K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2019

Đáp án B

10 tháng 12 2019

Đáp án B

31 tháng 3

B nghen bạn

D
datcoder
CTVVIP
29 tháng 12 2023

- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.

3 tháng 3 2023

– Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ. (con là mây và mẹ sẽ là trăng/ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ…). Mặc dù có rất nhiều cám dỗ, niềm vui ở ngoài kia nhưng cậu bé vẫn từ chối tất cả để chọn mẹ mình.

– Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.

 Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những...
Đọc tiếp

 Ở Việt Nam, mỗi ngày có gần 30 người bị tai nạn giao thông cướp đi mạng sống cùng với hàng trăm người bị thương tật suốt đời. Điều đó đồng nghĩa với mỗi ngày có hàng trăm gia đình Việt Nam gánh chịu sự mất mát khủng khiếp. Đây là điều không thể chấp nhận được với một đất nước đang sống trong hòa bình. Thiệt hại to lớn về nhân mạng là không gì bù đắp được. Những đau thương, mất mát mà gia đình nạn nhân phải gánh chịu là rất lớn. Những di chứng mà mỗi tai nạn giao thông để lại luôn kéo dài và không thể lường hết được, khiến xã hội cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Thêm vào đó, gia đình nạn nhân và ngân sách quốc gia phải chịu thêm gánh nặng hàng ngàn tỷ đồng để khắc phục hậu quả của tai nạn giao thông hàng năm. Điều đó đe dọa nghiêm trọng đến những thành quả của tăng trường kinh tế, đồng thời làm tổn thương đến hình ảnh một đất nước an toàn trong mắt bạn bè, đối tác. Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Đã đến lúc cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong mỗi tai nạn giao thông, có cả lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng và Nhà nước. Bằng nhiều hành động mạnh mẽ, thông qua các chính sách quốc gia và những cam kết xã hội, chúng ta đang làm mọi cách để giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông - kèm theo đó là giảm thiểu số người chết và bị thương. Nhưng chúng ta vẫn có thể và cần phải làm nhiều hơn nữa. Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể cho đến từng cá nhân, đều phải chung tay hành động và hành động một cách quyết liệt. Hoạt động tưởng niệm các nạn nhân mà chúng ta cùng thế giới tổ chức là một sự kiện đặc biệt, là dịp để mọi người bày tỏ niềm thương xót với những người xấu số khi tham gia giao thông; bày tỏ sự chia sẻ mất mát, chia sẻ gánh nặng với người thân của họ. Lễ tưởng niệm cũng là một cơ hội nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè, các thành viên trong cộng đồng ... về tầm quan trọng của việc phải chủ động góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho mình và cho cộng đồng. Mỗi người hãy nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, tự giác nhường nhịn, giúp đỡ nhau khi tham gia giao thông. Mỗi gia đình, nhà trường cần phải giáo dục con em của chúng ta từ khi còn bé về ý thức trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông. Hãy vi niềm thương xót những người đã mất mà hành động cho sự an toàn của những người đang sống! Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia kêu gọi mỗi người dân Việt Nam, vì sự phát triển của đất nước, vì sự an toàn của bản thân, vì tương lai của con cháu mình, hãy làm tất cả những gì có thể để giao thông ở đất nước chúng ta ngày càng phát triển theo hướng văn minh, an toàn hơn.

MONG CÁC BN NHẬN XÉT

6
20 tháng 5 2018

Cũng hay nhưng bn cần biểu lộ nhiều cảm xúc để bài văn xúc động hơn bn ak

Viết về an toàn giao thông à,giỏi nhỉ viết cái này thì mình bó tay ko bít viết

28 tháng 2 2017

Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Khuôn mặt bà phúc hậu với những nếp da nhăn nheo đồi mồi. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà trắng như cước được búi lên gọn gàng ở đằng sau. Bà hiền dịu, nhân từ, luôn yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng lời ru ầu ơ ngọt ngào, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Bà như bà tiên trong những câu chuyện ấy vậy. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.

31 tháng 10 2021

????????

tui ko biết nha

19 tháng 5 2017

 nếu tự tử thì làm sao có thể đóng cửa

nên có người sát hại mới đóng 

vì nếu người đàn ông đó nhảy lầu tự tử thì không có ai để đóng cửa sổ.

