Các bước phân tích đoạn thơ, bài thơ lớp 6.
Viết chi tiết các bước ra hộ mk nhe. Mk thanks tr.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn văn mẫu 1:
Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc.
Đoạn văn mẫu 2:
Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người. Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.
Đoạn văn mẫu 3:
Bài thơ "Đi đường" ngắn gọn mà ý thơ mênh mang, gợi cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa triết lí sâu sắc. Không đơn giản dừng lại ở việc nói tới chuyện đường đi khó mà hình ảnh núi cao trập trùng còn biểu tượng cho sự khó khăn vất vả trong hành trình cuộc sống và hành trình cách mạng. Người chiến sĩ cách mạng phải trải qua rất nhiều chông gai thử thách nhưng khi đã nếm đủ những trái đắng đó thì sẽ gặt hái được thành công, sẽ đem lại thắng lợi rực rỡ. Và đường đời cũng thế. Khi con người đã vượt qua thách thức thì sẽ đem lại kết quả xứng đáng, tạo nên những giá trị cao đẹp, bất tử, thiêng liêng.
Bạn có thể lấy một bài ở đây nhé! Đừng quên k cho mình với nha♥
#hoctot#
Đi đường là bài thơ mang nhiều lớp nghĩa. Ta có thể thấy bài thơ đang nói về chuyện đi đường - Bác đang bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác. Việc đi đường gặp muôn vàn những gian khổ, tuy Bác không nói cụ thể nhưng qua câu thơ: "Đi đường mới biết gian lao" và hình ảnh "Núi cao rồi lại núi cao trập trùng" ta có thể hình dung rõ những trở ngại mà người đi đường phải trải qua. Những trở ngại ấy nếu vượt qua được thì sẽ "Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non" - Người bộ hành giờ trở thành khách du lịch đang đắm say trước khung cảnh thiên nhiên. Bài thơ không chỉ dừng lại ở lớp nghĩa tả thực nêu trên, nói về chuyện đi đường mà còn thể hiện những triết lí sâu sắc. Cuộc đời, con đường cách mạng rất nhiều những gian nan thử thách, nếu có ý chí, có lòng quyết tâm con người sẽ gặt hái được nhiều thành công. Bài thơ rất ngắn nhưng chứa đựng được nhiều ý nghĩa, tư tưởng sâu sắc
+ cảnh vườn b ách thú nơi con hổ bị nhốt ↔ cảnh rừng đại ngàn , hùng vĩ nơi con hổ ngự trị
* phân tích :
-cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt :
+ ở đây rất tù túng , ngột ngạt
+ cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh
+ vườn bách thú chỉ là nhân tạo , giả dối , thấp kém , học đòi , không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ
+ tâm trạng : chán ngán , căn hờn , uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt , bị biến thành thứ đồ chơi , bị xếp cùng bọn gấu dở hơi , cặp báo vô tư lự
+ bị con người khinh bỉ ,chế giễu
+ buồn chán , bất lực , thất vọng
- cảnh rừng đại ngàn , hùng vĩ nơi con hor ngự trị :
+ cảnh tượng ở đây đối với con hổ cái gì cũng lớn lao , hùng vĩ , đaị ngàn ,hoang sơ , kì bí
+ cái gì cũng phi thường : bóng cả , cây già , gió ngào ngàn ,nguồn hét núi
+ ở đây hình ảnh của chúa sơn lâm có vẻ đẹp huy hoàng , lộng lẫy ,uy nghiêm ,uy thế
chỉ ra các hình ảnh đối lập trong bài thơ Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ . việc sử dụng các hình ảnh đối lập đố có tác dụng gì
MK DANG CẦN GẤP CÁC BẠN GIÚP MK NHÉ . THANKS
Câu hỏi tương tự Đọc thêm Báo cáo
★·.·´¯`·.·★Áɕ❦զմỷ★·.·´¯`·.·★ Hôm kia lúc 7:16
Báo cáo sai phạm
cảnh vườn b ách thú nơi con hổ bị nhốt ↔ cảnh rừng đại ngàn , hùng vĩ nơi con hổ ngự trị
phân tích
cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt :
ở đây rất tù túng , ngột ngạt
cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ rất đáng khinh
vườn bách thú chỉ là nhân tạo , giả dối , thấp kém , học đòi , không có chút gì mang dáng dấp của rừng núi hoang sơ
tâm trạng : chán ngán , căn hờn , uất ức của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt , bị biến thành thứ đồ chơi , bị xếp cùng bọn gấu dở hơi , cặp báo vô tư lự
bị con người khinh bỉ ,chế giễu
buồn chán , bất lực , thất vọng
cảnh rừng đại ngàn , hùng vĩ nơi con hor ngự trị :
cảnh tượng ở đây đối với con hổ cái gì cũng lớn lao , hùng vĩ , đaị ngàn ,hoang sơ , kì bí
cái gì cũng phi thường : bóng cả , cây già , gió ngào ngàn ,nguồn hét núi
ở đây hình ảnh của chúa sơn lâm có vẻ đẹp huy hoàng , lộng lẫy ,uy nghiêm ,uy thế
Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng satanh hồng của cô búp bê xinh đẹp. Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.
Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm trạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm phức được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.
Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ một lúc là bé đã ngủ ngon lành.
Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột ...
a)Thể thơ:
-Số câu: 4 câu/bài.
-Số chữ: 7 tiếng/câu.
-Gieo vần: chữ cuối các câu 1 và 2( hồi, tồi).
-Phép đối: "thiếu tiểu" đối với "lão", "li gia" đối với "đại hồi", "hương âm" đối với "mấn mao", "vô cải" đối với "tồi".
=>thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Chúc bạn học tốt!
Khi lớn lên con người ta luôn ước muốn để quay về tuổi thơ của mình, quay về những ngày tháng hồn nhiên vô lo vô nghĩ bởi vì càng lớn, con người ta càng đối diện với nhiều thách thức, khó khăn trong cuộc sống. Trong một lần ngồi ngẫm lại những gì mà mình đã trải qua trong quá khứ, tôi đột nhiên nghĩ về thời học sinh của mình. Đặc biệt hơn đó là những giờ kiểm tra đầy căng thẳng, áp lực và tôi nhớ nhất đó là trong giờ viết bài Làm văn.
hok tốt!!!
Cuộc sống không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng mà nó luôn xảy ra muôn vàn những khó khăn. Những lúc đó chúng ta cần có động lực để đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Và động lực to lớn nhất đối với chúng ta đó chính là hình ảnh người mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi, cái tuổi không còn trẻ khỏe và duyên dáng như trước nữa. Mẹ tôi không giống như những người mẹ khác, không cầu kì váy vóc mà luôn giản dị với những bộ quần áo. Chính sự bình dị của mẹ cho thấy mẹ là người rất chân thật, chất phác nên ai cũng yêu mến mẹ. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng, có những hôm trời hè nóng nắng oi bức mẹ còn búi lên rất mát mẻ. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Đôi mắt ấy như động lực thôi thúc em đứng dậy sau mõi lần vấp ngã. Mẹ có nước da ngăm ngăm đen, có lẽ do mẹ phải dãi dầu sương gió, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời để kiếm tiền nuôi con cái ăn học. Đôi bàn tay của mẹ xương xương với những ngón tay chai sạn và gầy guộc vì nhiều năm cầm cuốc. Vậy mà khi đôi bàn tay ấy dịu dàng vuốt ve gò má tôi hay xoa nhẹ mái tóc tôi, tôi lại cảm thấy bình yên đến lạ, bởi vì nó truyền cho tôi cảm nhận được hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Tôi rất thích được sà vào lòng mẹ, được mẹ ôm ấp vỗ về, những lúc đó tôi càng thấy thương mẹ biết bao.
Mẹ tôi hiền lắm, mẹ rất hay cười và luôn quan tâm chăm sóc cho gia đình. Mặc dù bận bịu công việc nhưng mẹ không lúc nào bỏ bê việc học của con cái. Mẹ luôn nhắc chúng tôi phải học thật giỏi để sau này sẽ thành công trong cuộc sống. Có đôi lúc tôi đã làm mẹ phiền lòng. Những lời mắng nhỏ nhẹ của mẹ không khiến tôi cảm thấy ghét mẹ mà những lời đó tôi cảm thấy tình yêu thương là nhiều hơn. Mẹ quan tâm chăm sóc cho tôi từ bữa ăn đến giấc ngủ, mẹ là ánh nắng trên cao, là ánh sáng trăng sao, ru vỗ và di dưỡng tâm hồn nhỏ bé của tôi, mẹ đã truyền cho tôi niềm tin để tôi có thể chắp cánh bay cao, bay xa hơn. Tôi nhớ có lần tôi bị ốm, mẹ lo lắng cho tôi đến gầy rộc cả người, đôi mắt thì thâm quầng bởi mẹ thức đêm để canh cho tôi ngủ.
