Trong bài văn cô bé bán diêm lớp 6 dùng phương thức biểu đạt nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tức nước vỡ bờ : miêu tả , biểu cảm
Cô bé bán diêm : tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Chiếc lá cuối cùng: tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Thông tin về Ngày Trái đất năm 2000 : nghị luận
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
-Những hình ảnh đối lập:
Cái xó tối tăm em chui rúc hiện nay >< Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn
Ngoài đường lạnh buốt và tối đen
Trời đông giá rét tuyết rơi >< Ngôi nhà có dây trường xuân năm xưa khi bà còn sống
Cô bé đầu trần chân đât
Em bé bụng đói cả ngày chưa ăn uống gì >< Trong phố sực nức mùi ngỗng quay
~>Nhà văn sử dụng nhiều hình ảnh tương phản có lựa chọn nhằm làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp của em bé.
-Các mộng tưởng diễn ra theo trình tự hợp lí: vì trời rét nên trước hết em nghĩ đến lò sưởi, tiếp đó, vì đói nên em nghĩ tới bàn ăn, sau đó vì hôm nay là giao thừa nên “cây thông Nôen” hiện ra, đến đây, em nhớ đến đã có một thời em cũng được đón giao thừa như thế, khi bà còn sống, thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
Thực tế và mộng tưởng xen kẽ với nhau: khi diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện ra trong đầu em bé, khi diêm tắt là lúc em trở về với thực tại
-Con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay
nhau bay lên trời chỉ là mộng tưởng
Các hình ảnh: lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen
gắn với thực tế
=> Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
- Gia cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất
+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà
- Hình ảnh cô bé bán diêm:
+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường
+ Cả ngày không bán được bao diêm nào
Tóm tắt
Đêm giao thừa, trời rét mướt. Một cô bé bán diêm nghèo mồ côi mẹ, đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang dò dẫm đi trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Ngồi nép vào một góc tường, em quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em quẹt que diêm thứ hai, em được thấy bàn ăn thịnh soạn. Quẹt que diêm thứ ba, em được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư, em gặp bà em. Em đã quẹt hết cả bao để được gần gũi bà em. Em đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1:
- Truyện này có thể chia làm ba phần:
+ Từ đầu đến… đôi bàn tay đã cứng đờ ra: em bé bán diêm ngồi trong bóng tối và giá rét của đêm giao thừa.
+ Từ "Chà! Giá rét quẹt một que diêm… "đến" về chầu Thượng đế": em bé quẹt một số que diêm và tưởng như trông thấy nhiều cảnh đáng thèm muốn.
+ Từ "Sáng hôm sau…" đến "em đã chết trong những ảo ảnh kì diệu".
- Nếu căn cứ vào những lần em quẹt diêm thì có thể chia phần 2 thành những đoạn nhỏ hơn :
+ Em quẹt que diêm thứ nhất : thấy vui như ngồi trước lò sưởi.
+ Em quẹt que diêm thứ hai : thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon.
+ Em quẹt que diêm thứ ba : thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ.
+ Em quẹt que diêm thứ tư : sung sướng thấy bà đang mỉm cười với em.
+ Em quẹt que diêm thứ năm : hai bà cháu dắt tay nhau bay lên trời, thoát mọi đói rét và đau buồn.
Câu 2:
Trong phần thứ nhất, người đọc có thể thấy được hoàn cảnh của cô bé bán diêm: Nhà cửa sa sút, mẹ chết, bà nội qua đời, chỉ còn người bố khó tính hay mắng nhiếc, chửi rủa, và đánh đập em. Nhà em lúc này là một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà.
Thời gian câu chuyện xảy ra vào đêm giao thừa lạnh buốt. Không gian là ngoài đường phố lạnh lẽo. Em bé bán diêm phải ngồi nép trong một góc tường cho đỡ lạnh.
Trong truyện, nhà văn đã sử dụng các hình ảnh tương phản:
- Ngôi nhà đẹp đẽ, xinh xắn, nơi em sống đầm ấm xưa kia so với một xó tối tăm, trên gác sát mái nhà gió lùa lạnh lẽo;
- Cửa sổ mọi nhà sáng rực ấm áp với ngoài đường phố tối ở góc tường, giữa hai ngôi nhà;
- Phố xá sực nức mùi ngỗng quay với cảnh em bé đói rét.
