K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 11 2020

Khi một con người sinh ra, người đó chỉ là một đứa bé bình thường, khi họ trưởng thành có thể họ sẽ nổi tiếng, cũng có thể họ chỉ là chiếc bóng lặng lẽ và khi mất đi liệu họ có còn chút gì để người khác nhớ đến?

Thời gian cứ thế trôi đi, đời người thì càng rút ngắn lại. Đứng trước quỹ thời gian vô tận đó con người thật nhỏ bé, con người chỉ tồn tại cùng thời gian được bằng cách tự khẳng định giá trị đích thực của mình. "Hãy sống thật với chính mình đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích."

Bạn đang theo đuổi mục đích gì cho mình? Trở thành một người nổi tiếng chăng? Nhưng bạn có thực sự hiểu được nổi tiếng là gì không? Người nổi tiếng là những người được người khác khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở mỗi lĩnh vực nào đó. Còn người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tót đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình. Chung quy lại, ý kiến trèn nhằm khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.

Con người luôn có những mơ ước, hi vọng và ai cũng mong mình trở thành người nổi tiếng. Đó là một khát vọng chính đáng nhưng không phải ai cũng có đủ năng lực, tố chất và điều kiện để đạt được. Trở thành người nối tiếng không phải là chuyện nói ngày một ngày hai là có thể làm được. Trước hết, bản thân người ấy phải có một tố chất, năng lực đặc biệt nổi trội hơn người khác thì mới có cơ hội được công chúng biết đến nhờ tài năng của họ, hoặc nhờ những tố chất ấy mà người đó mới làm nên những điều lớn lao được mọi người biết đến. Mỗi thiên tài được phát hiện chả phải do họ có một tài năng thiên bẩm về một lĩnh vực nào đó sao? Do đó điều kiện thứ nhất hoàn toàn thuộc về chủ quan. Thiên tài thì vô cùng hiếm hoi, liệu bạn có là một trong số những thiên tài đó không? Nhưng con đường đi đến sự nổi tiếng như một vườn hoa hồng ngát hương và đầy gai nhọn. Nếu có tài nhưng không có điều kiện để rèn luyện phát huy thì cũng chẳng làm gì.

Điều kiện ở đây bao gồm nhiều yếu tố khách quan cấu thành: về khả năng tài chính, về môi trường rèn luyện. Chang hạn. một ca sĩ nối tiếng không chỉ nhờ hát hay mà còn phải tốn nhiều chi phí đầu tư khác đế công chúng biết đến. Một nghệ sĩ dương cầm dù có năng khiếu nhưng phải khố’ luyện mười mấy năm mới có được chút danh tiếng. Đến thiên tài mà chỉ có một phần trăm là năng khiếu còn chín mươi chín phần tràm còn lại là sự cố gắng mới có thể nổi tiếng; còn bạn, bạn có đủ nhẫn nại không?

Vần biết rằng trở thành người nổi tiếng là một điều khó tưởng nhưng nhiều người như “con thiêu thân” lao vào lửa tìm kiếm danh vọng, sự nồi tiếng bằng mọi cách dù phải trả giá đắt. Mơ ước lấn át cả lí trí, họ không còn đủ tỉnh táo để nhận thức về thực chất bản thân. Họ chìm đắm trong mơ tưởng, làm nô lệ cho chính ảo tường của bản thân. Vì thế, những người ấy trở nên mù quáng, bất chấp tất cả để nổi tiếng. Họ dễ sinh ra đố kị với những người nổi tiếng, dễ thất vọng về bản thân do sự tự tin thái quá mà có những hành động quá khích gây nguy hại cho bản thân và xã hội. Mơ tưởng là quyền của mỗi người nhưng mơ tưởng ấy không thực tế thì đủ hại cả cuộc đời họ. Bởi vậy, sự nối tiếng hào nhoáng, lộng lẫy bao nhiêu thì mặt trái của nó càng tăm tối, đáng sợ bấy nhiêu.