Mọi ng cho em ý kiến vs ạHiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnhMỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh...
Đọc tiếp

Mọi ng cho em ý kiến vs ạ

Hiện tg: đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh

Mỗi đứa trẻ sinh ra và trong quá trình lớn lên đều bị ảnh hưởng từ phía gia đình và xã hội. Trong đó gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách. Hành động của cha và mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ, cách sống và hành động trong tương lai của trẻ. Và câu chuyện sau đây chính là minh chứng của điều đó. Vậy bạn và tôi hãy cùng nhau phân tích để hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Câu chuyện kể về hai anh em song sinh có cùng một hoàn cảnh: có một người cha nghiện ngập nặng. Họ luôn phải chứng kiến những khung cảnh bạo lực của cha mẹ. Sau này người anh trưởng thành giống hoàn toàn người cha, còn người em thì trở thành người đi đầu trong phong trào phòng chống tệ nạn xã hội. Với câu hỏi được đặt ra là:" điều gì khiến anh trở nên như thế ? " Bất ngờ cả hai cùng một câu trả lời:" có một người cha như vậy đương nhiên tôi phải trở thành người như thế rồi. " Ta có thể thấy chỉ với một mẫu truyện nhỏ thôi nhưng đã lột trần ra bao hiện tượng như: bạo lực và tệ nạn xã hôi, sự ảnh hưởng của cha mẹ đến con cái hay là hiện tượng đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh là nổi bật hơn cả. Hiện tượng trên muốn cho người đọc biết rằng hãy biết vươn lên, chống lại hoàn cảnh mà đừng để hoàn cảnh vùi dập để rồi chỉ biết đổ lỗi ngược lại. 

Vậy thì tại sao hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh lại xảy ra phổ biến như vậy? Liệu đây là một hiện tượng mới xảy ra hay là đã xảy ra từ trước đó? Và điều gì làm xuất hiện hiện tượng này? Trước đó ta hãy hiểu rõ về gia đình- một nhân tố quan trọng trong việc hình thành nên tính cách này. Con người sinh ra và trưởng thành trong một nơi gọi là "gia đình". Đó chính là nơi mà bạn được yêu thương, hạnh phúc, được chở che... Cho dù sau này bạn đã bước chân ra ngoài xã hội gặp phải nhiều khó khăn không thể tự mình vượt qua thì vẫn có gia đình là hậu phương vững chắc, luôn âm thành tạo điều kiện, bảo vệ và cùng bạn vượt qua. Thế nhưng lại có nhiều gia đình hoàn toàn ngược lại, đó không còn là một nơi ấm áp nữa mà đã trở thành nơi gieo rắt những hạt giống suy tàn, đồi bại tuy nhiên vẫn có những hạt giống vươn lên tìm được ánh sáng cho chính mình. Chính vì thế mà ta có thể nói gia đình rất quan trọng. 

Đổ lỗi cho hoàn cảnh là một hiện tượng khá phổ biến và xuất hiện từ xưa đến nay chưa bao giờ chấm dứt. Như trong trường học, học sình thường đổ lỗi cho việc chưa học bài hay làm bài tập bằng lí do bài quá khó, quá dài, giáo Viên giảng không hiểu. Khi ta đạt kết quả thi không như mong muốn thì lại có thêm hàng trăm lí do để đổ lỗi. Hay trong công việc khi mà bạn không hoàn thành các công việc được giao bạn lại viện cớ vì số lượng công việc, vì không đủ thời gian hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra. Trong cuộc sống bạn cũng có thể lấy đổ lỗi cho hoàn cảnh để che dấu cho sự thật rằng bạn yếu đuối, gục ngã, không đủ sức mạnh lí trí để vượt qua như hoàn cảnh người anh trong câu chuyện. Thế đấy, con người hầu như dùng hoàn cảnh để làm lí do che dấu, vậy ai cũng như thế ư? Ai cũng trốn tránh không dám đối mặt, vươn lên ư? Song song với những người tiêu cực thì vẫn có những con người biết vươn lên, biết đấu tranh với nghịch cảnh, họ còn lấy hoàn cảnh để làm động lực cho bước tiến đầu tiên - bước đầu đến con đường trải hoa hồng. Nơi mà họ nhận được thành quả sau khi trải qua bao gian khổ, vượt qua bao chông gai, đối mặt với hàng thử thách. Vì vậy những người tiến lên phía trước là những người muốn tìm hoàn cảnh mà họ khao khát, nếu không thấy hãy tự tạo ra nó, đừng từ bỏ. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đổ lỗi cho hoàn cảnh, từ nguyên nhân nhỏ đến lớn. Như đã nhắc đến ở trên "gia đình" là một phần nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhân cách con người. Gia đình tốt, có gia giáo, có đạo đức chuẩn mực có thể hình thành cho bạn một nhân cách tốt tuy nhiên điều đó chưa hẳn là đúng bởi vẫn có nhiều trường hợp trái ngược lại, nên nó còn phụ thuộc vào ý thức cá nhân của mỗi người. Tiếp đó là nhà trường- nơi mà bạn được dạy về đạo đức, lối sống... Và do chính bản thân bạn, khi mà sau những lần sai bạn lại viện cớ lí do, nếu bạn cứ lặp lại điều này thì nó sẽ dần trở thành một vũ khí hủy hoại chính bạn. Đừng để bản thân sa vào vùng lẫy do chính mình tạo ra. 

