hoặc canh tân để phát triển đất nước.
– Đây là tình trạng chung của hầu hết các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.
Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868:
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.
+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
- Công nghiệp:
+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội:
- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
* Về chính trị:
- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
- Giữa lúc chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn:
+ Hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.
+ Hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.