Tuy nhiên nếu không nổi tiếng, đối với nhiều người cũng chả hề gì bởi họ không mong được nổi tiếng. Họ chỉ muốn đem chút sức lực bé nhỏ công hiến cho xã hội để xã hội tốt đẹp hơn. Đó chỉ là những việc làm bình thường như: bảo vệ môi trường, tiếp sức mùa thi, tham gia công tác tình nguyện giúp đỡ trẻ em nghèo... nhưng ý nghĩa việc làm ấy mới thật giá trị. Cuộc sống thường nhật cứ trôi qua cùng họ, họ không hổ thẹn với cuộc sống ấy, bởi họ đã làm được nhiều việc có ích cho đời. Những đóng góp thầm lặng ấy tuy không đủ được nổi tiếng nhưng hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của họ đối với cộng đồng. Đấy mới là điều thật sự đáng quý ở họ. Và biết đâu thần may mắn sẽ mỉm cười với họ, sẽ có dịp nào đó họ được nổi tiếng. Vì thế, trở thành người có ích vẫn có thể có cơ hội nổi tiếng. Nhưng cũng xin nhớ cho rằng, có ích chỉ là điều kiện để nổi tiếng, vì vậy nếu bạn muốn thành người nổi tiếng thì trước hết hãy là người có ích. “Đừng sống theo ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể” điều đó làm bạn có ích cho cuộc sống.

Tuy nhiên, xã hội còn có những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì họ đã có. Cuộc sống đó thật vô vị, buồn tẻ; nó làm con người ta thêm tụt hậu, không có tham vọng cầu tiến. Đối với họ “cái tôi cá nhân” là hàng đầu. Vì bằng lòng, an phận với cuộc sống nên họ thiếu đi ý chí và khát vọng sống tốt, sống đẹp. Mất ý chí khát vọng xem như con người đã lâm vào bước đường cùng, họ chỉ là cái bóng lu mờ của cuộc sống. Cứ sống lặng lẽ như vậy, cuộc sống đối với họ chỉ là duy trì sự tồn tại của bản thân trên cõi đời. Họ sẽ không còn được biết đến niềm vui của cuộc sông khi làm được những việc có ích, thế nên họ không tìm thấy ý nghĩa thực sự để tồn tại. Y nghĩa cuộc sống trong suy nghĩ của họ chỉ là một mảnh đất bạc màu. Hi vọng trở thành người nổi tiếng cứ mãi vơi dần và đến một lúc nào đó nó cũng sẽ rời bỏ họ. Chính họ đã tự vùi dập đi niềm tin cuộc sống.

Đã có nhiều người lỡ bước trên dòng đời vì họ chạy theo ham muốn ảo tưởng. Đã có người mỉm cười lúc mất đi vì họ đã sống thật xứng đáng với bản thân. Cũng đều được tạo hóa ban tặng cho cuộc sổng, vậy tại sao giữa họ lại có sự khác nhau như vậy? Vì mục đích sống mà họ theo đuổi trong cuộc đời khác nhau nên mới có sự khác biệt ấy. Bởi vậy, chúng ta - những thế hệ trẻ cần phải xác định rõ mục đích sông của bản thân cho tương lai. Hơn nữa cần nhận thức được điều quan trọng trong cuộc đời của chúng ta là phải khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội. Sẽ có ý nghĩa biết bao khi xã hội có những người công dân trẻ sống có ích, biết cổng hiến cho cộng đồng.

