Dạng 2: NHẬN BIẾT CÁC CHẤT- TINH CHẾ.Bài 1: Nhận biết các chất theo các yêu cầu sau đây: 1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau:a) HCl, Ca(OH)2, BaCl2, NaNO3; b) H2SO4, NaOH, CaCl2, NaNO3c) CuSO4, AgNO3, NaCl. d) KOH, K2SO4, K2CO3, KNO32. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau:a) H2SO4, AgNO3, HCl, BaCl2. b) NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4.3. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng, nhận biết...
Đọc tiếp
Dạng 2: NHẬN BIẾT CÁC CHẤT- TINH CHẾ.
Bài 1: Nhận biết các chất theo các yêu cầu sau đây:
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất rắn sau:
a) HCl, Ca(OH)2, BaCl2, NaNO3; b) H2SO4, NaOH, CaCl2, NaNO3
c) CuSO4, AgNO3, NaCl. d) KOH, K2SO4, K2CO3, KNO3
2. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy nhận biết các dung dịch sau:
a) H2SO4, AgNO3, HCl, BaCl2. b) NaCl, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4.
3. Chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng, nhận biết các chất sau:
a) Các chất rắn: Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3.
b) Các dung dịch: BaCl2, BaCO3, NaCl, Na2CO3.
4. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết các kim loại sau:
a) Al, Zn, Cu. b)Fe, Al, Ag
Bài 1:
a, _ Trích mẫu thử.
_ Nhỏ lần lượt từng mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Nếu quỳ tím chuyển xanh, đó là KOH.
+ Nếu quỳ tím chuyển đỏ, đó là HCl.
+ Nếu quỳ tím không chuyển màu, đó là NaNO3, NaCl và Na2SO4. (1)
_ Nhỏ một lượng từng mẫu thử nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd BaCl2.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Na2SO4.
PT: \(BaCl_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaCl+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaNO3 và NaCl. (2)
_ Nhỏ một lượng từng mẫu thử nhóm (2) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là NaCl.
PT: \(NaCl+AgNO_3\rightarrow NaNO_3+AgCl_{\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaNO3.
_ Dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng.
b, _ Trích mẫu thử.
_ Hòa tan các mẫu thử vào nước.
+ Nếu tan, đó là NaOH và Ba(OH)2. (1)
+ Nếu không tan đó là Mg(OH)2 và Al(OH)3. (2)
_ Nhỏ một lượng dd nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd Na2SO4.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Ba(OH)2.
PT: \(Ba\left(OH\right)_2+Na_2SO_4\rightarrow2NaOH+BaSO_{4\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaOH.
_ Hòa tan mẫu thử nhóm (2) vào lượng dư dd NaOH vừa nhận biết được.
+ Nếu tan, đó là Al(OH)3.
PT: \(Al\left(OH\right)_3+NaOH\rightarrow NaAlO_2+2H_2O\)
+ Nếu không có hiện tượng gì, đó là Mg(OH)2.
_ Dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng.
c, _ Trích mẫu thử.
_ Hòa tan các mẫu thử vào nước.
+ Nếu tan, đó là CaCl2 và NaNO3. (1)
+ Nếu không tan, đó là CaCO3 và AgCl. (2)
_ Nhỏ một lượng dd nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là CaCl2.
PT: \(CaCl_2+2AgNO_3\rightarrow Ca\left(NO_3\right)_2+AgCl_{\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NaNO3.
_ Nhỏ một lượng dd HCl vào ống nghiệm chứa các mẫu thử nhóm (2).
+ Nếu mẫu thử tan và có hiện tượng sủi bọt khí, đó là CaCO3.
PT: \(CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+H_2O+CO_2\uparrow\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là AgCl.
_ Dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng.
d, _ Trích mẫu thử.
_ Nhỏ một lượng các mẫu thử vào giấy quỳ tím.
+ Nếu quỳ tím chuyển xanh, đó là OH- và S2-. (1)
+ Nếu quỳ tím không chuyển màu, đó là Cl- , SO42- và NO3- (2)
_ Nhỏ một lượng mẫu thử nhóm (1) vào ống nghiệm chứa dd HCl.
+ Nếu có khí mùi trứng thối thoát ra, đó là S2-.
PT: \(2H^++S^{2-}\rightarrow H_2S\uparrow\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là OH-.
PT: \(H^++OH^-\rightarrow H_2O\)
_ Nhỏ một lượng mẫu thử nhóm (2) vào ống nghiệm chứa dd BaCl2.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là SO42-.
PT: \(Ba^{2+}+SO_4^{2-}\rightarrow BaSO_{4\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là Cl- và NO3-. (3)
_ Nhỏ một lượng mẫu thử nhóm (3) vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.
+ Nếu xuất hiện kết tủa trắng, đó là Cl-.
PT: \(Ag^++Cl^-\rightarrow AgCl_{\downarrow}\)
+ Nếu không có hiện tượng xảy ra, đó là NO3-
_ Dán nhãn vào từng mẫu thử tương ứng.
Bài 2: Làm tương tự như phần c bài 1.
Bạn tham khảo nhé!