Nếu con người cứ tiếp tục tiếp diễn hiện tượng này thì một ngày không xa sẽ trở thành những người vô trách nhiệm chỉ biết trối bỏ mọi thứ, buông xuôi cho bản thân sống không có tương lai và sẽ tạo thành một thói quen nguy hiểm, nhân cách xấu xa. Nếu ai cũng như thế này thì xã hội sẽ trở nên thoái hoá, không phát triển, yếu kém

Để thay đổi tình trạng này thì đầu tiên mỗi người trong gia đình hãy là tấm gương sáng cho con noi theo, biết giáo dục con đúng cách, theo chiều hướng tốt, biết dạy trẻ nhận sai khi phạm sai lầm, biết tự đứng dậy sau mỗi lần gục ngã. Đồng thời cần có những buổi tuyên truyền, giáo dục hướng trẻ đến một lí tưởng. 

 

 

 

 

 

2
11 tháng 8 2021

còn cái nịt

20 tháng 10 2022

Hảo hán

1/ Thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? Kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Truyền thống gia đình dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta? Chúng ta phải làm gì để giữ gìn phát huy các truyền thống đó?2/ Hãy nêu 5 biểu hiện của yêu thương con người và 5 biểu hiện chưa yêu thương con người? Tình yêu thương con người có giá trị như thế nào trong đời sống?3/...
Đọc tiếp

1/ Thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ? Kể tên các truyền thống gia đình, dòng họ mà em biết? Truyền thống gia đình dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta? Chúng ta phải làm gì để giữ gìn phát huy các truyền thống đó?

2/ Hãy nêu 5 biểu hiện của yêu thương con người và 5 biểu hiện chưa yêu thương con người? Tình yêu thương con người có giá trị như thế nào trong đời sống?

3/ Tính siêng năng, kiên trì được biểu hiện như thế nào trong học tập, lao động và trong đời sống? Siêng năng kiên trì có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?

Câu 2. Tình huống: ( làm bài)

1/TH1:Trong đợt hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân đoàn kết ra sức phòng, chống dịch bệnh covid-19” của mặt trận Tổ quốc. ở thôn Mai, mọi người ủng hộ rất nhiều tiền mặt và nhu yếu phẩm. Riêng nhà Mai có hoàn cảnh khó khăn nên chỉ đóng góp được ít rau xanh( do mẹ Mai trồng được). Một số bạn thấy thế liền chỉ trích và cho rằng gia đình Mai không biết yêu thương và giúp đỡ người khác.

a, Em có nhận xét gì về việc làm của Mai.

b, theo em, ý kiến của các bạn Mai có đúng không? Vì sao?

2/TH2:Trong khu tập thể, bác Thu là một người khoẻ mạnh và tốt bụng. Nhưng trong một lần bị tai nạn giao thông, bác bị thương ở chân và từ đó bác phải đi tập tễnh. Một số trẻ con trong khu tập thể thường chế giễu, nhại dáng đi của bác và gọi bác là "bà chấm phẩy".

Câu hỏi :

1/ Em suy nghĩ gì về hành vi của một số bạn nhỏ trong khu tập thể của bác Thu?

2/ Em sẽ góp ý cho các bạn ấy như thế nào ?

3/TH3: An có thói quen ngồi vào bàn học bài lúc 7 giờ tối, mỗi môn học An đều học bài và làm bài đầy đủ. Nhưng để có được việc làm bài đầy đủ ấy thì khi gặp bài khó, bạn thường ngại suy nghĩ và giở sách giải bài tập ra chép cho nhanh. Một lần sang nhà bạn học nhóm, các bạn rất ngỡ ngàng khi thấy An làm bài nhanh và rất chính xác, các bạn xúm lại hỏi An cách giải thì bạn trả lời: “À, khó quá, nghĩ mãi không được nên tớ chép ở sách giải bài tập cho nhanh. Các cậu cũng lấy mà chép, khỏi mất công suy nghĩ”.

Câu hỏi :Nếu em là bạn thân của An, em sẽ khuyên bạn như thế nào ?

4/TH4:Tình huống: Giờ ra chơi, trong khi Tân đang mải đứng đá cầu ngoài sân trường thì có hai em học sinh lớp 6 chơi đuổi nhau, không may xô mạnh vào người Tân, khiến Tân bị ngã khá đau và quả cầu thì rơi xuống cống thoát nước.

Theo em, bạn Tân nên ứng xử như thế nào trong tình huống này để thể hiện tình yêu thương con người?

1
22 tháng 10 2021

Dài vậy sao trả lời hết hả bạn, cho từng câu thôi chứ