Những hình ảnh tương phản này làm nổi bật tình cảnh đáng thương của em bé: người mẹ đã qua đời, người bà đã mất, chỉ còn lại người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa.
Câu 3: Qua các lần quẹt diêm, các mộng tưởng đã lần lượt hiện ra, rất hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh thực tế và tâm lí của em bé :
- Khát khao được sưởi ấm đến được ăn no và ngon.
- Vui vầy xung quanh cây thông Nô-en.
- Hồi tưởng về những lần đón giao thừa ngày trước khi bà nội còn sống.
- Cảnh hai bà cháu cầm tay nhau cùng bay lên trời.
Đó là diễn biến hợp lý trong những mộng tưởng khi cô bé quẹt diêm. Trong số các mộng tưởng ấy, những điều gắn với thực tế là lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en. Những điều thuần tuý chỉ là mộng tưởng là ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, mang cả dao ăn, phuốc sét cắm trên lưng tiến về phía em bé, bà em đang mỉm cười với em, bà cụ cầm lấy tay em, hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi...
Câu 4:
Cô bé bán diêm là một em bé mồ côi, đói khổ. Em đã mất đi những người thân yêu quý đó là mẹ và bà. Em phải sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, em đã qua đời trong giấc mộng (má hồng, môi mỉn cười), em đã chết thảm thương trước sự lạnh lùng của cảnh vật xung quanh và của mọi người qua đường. Nhưng cái chết ấy không gây ấn tượng đen tối nặng nề. Trước hết là do không khí vui tươi của ngày đầu năm, của cuộc sống đang phát triển tự nhiên theo quy luật. Sau là do hình ảnh ấm áp, tươi tắn của em bé đã chết, nhất là những điều kì diệu mà tác giả đã gợi ra từ sự ra đi của em bé. Yếu tố kì diệu này làm câu chuyện có dáng dấp của một truyện cổ tích bi thương.
I. Bố cục
Chia làm 3 phần:
– Phần 1 ( từ đầu… cứng đờ ra): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
– Phần 2 (tiếp… chầu Thượng đế): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra
– Phần 3 ( còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.
II. Tóm tắt
Trong đêm giao thừa, trời rét mướt, có một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói đang rầu rĩ đi bán diêm trong bóng tối. Cô bé bán diêm ấy đã mồ côi mẹ và cũng đã mất đi người thương yêu em nhất là bà nội. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường rồi khẽ quẹt một que diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cho em có cảm giác ấm áp như ngồi bên lò sưởi. Em vội quẹt que diêm thứ hai, em được thấy một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba và được thấy cây thông Nô-en. Quẹt que diêm thứ tư: bà nội hiền từ của em hiện lên đẹp đẽ, gần gũi và phúc hậu biết mấy. Nhưng ảo ảnh đó nhanh chóng tan đi sau sự vụt tắt của que diêm. Em vội vàng quẹt hết cả bao diêm để mong níu bà nội lại. Cô bé bán diêm đã chết trong giá rét khi mơ cùng bà bay lên cao mãi.
III. Hướng dẫn soạn bài Cô bé bán diêm chi tiếtGiải câu 1 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Hãy xác định ba phần của văn bản này nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm. Căn cứ vào đâu để có thể chia phần thứ hai (phần trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn?
Trả lời:
Văn bản chia làm 3 phần:
– Phần 1 (từ đầu … cứng đờ ra) Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm
– Phần 2 ( tiếp … chầu Thượng đế) những lần quẹt diêm của em bé
– Phần 3 (còn lại): Cái chết của em bé và thái độ của mọi người.
Căn cứ vào những lần quẹt diêm của cô bé để xác định những đoạn nhỏ.
+ Ba lần quẹt đầu tiên ước mơ về lò sưởi, đồ chơi, thức ăn hiện ra.
