Bài 1: Cho biết phép nhân hóa dưới đây được tạo ra bằng cách nào, nêu tác dụng của nó
A. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta
b. Con sông thức tỉnh
Uốn mình vươn vai
Giấu ngủ còn dính
Trên mi sương dài
c.Trăng ơi từ đâu đến
Hay từ một sân chơi
Bài 2. Phân tích tác dụng của hình ảnh so sánh dưới đây:
a. Quê hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
b. Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Các bạn làm hộ mk nhé
Nhớ gửi nhanh lên nhé
a,Tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Người nông dân đã gọi con trâu bằng từ ngữ như gọi một người bạn. Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa có tác dụng là thể hiện sự thân thiết giữa người nông dân và con trâu. Người nông dân đã coi trâu như một người bạn đồng hành trong lao động và cuộc sống.
B2
Phát hiện và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp sau:
a) Quê Hương là cánh diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
=> Các biện pháp tu từ:
1. So sánh: Quê Hương là cánh diều biếc
-> tác dụng: gợi tả một không gian nghệ thuật tuyệt đẹp và gợi hoài niệm tuổi thơ gắn liền với cánh diều biếc
2. sử dụng các tính từ: biếc, nhỏ, êm đềm,
-> td: gợi tả cánh diều, con đò tuyệt đẹp.