Một cái cây sẽ chẳng thể lớn lên khi nó mới chỉ được gieo mầm trên mảnh đất. Nó còn cần phải được tưới nước, bón phân, chăm sóc thì mới phát triển tươi tốt. Con người cũng vậy, phải không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống. Chỉ khi ấy họ mới có thể khẳng định được chỗ đứng trong xã hội, tự tạo cơ hội nổi tiếng cho chính họ. Khát vọng vươn lên trong cuộc sống làm nên những ngã rẽ cho cuộc đời chúng ta, nó hướng chúng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Một bài học định hướng cho cuộc sống thật ý nghĩa. Nổi tiếng rồi cũng sẽ lụi tàn nhưng những việc làm có ích sẽ mãi được biết đến. Giá trị đích thực của mỗi con người không nằm ở sự nổi tiếng mà ở những việc làm của bản thân họ cho xã hội. Cuộc đời của con người thì hữu hạn trong cái vô hạn của thời gian, hãy để lại chút gì trên quãng đời ấy để “Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười (...) khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười”. (Bailey).

12 tháng 6 2021

    "Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích ". Đó là một quan điểm sống vô cùng tốt đẹp trong xã hội ngày nay. vậy em hiểu quan điểm đó là gì mà lại có tầm quan trọng đến vậy ? phấn đấu là sự nỗ lực ,cố gắng của con người để đạt được mục đích , thành công là những thành quả mà con người đạt được khi hoàn thành nhiệm vụ và có một sự nghiệp nhất định gặt hái được nhiều quả ngọt trái chín . Câu văn đã khuyên nhủ tất cả chúng ta là đừng nên phấn đấu để thành công là bởi thành công chưa phải là đích đến cuối cùng của mỗi người . Nó chỉ là thươc đo giá trị cuộc sống của mỗi chúng ta . Chúng ta phải biết phấn đầu bản thân có ích cho xã hội , có như vậy chúng ta sẽ thành công chính bản thân mình không nhất thiết là phải đạt được những thứ vật chất phù phiếm . Sống có ích cho xã hội sẽ được mọi người yêu mến , cảm phục ,không bị đè nặng trách nhiệm . Một xã hội phát triển không phải là xã hội giàu có mà là những con người văn minh , tốt đẹp cấu thành nên xã hội ấy . Chúng ta có thể thấy qua những người bị khiếm khuyết , họ không may mắn có được hình hài đầy đủ như bao người nhưng họ lại luôn muốn đóng góp cho xã hội , biết hướng về người khác , đó đã là thành công chính bản thân họ . Bên cạnh những người biết sống có ích còn không ít người sống vô cảm , thờ ơ , chỉ nghĩ đến đồng tiền làm lu mờ lí trí . Chúng ta cần giúp họ nhận thức lại một cách đúng đắn để xã hội trở nên văn minh hơn . Nói tóm lại, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp nếu như mỗi người biết sống có ích 

16 tháng 6 2021

"Đừng phấn đấu để thành công mà hãy phấn đấu để mình có ích ". Đó là một quan điểm sống vô cùng tốt đẹp trong xã hội ngày nay. vậy em hiểu quan điểm đó là gì mà lại có tầm quan trọng đến vậy ? phấn đấu là sự nỗ lực ,cố gắng của con người để đạt được mục đích , thành công là những thành quả mà con người đạt được khi hoàn thành nhiệm vụ và có một sự nghiệp nhất định gặt hái được nhiều quả ngọt trái chín . Câu văn đã khuyên nhủ tất cả chúng ta là đừng nên phấn đấu để thành công là bởi thành công chưa phải là đích đến cuối cùng của mỗi người . Nó chỉ là thươc đo giá trị cuộc sống của mỗi chúng ta . Chúng ta phải biết phấn đầu bản thân có ích cho xã hội , có như vậy chúng ta sẽ thành công chính bản thân mình không nhất thiết là phải đạt được những thứ vật chất phù phiếm . Sống có ích cho xã hội sẽ được mọi người yêu mến , cảm phục ,không bị đè nặng trách nhiệm . Một xã hội phát triển không phải là xã hội giàu có mà là những con người văn minh , tốt đẹp cấu thành nên xã hội ấy . Chúng ta có thể thấy qua những người bị khiếm khuyết , họ không may mắn có được hình hài đầy đủ như bao người nhưng họ lại luôn muốn đóng góp cho xã hội , biết hướng về người khác , đó đã là thành công chính bản thân họ . Bên cạnh những người biết sống có ích còn không ít người sống vô cảm , thờ ơ , chỉ nghĩ đến đồng tiền làm lu mờ lí trí . Chúng ta cần giúp họ nhận thức lại một cách đúng đắn để xã hội trở nên văn minh hơn . Nói tóm lại, xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp nếu như mỗi người biết sống có ích 

27 tháng 4 2020

lên google

16 tháng 6 2021

Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.

Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.

Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.

Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.

5 tháng 2 2022

  Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. "Giữa thiện - ác, tốt - xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.

        Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.

       Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.

        Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.

  Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

 

3 tháng 1 2022

   Những câu văn trên khiến người đọc phải suy nghĩ trằn trọc . "Cố tìm hiểu họ" là hành động của con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động thậm chí là thông cảm trước sai lầm của người khác. "Gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,..." là cách đánh giá con người theo cách bề nổi bên ngoài, đánh giá một cách phiến diện. Những câu văn trên là những bài học về cách nhìn đời, nhìn người khác phải bằng đôi mắt thấu hiểu, đồng cảm để phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong của họ, bị cuộc sống toan tính, đời thừa che lấp mất. 

3 tháng 1 2022

Như chúng ta đã biết, "cố tìm mà hiểu" là hành động thể hiện việc con người biết thấu hiểu, đồng cảm trước những hành động, thậm chí là cảm thông trước những sai lầm của người khác để phát hiện ra những điều tốt đẹp, những vẻ đẹp vốn bị cuộc sống bon chen, toan tính thường ngày che lấp; còn "chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi..." là kết quả của hành vi đánh giá con người một theo bề nổi một cách phiến diện. Như vậy, câu nói của nhà văn Nam Cao đã thể hiện một bài học mang tính triết lý và có ý nghĩa giáo dục về cách nhìn đời, nhìn người và đánh giá người khác bằng đôi mắt của tình thương, lòng nhân ái và thái độ thấu hiểu, sẻ chia, đồng cảm, quan tâm để phát hiện ra những vẻ đẹp ẩn chứa trong tâm hồn con người.Trong thực tế đời sống, sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu là một trong những đức tính quý báu và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Khi "cố tìm mà hiểu" - hiểu thấu người khác, chúng ta sẽ tìm thấy những vẻ đẹp trong tâm hồn người khác; đồng thời tránh được cái nhìn phiến diện một chiều và tìm ra vẻ đẹp tiềm ẩn đằng sau những điều tưởng chừng vô cùng xấu xa như "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện". Đây cũng chính là cơ sở để xây dựng tình yêu thương và xác lập, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Ngược lại, khi không biết thấu hiểu, đồng cảm và nhìn nhận con người qua một mặt của vấn đề, những gì mà chúng ta nhìn thấy qua đôi mắt chỉ là những điều tầm thường và xấu xa, dẫn đến việc sống trong sự lạnh lùng, tàn nhẫn.Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần nâng cao nhận thức về ý nghĩa của thái độ sống đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia trong tình yêu thương và sự nhân ái. Đồng thời, khi nhìn nhận, dùng quan điểm đa chiều, biết phân biệt phải - trái, đúng - sai trong cách đánh giá người khác để nhìn thấy những điểm tích cực cùng những điều tốt đẹp trong phẩm chất của mỗi một con người. Từ đó, biết lên án, phê phán cách nhìn đời, nhìn người một cách phiến diện cùng những hành động tàn nhẫn, lạnh lùng trong cách hành xử giữa người với người.

20 tháng 5 2022

refer

https://thptsoctrang.edu.vn/42-bai-van-nghi-luan-xa-hoi-on-thi-thpt-quoc-gia-2022-hay-nhat/

16 tháng 5 2023

Tự làm đi tui sẽ méc gvcn