+ Lần thứ 4, người bà hiện lên hiền hậu
+ lần thứ 5 cô bé quẹt hết số diêm trong hộp để níu giữ hình ảnh người bà.
Giải câu 2 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Qua phần đầu, chúng ta được biết gì về gia cảnh của nhân vật cô bé bán diêm và thời gian, không gian xảy ra câu chuyện? Liệt kê những hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau) được nhà văn sử dụng trong phần này nhằm khắc hoạ nỗi khổ cực của cô bé.
Trả lời:
– Gia cảnh của cô bé bán diêm:
+ Gia cảnh sa sút, mồ côi mẹ, bà ngoại mất
+ Sống với người bố hay mắng nhiếc, chửi rủa, đánh đập trên căn gác sát mái nhà
– Hình ảnh cô bé bán diêm:
+ Đầu trần, chân đất, bụng đói, dò dẫm đường
+ Cả ngày không bán được bao diêm nào
– Thời gian: đêm giao thừa
– Không gian: ngoài đường phố lạnh lẽo, mọi nhà đều sáng rực đèn
+ trong phố sực nức mùi ngỗng quay
– Những hình ảnh đối lập nhằm khắc họa nỗi khổ cực của cô bé:
+ Ngôi nhà xinh đẹp, nơi em sống có cây thường xuân bao quanh >< gác sát mái gió lùa lạnh lẽo
+ Cửa sổ mọi nhà sáng rực, ấm áp >< ngoài đường phố tối, góc tường lạnh lẽo giữa hai ngôi nhà
+ Phố xá sực nức mùi ngỗng quay >< em bé đói rét,bụng đói
= > hình ảnh đối lập làm nổi bật lên tình cảnh thảm thương, tội nghiệp của cô bé, tội nghiệp hơn nữa là bà, mẹ mất, em phải sống với người bố bạo lực.
Giải câu 3 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Chứng minh rằng những mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm (lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en, người bà, hai bà cháu bay đi) diễn ra theo thứ tự hợp lí. Trong số các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần túy chỉ là mộng tưởng?
Trả lời:
– Mộng tưởng của cô bé bán diêm hiện ra hợp lý với thực tế:
+ Muốn được sưởi ấm và ăn no: lò sưởi, ngỗng quay
+ Khao khát được sum họp gia đình bên cây thông No-el
+ Muốn được vui vẻ bên người bà hiền hậu
+ Cảnh hai bà cháu bay lên trời: thoát khỏi những đau buồn
– Mộng tưởng gắn với thực tế: lò sưởi, ngỗng quay, cây thông
– Mộng tưởng thuần túy là mộng tưởng: gặp lại người bà
-> Những mộng tưởng của cô bé bán diêm cũng là mộng tưởng chung của bất kì đứa trẻ nào cùng cảnh ngộ: muốn ấm no, hạnh phúc bên gia đình.
Giải câu 4 (Trang 68 SGK ngữ văn 8 tập 1)
Phát biểu những cảm nghĩ của em về truyện Cô bé bán diêm nói chung và về đoạn kết của truyện nói riêng.
Trả lời:
Cảm nghĩ về cô bé bán diêm:
– Cô bé có hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp:
+ Sống trong cảnh thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần
+ Phải bươn chải kiếm sống ngay từ khi còn rất nhỏ.
– Ước mơ của em thực tế, giản dị và hồn nhiên:
+ Mơ no ấm, sum vầy bên gia đình
+ Muốn được vui chơi đúng với lứa tuổi của em
– Em bé tội nghiệp chết đói và chết rét ngoài đường
Đoạn kết truyện:
– Cảnh tượng cô bé bán diêm chết vì giá rét nhưng miệng vẫn mỉm cười- đây là sự tưởng tượng của tác giả, giảm bớt sự đau thương.
– Cái chết lúc này là sự cứu rỗi- hai bà cháu bay về chầu Thượng đế.
– Cái kết vừa có sự bi thương, vừa mang màu sắc cổ tích (phản ánh ước mơ, khát vọng được hạnh phúc, ấm no của con người)
PTBĐ: Tự sự + Miêu tả + Biểu cảm