K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra lỗi trong những câu văn trên bằng cách thêm, bớt một số từ ngữ, chứa các câu văn cho đúng mà không làm thay đổi nghĩa của câu. a) Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. b) Kho tàng văn học dân gian...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra lỗi trong những câu văn trên bằng cách thêm, bớt một số từ ngữ, chứa các câu văn cho đúng mà không làm thay đổi nghĩa của câu. 

a) Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. 

b) Kho tàng văn học dân gian Việt Nam với rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....

c) Sau khi tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước). 

d) Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng. 

e) Với ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống. 

1
18 tháng 9 2020

Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra lỗi trong những câu văn trên bằng cách thêm, bớt một số từ ngữ, chứa các câu văn cho đúng mà không làm thay đổi nghĩa của câu. 

a) Qua việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. 

Lỗi sai :Thiếu chủ ngữ

=>Việc xây dựng tình huống, khắc hoạ nhân vật và sử dụng hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, gợi lên những liên tưởng sâu sắc cho người đọc trong tác phẩm “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu. 

b) Kho tàng văn học dân gian Việt Nam với rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....

Lỗi sai :  Dùng sai quan hệ từ

=>  Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ, vè, .....

c) Sau khi tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước). 

Lỗi sai : Thiếu CN

=>Tôi thi đỗ vào trường THPT Lê Quý Đôn (ngôi trường mà tôi vẫn luôn mong ước). 

d) Trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng. 

Lỗi sai :Thiếu CN

=> Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện một cách chân thực và cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng. 

e) Với ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống.

Lỗi sai : thiếu CN

=>  Ngòi bút tài hoa, tinh tế của Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong trẻo, tươi sáng và tràn đầy sức sống.

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”a. Đoạn văn trên có nội dung gì?c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả...
Đọc tiếp

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”

a. Đoạn văn trên có nội dung gì?

c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm biết bao điều về Hồ Chủ tịch.” Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu trong đoạn có sử dụng ít nhất 2 loại trạng ngữ (gạch chân, chỉ rõ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

d. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng có những câu thơ thật hay viết về tình cảm thương yêu mà Bác dành cho những người đi phục vụ mặt trận. Em hãy cho biết tên bài thơ, tên tác giả.

2
12 tháng 4 2020

d) bài đêm nay Bác ko ngủ  của  Minh Huệ

em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^

25 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.

2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được  nghị quyết này,  “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.

1.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?b/ Biện...
Đọc tiếp

1.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

yêu các bạn nhiều

from a3 không sợ corona

0
BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
19 tháng 8 2019

Hai đoạn văn giống nhau nhưng có cách dùng từ khác nhau:

Chúng ta hẳn ai cũng nghe nói về Chúng ta không thể nhắc tới
… trong lúc nhàn rỗi rãi… Trong những thời khắc hiếm hoi được thanh nhàn bất đắc dĩ
Bác vốn chẳng thích làm thơ… Thơ không phải mục đích cao nhất
-… vẻ đẹp lung linh Nhưng vần thơ vang lên ... nhà tù
Vẻ đẹp ấy thể hiện rõ trong từng bài thơ … là những thi phẩm tiêu biểu cho tinh thần đó

- Đoạn 1 có nhiều lỗi như cách dùng từ chưa hợp lí, sử dụng lối văn phong ngôn ngữ sinh hoạt: hẳn ai cũng nghe nói, trong lúc nhàn rỗi

- Đoạn 2: nhiều ưu điểm, từ ngữ phù hợp với văn nghị luận hơn

- Sửa lỗi dùng từ:

    + Nhàn rỗi → thư thái

    + Chẳng thích làm thơ → bác chưa bao giờ cho mình là một nhà thơ

    + Vẻ đẹp lung linh → vẻ đẹp cao quý

    + Vượt thoát qua chấn song, qua xiềng xích, qua dây trói của nhà tù → ở ngoài lao

22 tháng 10 2017

a, Viết hai câu trong đó một câu có dùng trợ từ và tình thái từ, một câu có dùng trợ từ và thán từ.

+ Nó đi chơi những hai ngày à? (câu dùng trợ từ và tình thái từ)

+ Trời ơi, chính nó là người tiết lộ bí mật! ( dùng trợ từ và thán từ)

b, Câu ghép trong đoạn trên:

- Pháp/ chạy, Nhật/ hàng, vua Bảo Đại/ thoái vị.

- Nếu tách câu ghép đã xác định thành các câu đơn. Nếu thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi.

c, Câu ghép

+ Chúng ta/không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào (cũng như) ta/không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

+ Có lẽ tiếng Việt của chúng ta/ đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta/ rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay/ là cao quý, vĩ đại nghĩa là rất đẹp.

12 tháng 12 2018

Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” .  Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” .  Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .

30 tháng 12 2018

Ông Hai yêu cái làng chợ Dầu của mình bằng một tình cảm thật đặc biệt. Những biểu hiện của tình ấy ở ông Hai cũng rất đặc biệt: ông say mê kể về làng, luôn khoe làng mình, tự hào với cái làng chợ Dầu của mình về nhiều mặt. Tình cảm ấy càng được bộc lộ tha thiết, nhiệt thành khi ông phải xa làng đi tản cư. Ông tự hào về làng mình giàu đẹp: “ nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn không dính đến gót chân” . Hồi trước Cách mạng, ông còn khoe về cái sinh phần của viên tổng đốc người làng ông. Sau Cách mạng, ông lại tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng rất sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào các đoàn thể cứu quốc. Ông còn khoe về “ cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy” .  Ông nói chuyện về cái làng của mình một cách say mê náo nức lạ thường: “ Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động” .  Ông tình nguyện hăng hái ở lại làng cùng đội du kích chiến đấu. Đến khi vì hoàn cảnh gia đình phải đi tản cư, ông khổ tâm, day dứt, nhớ làng, nhớ anh em đồng chí ở lại làng. Tác giả đã diễn tả một tình cảm, một nét tâm lí quen thuộc và truyền thống của người nông dân: tình cảm gắn bó với làng quê và tự hào về quê hương mình. Cái tâm lí tự hào về làng quê ở người nông dân có lúc đẩy lên thành một thứ tâm lí địa phương hẹp hòi, ở ông Hai phần nào nhiễm cái tâm lí ấy. Nhưng chính cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy ở những người nông dân tình cảm yêu nước rộng lớn , hoà nhập thốg nhất tình cảm làng quê vào tình cảm rộng lớn ấy. Ở ông hai, tình cảm yêu làng là thống nhất với lòng yêu nước, với tinh thần kháng chiến .

14 tháng 12 2020

- Việc làm đúng của bản thân em và gia đình :  

  + Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước

  + Ủng hộ đồng bào lũ lụt

  + Có ý thức giữ vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường sống

  + Hàng tháng đóng đầu đủ tiền vệ sinh môi trường

  + Tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang

  + Gia đình hạnh phúc : Bố mẹ con cái thương yêu nhau, con cái học hành chăm ngoan

  + Thực hiện đúng quy ước của khu phố, tổ dân phố...

- Những việc làm chưa đúng của gia đình :

  + Chưa vận động được bà con tính tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang

  + Chưa vận động được bà con sinh đẻ kế hoạch

  + Thỉnh thoảng mẹ vẫn còn đi xem bói, xin xăm

- Bản thân em :

  + Nhiều lúc còn ham chơi

  + Làm việc chưa có kế hoạch

  + Thỉnh thoảng còn la cà hàng quán.

Bài học:

Mọi người cần tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cư như: có lối sống lành mạnh, tránh xa văn hóa phẩm đồi trụy, bảo vệ môi trường…

14 tháng 12 2020

- Việc làm đúng của bản thân em và gia đình :  

  + Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước

  + Ủng hộ đồng bào lũ lụt

  + Có ý thức giữ vệ sinh, làm sạch đẹp môi trường sống

  + Hàng tháng đóng đầu đủ tiền vệ sinh môi trường

  + Tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang

  + Gia đình hạnh phúc : Bố mẹ con cái thương yêu nhau, con cái học hành chăm ngoan

  + Thực hiện đúng quy ước của khu phố, tổ dân phố...

- Những việc làm chưa đúng của gia đình :

  + Chưa vận động được bà con tính tiết kiệm khi tổ chức đám cưới, đám tang

  + Chưa vận động được bà con sinh đẻ kế hoạch

  + Thỉnh thoảng mẹ vẫn còn đi xem bói, xin xăm

- Bản thân em :

  + Nhiều lúc còn ham chơi

  + Làm việc chưa có kế hoạch

  + Thỉnh thoảng còn la cà hàng quán.

Bài học:

Mọi người cần tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng dân cư như: có lối sống lành mạnh, tránh xa văn hóa phẩm đồi trụy, bảo vệ môi trường…

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Những kẻ ở vườn thấy quan sang, quan quyền, cũng bén mùi làm quan. Nào lo cho quan, nào lót cho lại, nào chạy ngược nào chạy xuôi, dầu cố ruộng dầu bán trâu cũng vui lòng, chỉ cần được lấy một chức xã trưởng hoặc cai tổng, đặng ngồi trên, đặng ăn trước, đặng hống hách thì mới thôi. Những kẻ như thế mà vẫn không ai khen chê, không ai khinh bỉ, thật cũng lạ thay! Thương ôi! Làng có một trăm dân mà người này đối với kẻ kia đều ngó theo sức mạnh, không có một chút gì gọi là đạo đức là luân lí cả. Đó là nói người trong một làng đối với nhau, chí như đối với dân kiều cư kí ngụ thì lại càng hà khắc hơn nữa. Ôi! Một dân tộc như thế thì tư tưởng cách mạng nảy nở trong óc chúng làm sao được! Xã hội chủ nghĩa trong nước Việt Nam ta không có là cũng là vì thế”.

      (SGK Ngữ văn 11, tập 2)

Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Đọc đoạn văn anh/chị liên tưởng đến thực trạng nào của xã hội hiện nay?

1
17 tháng 1 2018

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận. Đoạn văn gợi liên tưởng đến hiện tượng chạy chức, chạy quyền của xã hội hiện nay.