Tôi rất yêu quý mẹ. Mẹ sẽ mãi là niềm tự hào của tôi để mỗi lần tôi cũng chỉ muốn nói rằng: “ Con yêu mẹ rất nhiều, mẹ có biết không?”
ta thấy 2 phân số 2017/2018 và 2019/2020 đều là phân số nhỏ hơn 1 nên 1 trong 2 phân số sẽ có 1 phân số nhỏ nhất.
phần này bạn tự so sánh,2017/2018<2019/2020
tiếp theo bạn so sánh 2 phân số còn lại , 2018/2017>2020/2019
vậy 2017/2018<2019/2020<2018/2017<2020/2019
chúc bạn học tốt
À ko, ý mk là mấy bn có bài thơ nào hay ko gửi cho mk tham khảo vs
III. Các bước phân tích một bài thơ, đoạn thơ, câu thơ
Bước 1: Tìm hiểu đề (xác định yêu cầu của đề bài)
Xác định yêu cầu đề bài là bước đầu tiên cũng là bước quan trọng không thể bỏ qua khi làm bài phân tích bài thơ, đoạn thơ cũng như với tất cả các dạng bài tập làm văn khác.
* Khi phân tích bài thơ, đoạn thơ các em cần đọc kĩ đề bài để xác định yêu cầu của đề bài gồm có:
- Bài thơ ấy cần phần tích (Đặc biệt chú ý đến: tên bài thơ, tác giả)
- Đối tượng cần phân tích:
=> Khi đã xác định được yêu cầu của đề bài, việc phân tích và triển khai nội dung bài viết của các em cũng được tập trung, bám sát đề và dễ “ăn” điểm hơn.
* Ví dụ: Phân tích hình tượng chiếc xe không kính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
Qua tìm hiểu đề, ta xác định được:
Bước 2: Lập dàn ý
Việc lập dàn ý cho bài phân tích không chỉ giúp các em ghi lại những ý tưởng, nội dung cho bài phân tích mà còn hỗ trợ trực tiếp cho quá trình viết bài. Dựa vào dàn ý đã xây dựng, các em có thể triển khai bài phân tích theo đúng dự kiến/ý tưởng ban đầu. Từ đó có thể đảm bảo đúng và đủ ý, cũng như tính mạch lạc, thống nhất của bài viết.
* Cấu trúc dàn ý:
* Cách lập dàn ý chi tiết:
1. Mở bài:
Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:
- Giới thiệu qua về tác giả.
- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.
- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)
- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.
Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.
2. Thân bài:
Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo cách:
- Soi chiếu bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.
- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.
- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.
- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.
- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.
3. Kết bài:
- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.
- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.
III. Các bước phân tích một bài thơ, đoạn thơ, câu thơ:
1. Mở bài:
Trong phần mở bài các em cần có các nội dung chủ yếu sau:
- Giới thiệu qua về tác giả.
- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.
- Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề cho ra đoạn, câu thơ)
- Bắt vào phần đề bài yêu cầu.
Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.
2. Thân bài:
Đây là phần quan trọng nhất, khó nhất chính vì thế cũng chiếm nhiều điểm nhất và trong bài viết của các em cũng thể hiện lỗi “diễn xuôi” thơ nhiều hơn cả. Để khắc phục được tình trạng này trước khi làm bài các em nên lập dàn ý theo cách:
- Soi bài thơ, đoạn thơ, câu thơ của đề yêu cầu phân tích vào các đặc điểm đã nêu ở phần I. để rút ra điều các em cần cảm nhận từ yêu cầu của đề bài.
- Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên trình bày khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ.
- Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn, nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì các em chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn đề đi sâu cảm nhận.
- Mỗi đoạn văn các em nên viết theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, nhớ trình bày rõ câu chốt, câu diễn giải, câu dẫn chứng, câu khái quát nội dung đoạn các em vừa phải khái quát được nội dung đoạn mình vừa viết, vừa phải liên hệ được với nội dung mà đề yêu cầu, mỗi khi chuyển đoạn mới phải có liên kết đoạn.
- Phần thân bài các em cần triển khai khoảng bốn đến 5 đoạn, dựa vào khả năng viết của mình, nhào nặn những nội dung cơ bản trong mỗi đoạn thành sản phẩm mang đậm cái tôi của chính mình trong bài viết.
3. Kết bài:
- Khái quát được nội dung đề yêu cầu.
- Từ những gì đã cảm nhận em rút ra được bài học rút ra cho bản thân hoặc liên hệ với cuộc sống.
Hi vọng với những gì cung cấp trong bài viết trên đây, các bạn sẽ tìm cho mình được một phương pháp phân tích thơ tốt nhất, tránh được lỗi diễn xuôi câu thơ.