Bài 1 : Trong bài thơ "Tiếng ru" nhà thơ Tố Hữu có viết :
"Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng
Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi !"
Từ cách diễn đạt giàu hình ảnh của đoạn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn nói gì với chúng ta ?
Bài 2 : Kết thúc bài thơ "Tre Việt Nam" nhà thơ Nguyễn Duy có viết :
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh"
Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? Cách diễn đạt của nhà thơ có gì độc đáo góp phần khẳng định điều đó ?
Mình cần rất gấp ạ, ai trả lời giúp mình thì mình tặng 3 tick.
Gấp lắm ạ, mong mn giúp mình 🍀
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
theo mik thì nó có ý nghĩ là:
sống ở đời ta phải biết trước, biết sau, không được kiêu căng, coi mình hơn ngừoi vì ta chỉ là một hạt cát nhỏ bé trong một vũ trụ to lớn mà thôi. ta cần biết sống thân ái, đoàn kết thì mới gậy dựng nên một thế giới tốt đẹp, văn minh, phát triển.
CHÚC BẠN HỌC GIỎI NHÉ >.<
+ Lẽ sống đẹp của con người trong xã hội: sống đoàn kết, sống để yêu thương, dâng hiến ; cá nhân tự nguyện gắn bó với cộng đồng mới hình thành môi trường sống rộng lớn, giàu tính nhân văn; sống cho những điều lớn lao của xã hội và đất nước.
+ Đây là vấn đề có ý nghĩa xã hội, thời sự và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, liên quan tới nhận thức, lối sống và hành động của con người. Đặc biệt là thời kinh tế thị trường, khi mà những giá trị tình cảm của con người với con người trong xã hội đang có những thay đổi.\
Rút ra bài học :Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng:
+ sống biết dung hòa lợi ích bản thân và cộng đồng .
+Sống có tâm hồn , tình cảm lành mạnh , nhân hậu
+ Hiếu nghĩa với người thân
+ Quan tâm , yêu thương , chia sẻ với những người xung quanh .
+ Không chạy theo lối sống lập dị , không phù hợp với truyền thống , thẩm mĩ , văn hóa dân tộc .
Trả lời :
Đoạn thơ là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.
Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng.
~HT~
Từ cách diễn đạt trong đoạn thơ trên, em hiểu được nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng một cá thể không bao giờ tạo và gây dựng thế giới tươi đẹp cũng như một ngôi sao nhỏ bé không tạo một ánh sáng giữa trời đêm và một cây lúa chín vàng không tài nào tạo nên một cánh đồng lúa vàng óng ả đến như thế. Vì vậy, tác giả muốn nói với chúng ta là một người hay một cá thể nào đó cũng không bằng sự đoàn kết của nhiều người hay nhiều các thể. Từ đó khuyên chúng ta nên biết yêu thương, đumg bọc và đoàn kết với nhau tạo nên những điều tốt đẹp.
Bài làm
Bài 1:
- vải thâm
- gạo hẩm
- đũa mun
Bài 2
Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì sống trên Trái Đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ lá khô cũng cựa mình vì một lá cỏ non vừa xòe nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, ong bay
Bài 3: Không hiểu
Bài 4:
một ngôi sao chẳng sáng đêm
một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng
một người đâu phải nhân gian
sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi !
từ cách diễn đạt trên em hiểu được nhà thơ muốn nói với chúng ta rằng là lời giáo dục, là triết lí nhẹ nhàng, sâu sắc và thấm thía về lẽ sống đẹp cho mỗi con người trong cuộc đời mà nhà thơ Tố Hữu muốn gửi đến bạn đọc.Con người sống cần phải biết yêu thương và sẵn sàng dâng hiến; mỗi cá nhân cần phải có mối liên hệ gắn kết khăng khít với cộng đồng
# Chúc bạn học tốt #
ý nhà thơ muốn nói ở đây là khuyên con người chúng ta phải biết đoàn kết
Tham Khảo
Đọc bài thơ, ta thấy không quá khó để thuộc nằm lòng bởi được viết bằng thể thơ lục bát, gieo vần điệu dễ nhớ, cộng với ngôn từ giản dị vốn là cái chất rất đặc trưng của Tố Hữu. Không chỉ thế, cách tác giả so sánh đối lập và ví von cũng tạo nên cái riêng của những vần thơ và làm cho chúng trở nên đắt giá: “núi” và “đất”, “cao” và “thấp”, “già” và “non”, “biển” và “sông”… Sự so sánh đó khiến những điều nhỏ nhoi trở nên vĩ đại và đồng thời, khiến những thứ tưởng như vĩ đại sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu thiếu những điều nhỏ nhoi.
