Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.
Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.
Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.
Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.
Chúc bạn thi tốt!
Bài viết tham khảo
Trong cuộc sống của chúng ta, mấy ai đạt được thành công mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bởi đường đời có lắm chông gai chứ không bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, thiếu ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn, to lớn thì chắc chắn ta sẽ thất bại mà thôi.
Để nhắc nhở chúng ta bài học rèn luyện ý chí và lòng quyết tâm, ông bà ta xưa có dạy: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Đọc câu tục ngữ, hình ảnh hiện ra trước mắt ta là những cuộn sóng to giữa một dòng sòng rông lớn mênh mông mà trên dòng sông đó một chiếc thuyền bé nhỏ đơn độc đang chơi vơi. Quả nhiên trước “sóng cả” này ai không lo sợ, không ngại cho số phận con thuyền, cho những người trong thuyền ây. Thường thì những làn sóng to này là nguyên nhân gây ra chết chóc, gây ra tai họa cho con người. Nhưng cũng không hẳn là thế. Bởi lẽ con người có thể chinh phục được thiên nhiên thì cũng có thể vượt được “sóng cả” này. Nếu người lái thuyền vẫn vững tay lái, tay chèo, bình tĩnh đối phó với mọi tình hình, qụyết tâm chèo để vượt qua cơn sóng cả ta tin chắc rằng con người sẽ chiến thắng. Ở đây “sóng cả" là muốn đề cập đến những việc lớn lao, khó khăn gian khổ. Đứng trước những trở ngại này ta đìtng vội nản lòng ngã chí, đừng vội “ngã tay chèo” mà phải vũng lòng, quyết tâm thì sẽ vượt qua, đi đến thắng lợi.
Câu tục ngữ là một bài học giáo dục về ý chí, nghị lực của ông cha ta từ ngàn xưa nhằm dạy dỗ lớp con cháu sau này. Lời dạy trên là phương châm cho mọi hành động của chúng ta, nó nhắc nhở ta phải luôn đề cao tinh thăn vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm của mình – ta không quên “có chí thì nên”.
Thành công vốn là thứ con người chúng ta ai rồi cũng sẽ đạt được tùy vào mức độ và sự cố gắng của từng người. Vậy có khi nào bạn tự hỏi: Thế nào là thành công? Thành công là cảm giác vui sướng, hạnh phúc, viên mãn khi chúng ta đạt được những mục tiêu, những lí tưởng mà chúng ta phấn đấu, mong muốn có được nó sau một quá trình nỗ lực, phấn đấu. Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội. Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp. Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình. Có rất nhiều tấm gương về thành công mà chúng ta cần học tập trong đó không thể không nhắc đến Bác Hồ, người đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ để mang lại thành công to lớn là dành được độc lập cho nước nhà. Tuy nhiên, tỏng cuộc sống vẫn còn có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán. Mỗi chúng ta cần có suy nghĩ và hành động đúng đắn để cuộc sống của mình thêm tốt đẹp hơn và sớm đạt được thành công như chúng ta mong muốn.
Tham khảo
I. Mở bài
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng nàyTham khảo
I. Mở bài
Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. Thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.
II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường
1. Thế nào là bạo lực học đường:
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.Hành vi này càng ngày càng phổ biến.
2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:
Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.Thầy cô xúc phạm đến học sinh.Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.
3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:
Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.Chưa có sự quan tâm từ gia đình.Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.
4. Hậu quả của bạo lực học đường:
a. Với người bị bạo lực:
Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.Làm cho gia đình họ bị đau thương.Làm cho xã hội bất ổn.
b. Với người gây ra bạo lực:
Phát triển không toàn diện.Mọi người chê trách.Mất hết tương lai, sự nghiệp.
5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:
Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.
III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.
Đây là một hành vi không tốt.Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này