Một lần nữa, ta lại thấy sự khẳng định triết lý một người vì mọi người, mọi người vì một người mà tác giả đưa ra ở khổ đầu tiên được thể hiện trong hai khổ liền sau đó. Từ cách dùng câu khẳng định, phủ định ở bốn câu trong khổ thứ hai lẫn những câu hỏi tu từ trong khổ thứ ba đều làm toát lên ý tứ mà tác giả đã viết trong khổ đầu tiên: mỗi thực thể sống đều phải gắn với đồng loại, với môi trường mà nó đang sống, đang tồn tại mà nếu tách ra, thì sẽ không có sự tồn tại đó.
Không dài và ấn tượng như Việt Bắc, nhưng Tiếng ru đơn giản hơn là một lời nhắn ngắn gọn nhưng da diết để nhắc nhở em thơ hãy biết yêu thương anh em, bầu bạn và rộng hơn là Trái đất nơi mình đang sống. Tâm hồn thơ trẻ, suy cho cùng, rất thích hợp để tiếp thu những điều không phức tạp và đầy ý nghĩa nhân văn như vậy.
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người – đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đắt thấp núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?
Tre già yêu lấy măng non
Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày
Mai sau con lớn hơn thày
Các con ôm cả hai tay đất tròn.
Đọc bài thơ, ta thấy không quá khó để thuộc nằm lòng bởi được viết bằng thể thơ lục bát, gieo vần điệu dễ nhớ, cộng với ngôn từ giản dị vốn là cái chất rất đặc trưng của Tố Hữu. Không chỉ thế, cách tác giả so sánh đối lập và ví von cũng tạo nên cái riêng của những vần thơ và làm cho chúng trở nên đắt giá: “núi” và “đất”, “cao” và “thấp”, “già” và “non”, “biển” và “sông”… Sự so sánh đó khiến những điều nhỏ nhoi trở nên vĩ đại và đồng thời, khiến những thứ tưởng như vĩ đại sẽ chẳng còn ý nghĩa nếu thiếu những điều nhỏ nhoi.
Một lần nữa, ta lại thấy sự khẳng định triết lý một người vì mọi người, mọi người vì một người mà tác giả đưa ra ở khổ đầu tiên được thể hiện trong hai khổ liền sau đó. Từ cách dùng câu khẳng định, phủ định ở bốn câu trong khổ thứ hai lẫn những câu hỏi tu từ trong khổ thứ ba đều làm toát lên ý tứ mà tác giả đã viết trong khổ đầu tiên: mỗi thực thể sống đều phải gắn với đồng loại, với môi trường mà nó đang sống, đang tồn tại mà nếu tách ra, thì sẽ không có sự tồn tại đó.
Không dài và ấn tượng như Việt Bắc, nhưng Tiếng ru đơn giản hơn là một lời nhắn ngắn gọn nhưng da diết để nhắc nhở em thơ hãy biết yêu thương anh em, bầu bạn và rộng hơn là Trái đất nơi mình đang sống. Tâm hồn thơ trẻ, suy cho cùng, rất thích hợp để tiếp thu những điều không phức tạp và đầy ý nghĩa nhân văn như vậy.
Bài 1:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người-đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
-> Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.
Bài 2:
Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.
Bài 1: Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng
Một người-đâu phải nhân gian
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Những câu thơ trên như 1 lời khuyên bảo rằng hãy cởi mở với mọi người, hòa đồng với xã hội, biết chia sẻ, yêu thương những người xung quanh bạn, đừng sống cô lập với cộng đồng.
Bài 2:Những câu thơ kết thúc bài “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy nhằm khẳng định một màu xanh vĩnh cửu của tre Việt Nam, sức sống bất diệt của con người Việt Nam, truyền thống cao đẹp của con người Việt Nam. Nhà thơ đã khéo léo thay đổi cách ngắt nhịp, ngắt dòng và điệp ngữ ‘’ mai sau” góp phần gợi cảm xúc về thời gian và không gian như mở ra vô tận tạo bao ý thơ âm vang, bay bổng và đem đến cho người đọc những liên tưởng thật phong phú. Từ “xanh” được nhắc lại 3 lần trong dòng thơ với sự kết hợp khác nhau ( xanh tre/ xanh màu / tre xanh) tạo những nét nghĩa đa dạng, phong phú và khẳng định sự trường tồn của màu sắc, của sức sống dân tộc.